Tích vô hướng của hai vectơ là gì lớp 10 (chi tiết nhất)

Bài viết Tích vô hướng của hai vectơ là gì lớp 10 với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tích vô hướng của hai vectơ là gì lớp 10.

1. Tích vô hướng của hai vectơ

1.1. Tích vô hướng của hai vectơ có cùng điểm đầu

Trong mặt phẳng, cho hai vectơ OA,OB khác 0 (hình vẽ).

Tích vô hướng của hai vectơ là gì lớp 10  (chi tiết nhất)

⦁ Góc giữa hai vectơ OA,OB là góc giữa hai tia OA, OB và được kí hiệu là OA,OB.

⦁ Tích vô hướng của hai vectơ OA và OB là một số thực; kí hiệu OA.OB, được xác định bởi công thức: OA.OB=OA.OB.cosOA,OB.

1.2. Tích vô hướng của hai vectơ tùy ý

Cho hai vectơ a,b khác 0.  Lấy một điểm O và vẽ vectơ OA=a,OB=b (hình vẽ).

Tích vô hướng của hai vectơ là gì lớp 10  (chi tiết nhất)

⦁ Góc giữa hai vectơ a,b,  kí hiệu a,b, là góc giữa hai vectơ OA,OB.

⦁ Tích vô hướng của hai vectơ a  và b, kí hiệu a.b,  là tích vô hướng của hai vectơ OA và OB.   Như vậy, tích vô hướng của hai vectơ a  và b  là một số thực được xác định bởi công thức: a.b=a.b.cosa,b.

Quy ước: Tích vô hướng của một vectơ bất kì với vectơ 0  là số 0.

Chú ý:

a,b=b,a.

⦁ Nếu a,b=90° thì ta nói hai vectơ a,b  vuông góc với nhau, kí hiệu ab  hoặc ba.  Khi đó a.b=a.b.cos90°=0.

⦁ Tích vô hướng của hai vectơ cùng hướng bằng tích hai độ dài của chúng.

⦁ Tích vô hướng của hai vectơ ngược hướng bằng số đối của tích hai độ dài của chúng.

Ta có thể chứng minh chú ý thứ ba như sau:

Nếu a,b  là hai vectơ (khác 0 ) cùng hướng thì a,b=0°.  Do đó, cosa,b=1.  Vì vậy, a.b=a.b.cosa,b=a.b.

Nếu một trong hai vectơ a,b  là vectơ 0 thì a.b=0  và a.b=0  nên a.b=a.b.  Chú ý thứ tư được chứng minh tương tự như trên.

Chú ý: Trong Vật lí, tích vô hướng của F  và d  biểu diễn công A sinh bởi lực F  khi thực hiện độ dịch chuyển d.  Ta có công thức: A=F.d.

2. Ví dụ minh họa về tích vô hướng của hai vectơ

Ví dụ 1. Cho tam giác ABC vuông cân tại A và AB = 4 cm.

a) Tính độ dài cạnh huyền BC.

b) Tính AB.AC;  BA.BC.

Hướng dẫn giải

a) BC=AB2=42 (cm).

b) AB.AC=AB.AC.cosAB,AC=4.4.cosBAC^=16.cos90°=16.0=0.  

BA.BC=BA.BC.cosBA,BC=4.42.cosABC^=162.cos45°=162.22=16.

Ví dụ 2. Cho hình vuông ABCD tâm O có độ dài cạnh bằng a. Tính:

a) AB.OC.

b) AB.BD.

c) AB.OD.

Hướng dẫn giải

Tích vô hướng của hai vectơ là gì lớp 10  (chi tiết nhất)

a) Ta có: AB,OC=AB,AO=BAO^=45°.

Vậy AB.OC=AB.OC.cosAB,OC=a.a2.cos45°=a22.22=a22.

b) Vẽ vectơ BE=AB. Ta có:

AB,BD=BE,BD=EBD^=135°.

Vậy AB.BD=AB.BD.cosAB,BD=a.a2.cos135°=a22.22=a2.

c) Vì AB=BE,OD=BO  nên AB,OD=BE,BO=EBO^=135°.

Vậy AB.OD=AB.OD.cosAB,OD=a.a2.cos135°=a22.22=a22.

Ví dụ 3. Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng 4 và có đường cao AH. Tính các tích vô hướng:

a) AB.AC.

b) AB.BC.

Hướng dẫn giải

a) AB.AC=AB.AC.cosAB,AC=4.4.cos60°=16.12=8.

b) AB.BC=AB.BC.cosAB,BC=4.4.cos120°=16.12=8.

3. Bài tập về tích vô hướng của hai vectơ

Bài 1. Cho tam giác ABC vuông tại A có B^=30°,  AB = 3 cm. Tính BA.BC;  CA.CB.

Bài 2. Cho tam giác ABC đều cạnh a, AH là đường cao. Tính:

a) CB.BA.

b) AH.BC.

Bài 3. Cho tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c. Hãy tính AB.AC  theo a, b, c.

Bài 4. Hai vectơ a và b  có độ dài lần lượt là 3 và 8 và có tích vô hướng là 122.  Tính góc giữa hai vectơ a  và b.  

Bài 5. Một người dùng một lực F  có độ lớn là 20 N kéo một vật dịch chuyển một đoạn 50 m cùng hướng với F  Tính công sinh bởi lực F

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 10 sách mới hay, chi tiết khác:

Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học