Cách giải bài tập Phép trừ của hai số nguyên lớp 6 (hay, chi tiết)

Bài viết Cách giải bài tập Phép trừ của hai số nguyên lớp 6 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Phép trừ của hai số nguyên.

Cách giải bài tập Phép trừ của hai số nguyên cực hay, chi tiết Phương pháp:

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b:

Kết quả tìm được gọi là hiệu của a và b

a – b = a + (-b)

Cách giải bài tập Phép trừ của hai số nguyên cực hay, chi tiết Nhận xét: Hiệu của hai số nguyên là a và b là một số x mà khi cộng nó với b ta được a. Như vậy, trong Z phép trừ luôn được thực hiện.

Ví dụ 1: Thực hiện phép tính:

a) 3 – 8

b) (-3) – (-8)

c) 10 – (-12)

d) 0 – 77

Lời giải:

a) 3 – 8 = 3 + (-8) = -5

b) (-3) – (-8) = (-3) + 8 = 5

c) 10 – (-12) = 10 + 12 = 22

d) 0 – 77 = 0 + (-77) = -77

Ví dụ 2: Tìm x:

a) 52 + x = 60

b) x + 6 = 0

c) x + 10 =12

d) |x+5| = 4

Lời giải:

a) 52 + x =60

x = 60 - 52

x = 8

Vậy x = 8

b) x + 6 =0

x = 0 – 6

x = -6

Vậy x = -6

c) x + 10 =12

x = 12 - 10

x = 2

Vậy x = 2

d) |x + 5| = 4

x + 5 = 4

x = 4 - 5

x = -1

hoặc x + 5 = -4

x = -4 - 5

x = -9

Vậy x = -1 hoặc x = -9

Ví dụ 3: Điền số thích hợp vào ô trống:

x -20 -19 31 0
y 17 -10 0 35
x - y

Lời giải:

x -20 -19 31 0
y 17 -10 0 35
x - y -37 -9 31 -35

Ví dụ 4: Tìm số đối của các số sau: -20; -5; 0; -(-7); 1200

Lời giải:

Số đối của -20 là: 20

Số đối của -5 là: 5

Số đối của 0 là: 0

Số đối của –(- 7) là: 7

Số đối của 1200 là: -1200

Câu 1: Kết quả của phép tính 23 - 17 là:

A. -40

B. -6

C. 40

D. 6

Lời giải:

Ta có: 23 - 17 = 23 + (-17) = 6

Chọn đáp án D.

Câu 2: Tính 125 - 200

A. -75

B. 75

C. -85

D. 85

Lời giải:

Ta có: 125 - 200 = 125 + (-200) = -75

Chọn đáp án A.

Câu 3: Chọn câu đúng:

A. 170 - 228 = 58

B. 228 - 892 < 0

C. 782 - 783 > 0

D. 675 - 908 > -3

Lời giải:

Ta có:

• 170 - 228 = 170 + (-228) = -(228 - 170) = -58 ≠ 58 nên A sai.

• 228 - 892 = 228 + (-892) = -(892 - 228) = -664 < 0 nên B đúng.

• 782 - 783 = 782 + (-783) = -(783 - 782) = -1 < 0 nên C sai.

• 675 - 908 = 675 + (-908) = -(908 - 675) = -233 < -3 nên D sai.

Chọn đáp án B.

Câu 4: Kết quả của phép tính 898 - 1008 là:

A. Số nguyên âm

B. Số nguyên dương

C. Số lớn hơn 3

D. Số 0

Lời giải:

Ta có: 898 - 1008 = 898 + (-1008) = -(1008 - 898) = -110

Số -110 là một số nguyên âm nên A đúng.

Chọn đáp án A.

Câu 5: Tìm x biết 9 + x = 2

A. 7

B. -7

C. 11

D. -11

Lời giải:

Ta có: 9 + x = 2

⇔ x = 2 - 9

⇔ x = -7

Chọn đáp án B.

Câu 6: Giá trị của x thỏa mãn -15 + x = -20

A. -5

B. 5

C. -35

D. 15

Lời giải:

Ta có: -15 + x = -20

x = (-20) - (-15)

x = (-20) + 15

x = -5

Chọn đáp án A.

Câu 7: Chọn phát biểu sai

A. Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b

B. Phép trừ trong tập hợp N và tập hợp Z bao giờ cũng thực hiện được

C. a – b = a + (-b)

D. Phép trừ trong tập hợp N không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn trong tập hợp Z luôn thực hiện được

Lời giải:

A. Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b. Đúng

B. Phép trừ trong tập hợp N và tập hợp Z bao giờ cũng thực hiện được. Sai, chẳng hạn 3-5 trong N không thực hiện được nhưng trong Z: 3 – 5 = -2

C. a – b = a + (-b). Đúng

D. Phép trừ trong tập hợp N không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn trong tập hợp Z luôn thực hiện được. Đúng

Chọn câu B

Câu 8: Giá trị của biểu thức -2 -6 bằng:

A. 4

B. 8

C. -4

D. -8

Lời giải:

Giá trị của biểu thức -2 -6 bằng:

-2 – 6 = -2 + (-6) = -8

Chọn câu D

Câu 9: Tìm số nguyên x, biết 12 + x =31

A. 43

B. -43

C. 19

D. -19

Lời giải:

12 + x = 31

x = 31 -12

x = 19

Vậy chọn câu C

Câu 10: Khoảng cách giữa hai điểm a và b trên trục số là bao nhiêu a =3; b= 9

A. 6

B. 12

C. 9

D. 3

Lời giải:

Chọn câu A

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học