10+ Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc lớp 5 (hay nhất)

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc lớp 5 hay nhất với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

I. Dàn ý chung đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc

- Bố cục đoạn văn:

+ Mở đầu: Sự việc mà em muốn thể hiện tình cảm, cảm xúc là gì? Sự việc đó diễn ra khi nào? Ở đâu?

+ Triển khai: Em có tình cảm, cảm xúc gì về những chi tiết nổi bật của sự việc (khung cảnh, hoạt động, người tham gia,…)?

+ Kết thúc: Nêu ý nghĩa của sự việc; khẳng định lại tình cảm, cảm xúc đối với sự việc.

II. Dàn ý mẫu

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 1

Đề 1. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về việc tổng vệ sinh khu phố.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu sự việc: Chủ nhật tuần trước, em và các bác trong khu phố tham gia buổi tổng vệ sinh, dọn dẹp khu vực xung quanh nhà ở.

- Ấn tượng chung về sự việc: Là một hoạt động ý nghĩa mà em đã rất háo hức tham gia.

b. Triển khai:

- Tình cảm, cảm xúc đối với các bác trong khu phố:

+ Em cảm động khi nhìn thấy các bác dù đã lớn tuổi nhưng vẫn rất chăm chỉ làm việc.

+ Các bác không than vãn, làm việc hăng say, nhặt rác, quét dọn, nhổ cỏ.

- Cảm xúc của em và các bạn nhỏ khi tham gia:

+ Em và các bạn nhỏ trong khu phố cùng tham gia, giúp các bác tưới nước cho bồn hoa, trồng cây xanh.

+ Cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc làm tốt.

=> Dù mệt, mồ hôi ướt áo nhưng tất cả đều vui vẻ, hăng hái.

c. Kết thúc:

+ Ý nghĩa của sự việc: Buổi tổng vệ sinh không chỉ là công việc dọn dẹp mà còn là cơ hội để mọi người trong khu phố gắn kết, đoàn kết với nhau hơn.

+ Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc: Em cảm thấy vui và hạnh phúc vì đã góp phần làm cho khu phố trở nên sạch đẹp và trong lành hơn.

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 2

Đề 2. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về việc quyên góp sách vở, đồ dùng học tập tặng các em học sinh vùng lũ lụt.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu sự việc: Quyên góp sách vở, đồ dùng học tập tặng các em học sinh vùng lũ lụt.

- Ấn tượng chung về sự việc: Rất lo lắng khi biết các em học sinh không có sách vở và đồ dùng học tập để tiếp tục học hành.

b. Triển khai:

- Tình cảm, cảm xúc về tình hình khó khăn của các em học sinh: Rất xót xa khi nghĩ về các em học sinh vùng lũ không có đủ sách vở, đồ dùng học tập để học tập.

- Tình cảm, cảm xúc khi nghe về các hoạt động quyên góp:

+ Khi biết về các tổ chức, cá nhân quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, em cảm thấy rất ấm lòng, xúc động.

+ Hình ảnh những thùng sách vở, bút viết được trao tận tay các em học sinh khiến em vô cùng cảm động.

c. Kết thúc:

- Ý nghĩa của sự việc: Là hành động nhân văn, thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương và sự sẻ chia của cộng đồng.

- Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc: Em cảm thấy rất cảm động và tự hào về những hành động đầy ý nghĩa này.

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 3

Đề 3. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về lễ đón Giao thừa quê em.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu sự việc: Lễ đón Giao thừa quê em.

- Ấn tượng chung về sự việc: Không khí đón Giao thừa ở quê em luôn ấm áp và vui tươi.

b. Triển khai:

- Tình cảm, cảm xúc về không khí đón Giao thừa:

+ Cả làng như khoác lên mình chiếc áo mới, ánh đèn rực rỡ, tiếng cười nói vang vọng khắp các con ngõ.

+ Mọi người tụ tập lại với nhau, chờ đón khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

+ Em cảm thấy thật ấm lòng và hạnh phúc trong không khí này.

- Tình cảm, cảm xúc khi tiếng pháo nổ và khoảnh khắc Giao thừa:

+ Khi tiếng pháo nổ vang trời, em nhìn thấy nụ cười của ông bà, cha mẹ và những người thân yêu.

+ Lời chúc Tết và những cái ôm thật chặt khiến mọi lo toan của năm cũ như tan biến, nhường chỗ cho niềm tin vào năm mới.

- Tình cảm, cảm xúc về hình ảnh mâm cỗ Tết và các món ăn truyền thống:

+ Mâm cỗ Tết đầy ắp với những món ăn truyền thống bày biện tươm tất khiến em xúc động.

+ Những giá trị truyền thống ấy vẫn được lưu giữ, càng làm em trân trọng bản sắc văn hóa quê hương mình.

c. Kết thúc:

- Ý nghĩa của sự việc: Là dịp để kết nối tình thân và lưu giữ giá trị truyền thống.

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 4

Đề 4. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội ở quê hương em.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu sự việc: Lễ hội đình làng ở quê hương em.

- Ấn tượng chung về sự việc: Không khí lễ hội rất nhộn nhịp và vui vẻ, khiến em cảm thấy háo hức và ấm lòng.

b. Triển khai:

- Tình cảm, cảm xúc về không khí của lễ hội:

+ Ngay từ sáng sớm, người dân đã chuẩn bị lễ vật, rước kiệu và trang trí khuôn viên đình làng.

+ Tiếng trống, tiếng chiêng vang lên rộn ràng, hòa với tiếng cười nói vui vẻ của mọi người.

- Tình cảm, cảm xúc về đoàn rước kiệu:

+ Những chiếc kiệu lộng lẫy.

+ Người dân mặc áo dài truyền thống nhìn rất đẹp mắt.

=> Cảm thấy rất thích thú.

- Cảm xúc của em khi tham gia lễ hội:

+ Em lại cảm thấy lòng mình xốn xang và đầy xúc động.

+ Là một phần kí ức thân thương, luôn khiến lòng em trào dâng cảm xúc mỗi khi nhắc đến.

c. Kết thúc:

- Ý nghĩa của sự việc: Là nét đẹp văn hóa truyền thống, kết nối cộng đồng và lưu giữ những giá trị văn hóa quê hương.

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 5

Đề 5. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về buổi cắm trại của lớp em.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu sự việc: Buổi cắm trại của lớp em.

- Ấn tượng chung về sự việc: Đây là lần đầu tiên lớp em tổ chức chuyến dã ngoại ngoài trời, vì vậy, ai cũng đều háo hức và mong đợi.

b. Triển khai:

- Tình cảm, cảm xúc về những chi tiết nổi bật:

+ Cùng nhau dựng lều, nhóm lửa và chuẩn bị bữa ăn ngoài trời. Cảm giác đó thật tuyệt vời.

+ Các trò chơi và hoạt động ngoài trời: Kéo co, đuổi bắt, rồng rắn lên mây,... khiến không khí thêm phần sôi động và vui vẻ.

+ Không khí buổi tối bên ngọn lửa trại: Cả lớp quây quần bên ngọn lửa trại, cùng nhau ca hát và kể chuyện.

c. Kết thúc:

- Ý nghĩa của sự việc: Là một kỉ niệm tuyệt vời, gắn kết tình bạn và tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ.

- Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc: Cảm thấy rất vui khi cùng lớp trải qua những khoảnh khắc tuyệt vời như vậy.

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 6

Đề 6. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về Hội khỏe Phù Đổng của trường.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu sự việc: Hội khỏe Phù Đổng của trường em  .

- Ấn tượng chung về sự việc: Đây là một ngày hội thể thao đầy hào hứng và sôi nổi, không khí rất vui tươi.

b. Triển khai:

- Tình cảm, cảm xúc về không khí sôi động của buổi thi đấu:

+ Từ sáng sớm, sân trường đã trở nên đông vui và nhộn nhịp.

+ Các bạn học sinh tham gia chuẩn bị cho các môn thi đấu như chạy tiếp sức, nhảy cao, bóng đá, bóng rổ,... với khí thế rất hừng hực.

+ Tiếng reo hò, cổ vũ không ngớt, làm không khí thêm phần sôi nổi.

- Tình cảm, cảm xúc về sự nỗ lực của các bạn khi thi đấu: Em cảm thấy rất tự hào về sự nỗ lực và cố gắng của các bạn khi tham gia thi đấu.

- Tình cảm, cảm xúc khi bạn An chiến thắng: Em cảm thấy lòng mình vỡ hòa trong hạnh phúc.

c. Kết thúc:

- Ý nghĩa của sự việc: Là dịp để gắn kết tình bạn, khơi dậy tinh thần đoàn kết trong lớp và trong trường.

- Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc: Để lại những kỉ niệm đẹp và ý nghĩa, khiến em không thể nào quên, luôn tự hào về trường và bạn bè.

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 7

Đề 7. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về việc một bạn nhỏ dắt bà cụ qua đường.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu sự việc: Một bạn nhỏ, chỉ khoảng bảy, tám tuổi, đang dắt một bà cụ qua đường.

- Ấn tượng chung về sự việc: Hành động của bạn nhỏ làm em rất xúc động.

b. Triển khai:

- Tình cảm, cảm xúc trước cảnh tượng bạn nhỏ dắt bà cụ qua đường:

+ Bạn nhỏ nhẹ nhàng nắm tay bà cụ, giữ chặt tay bà để bà không bị ngã.

+ Ánh mắt bạn luôn dõi theo từng bước chân của bà, thể hiện sự lo lắng và quan tâm.

- Tình cảm, cảm xúc của bà cụ khi được giúp đỡ:

+ Khi sang được bên kia đường, bà cụ khẽ vuốt đôi bàn tay nhỏ bé của bạn và nói lời cảm ơn.

+ Ánh mắt bà cụ ánh lên niềm vui và sự biết ơn, khiến em cảm thấy ấm lòng.

- Tình cảm, cảm xúc và suy nghĩ của em về việc làm của bạn nhỏ:

+ Việc làm này khiến em suy nghĩ nhiều về tình người và lòng nhân ái trong xã hội.

+ Em cảm thấy rất xúc động và cảm phục trước hành động tốt đẹp của bạn nhỏ.

c. Kết thúc:

- Ý nghĩa của sự việc:

+ Thể hiện lòng nhân ái và sự quan tâm giữa con người với con người.

+ Là bài học về sự chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

- Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc: Em cảm thấy rất xúc động và ấm áp khi chứng kiến hành động tốt đẹp này.

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 8

Đề 8. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về việc chú công an vây bắt tội phạm.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu sự việc: Các chú công an đang vây bắt một nhóm tội phạm.

- Ấn tượng chung về sự việc: Hình ảnh các chú công an làm việc rất bình tĩnh, chuyên nghiệp, khiến em có ấn tượng sâu sắc về lòng dũng cảm của họ.

b. Triển khai:

- Tình cảm, cảm xúc trước tình huống căng thẳng khi các chú công an vây bắt tội phạm:

+ Dù mọi việc diễn ra nhanh chóng, nhưng các chú công an rất bình tĩnh và chuyên nghiệp, không để lộ sơ hở.

+ Các chú tổ chức vây bắt khẩn trương nhưng vẫn rất thận trọng.

+ Ánh mắt các chú quan sát kĩ từng động thái của đối tượng, không bỏ qua bất kỳ chi tiết nào.

+ Các chú khéo léo tiếp cận và giữ chặt đối tượng.

=> Mỗi hành động của các chú khiến em hồi hộp và lo lắng.

- Tình cảm, cảm xúc của em khi chứng kiến sự dũng cảm của các chú công an:

+ Dù nguy hiểm luôn cận kề, các chú công an không một ai có vẻ lo sợ.

+ Cuối cùng, những tên tội phạm đã bị bắt giữ, em cảm thấy tự hào vô cùng về các chú.

c. Kết thúc:

- Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc: Em cảm thấy rất tự hào về các chú công an.

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 9

Đề 9. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về việc làm “nhặt được của rơi trả người đánh mất”.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu sự việc: Em vô tình nhặt được chiếc ví rơi bên lề đường.

- Ấn tượng chung về sự việc: Em cảm thấy lo lắng vì không biết ai là chủ nhân của chiếc ví, và trong đó có nhiều giấy tờ quan trọng.

b. Triển khai:

- Tình cảm, cảm xúc khi nhặt được chiếc ví:

+ Em cảm thấy lo lắng và không yên tâm khi thấy chiếc ví đầy đủ giấy tờ quan trọng.

+ Nghĩ rằng chủ nhân sẽ rất buồn nếu không tìm được nó.

+ Em quyết định mang chiếc ví đến đồn công an gần nhà, nhờ các chú tìm lại chủ nhân của chiếc ví.

- Tình cảm, cảm xúc khi gặp lại chủ nhân của chiếc ví: Em cảm thấy nhẹ nhõm và vui sướng vì đã làm được một việc tốt.

c. Kết thúc:

- Ý nghĩa của sự việc: Một hành động nhỏ nhưng mang lại niềm vui lớn cho người khác, giúp em nhận ra giá trị của sự tử tế và lòng tốt.

- Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc: Em cảm thấy rất vui và tự hào vì đã làm được một việc tốt.

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc - mẫu 10

Đề 10. Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về việc bác hàng xóm cứu bé gái thoát khỏi đám cháy.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu sự việc: Bác hàng xóm cứu bé gái thoát khỏi đám cháy.

- Ấn tượng chung về sự việc: Cảnh tượng đó khiến em không khỏi lo sợ và căng thẳng.

b. Triển khai:

- Tình cảm, cảm xúc khi bác An cứu bé gái trong đám cháy:

+ Mặc cho ngọn lửa bùng lên dữ dội, bác vẫn bất chấp nguy hiểm lao vào tìm kiếm bé gái đang mắc kẹt trong đám cháy lớn.

+ Dù khói mù mịt, rừng lửa cháy xung quanh, bác vẫn kiên quyết cứu bé gái.

- Tình cảm, cảm xúc khi chứng kiến bác cứu được bé gái: Lòng em tràn ngập sự xúc động và biết ơn khi thấy bác An ôm chặt bé gái trong tay, thoát ra khỏi đám cháy.

- Tình cảm, cảm xúc của em và những người chứng kiến: Vô cùng cảm động và thán phục lòng dũng cảm của bác.

c. Kết thúc:

- Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc: Em cảm thấy rất tự hào về bác An và trong lòng tràn ngập sự biết ơn.

Xem thêm các bài viết hướng dẫn làm văn mẫu lớp 5 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác