Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc (cách giải + bài tập)

Bài viết phương pháp giải bài tập Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc.

1. Phương pháp giải

Ta có thể sử dụng máy tính cầm tay để tính nhanh chóng giá trị lượng giác của một góc.

Trước hết sau khi mở máy, ấn liên tiếp các phím SHIFTMENU để màn hình hiện ra bảng lựa chọn

Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc (cách giải + bài tập)

Ấn phím 2 để vào chế độ cài đặt đơn vị góc.

Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc (cách giải + bài tập)

Ấn tiếp phím 1 để xác định đơn vị đo góc là “độ”.

Ấn các phím  1để vào chế độ tính toán.

Sau đó nhập các dữ liệu cần thiết để tính toán. Xem cụ thể ở phần ví dụ.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Sử dụng máy tính cầm tay, tính sin130°23'48".

Hướng dẫn giải:

Chuyển máy tính về chế độ tính “độ” như hướng dẫn ở trên.

Để tính sin130°23'48", ta ấn liên tiếp các phím sau đây:

Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc (cách giải + bài tập)

Và được kết quả sin130°23'48" ≈ 0,7615760123, với kết quả hiện thị màn hình như hình dưới đây.

Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc (cách giải + bài tập)

Để tính cos α, tan α ta cũng làm như trên, chỉ thay phím sin bằng phím costan. Trường hợp muốn tính cotα, ta tính 1tanα.

Ví dụ 2. Sử dụng máy tính cầm tay, tìm α (0° ≤ α ≤ 180°) biết cos α = −0,1234.

Hướng dẫn giải:

Để tìm α khi biết cos α = −0,1234, ta ấn liên tiếp các phím sau đây:

Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc (cách giải + bài tập)

Và được kết quả α ≈ 97°5'18", với kết quả hiển thị trên màn hình như hình dưới đây

Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc (cách giải + bài tập)

Để tính α biết sinα, tanα ta cũng làm như trên, chỉ thay phím cos bằng phím sintan. Khi biết cotα, ta suy ra tanα rồi tính góc.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Tính cos123°48'53" (làm tròn đến hàng phần trăm).

A. −0,55;

B. −0,56;

C. −0,57;

D.−0,54.

Bài 2.  Tìm α (0° ≤ α < 90°) biết sin α = 0,4893.

A. 39°17'40";

B. 32°17'40";

C. 29°40'17";

D. 29°17'40".

Bài 3. Giá trị của tan148°14'63" gần nhất với giá trị nào dưới đây?

A. −0,62;

B. 0,62;

C. −0,72;

D. 0,72.

Bài 4. Tìm α (0° ≤ α ≤ 180°) biết tan α = 1,587.

A. 57°30';

B. 67°47'3";

C. 57°47'3";

D. 67°30'.

Bài 5. Cho α = 23°56'. Giá trị của cot α gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 2,25;

B. 22,5;

C. 5,22;

D. 52,5.

Bài 6. Cho β = 98°. Tìm khẳng định SAI trong các khẳng định dưới đây?

A. sin β = 0,99;

B. cos β = −0,14;

C. tan β = −0,14;

D. cot β = −0,14.

Bài 7. Số đo của góc α trong hình vẽ dưới đây gần bằng:

Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc (cách giải + bài tập)

A. 46°52';

B. 60°;

C. 30°;

D. 36°52'.

Bài 8. Tìm tất cả giá trị của α (0° ≤ α ≤ 180°) thỏa mãn sin α = 411.

A. α ≈ 21,324°;

B. α ≈ 158,676°;

C. α ≈ 21,324° hoặc α ≈ 158,676°;

D. Một kết quả khác.

Bài 9. Cho α (0° ≤ α ≤ 180°) thỏa mãn cot α = 7,486. Giá trị của α gần nhất với:

A. 7°;

B. 17°;

C. 27°;

D. 37°.

Bài 10. Tam giác DEF có số đo như hình vẽ dưới đây.

Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc (cách giải + bài tập)

Số đo của góc DEF gần nhất với giá trị:

A. 35°;

B. 40°;

C. 45°;

D. 53°.

Xem thêm các dạng bài tập Toán 10 hay, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học