Bài 27: Tranh làng Hồ - Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 27: Tranh làng Hồ sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 27.

Đọc: Tranh làng Hồ

Nội dung chính Tranh làng Hồ:

Tranh làng Hồ có thể được coi là một di sản của văn hoá Việt Nam. Bức tranh làng Hồ với chất liệu thủ công, tỉ mẩn tới từng cử chỉ, điệu bộ của hình vẽ mà nêu bật được cái tính dí dỏm, hóm hỉnh, vui tươi mà chân chất, đời thường.

* Khởi động

Câu hỏi trang 132 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Thử đoán tên của những bức tranh dưới đây:

Tranh làng Hồ lớp 5 (trang 132, 133) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Em đoán tên những bức tranh phía dưới, từ trái sang phải: Bức tranh đấu vật, Cưỡi trâu thổi sáo, tranh phú quý.

Văn bản: Tranh làng Hồ

Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.

Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.

Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt đến sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn: những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thuý cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh.

(Theo Nguyễn Tuân)

Tranh làng Hồ lớp 5 (trang 132, 133) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 133 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Kể tên những bức tranh làng Hồ được nhắc tới trong bài.

Trả lời:

Những bức tranh làng Hồ được nhắc tới trong bài là: Lợn ăn cây ráy, Đàn gà mẹ con.

Câu 2 trang 133 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Hai bức tranh Lợn ăn cây ráyĐàn gà mẹ con được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Hai bức tranh Lợn ăn cây ráyĐàn gà mẹ con được miêu tả: Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.

Câu 3 trang 133 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1:  Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?

Trả lời:

Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có điểm đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá; Màu trắng điệp là những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn.

Câu 4 trang 133 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ vì điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Vì họ đã phản ánh cuộc sống rất chân thực, giản dị, hóm hỉnh.

B. Vì họ đã tạo nên những bức tranh từ tình yêu quê hương, đất nước tha thiết.

C. Vì kĩ thuật vẽ tranh của họ đã đạt đến mức độ sâu sắc, tinh tế.

Trả lời:

Tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ vì: A. Vì họ đã phản ánh cuộc sống rất chân thực, giản dị, hóm hỉnh.

Câu 5 trang 133 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Nêu cảm nhận của em khi ngắm những bức tranh làng Hồ.

Tranh làng Hồ lớp 5 (trang 132, 133) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Cảm nhận của em khi ngắm những bức tranh làng Hồ: Em thấy những màu sắc hài hoà, phù hợp, dịu mắt; các nét vẽ rõ ràng. Trông các bức tranh đều rất nhiều hoạ tiết, rất nhiều nhân vật và các hoạt động đa dạng, mỗi người, một vật một vẻ.

Luyện từ và câu: Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ

Câu 1 trang 134 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Xác định điệp từ, điệp ngữ trong những câu thơ, đoạn văn ở cột A. Chọn câu, đoạn phù hợp với ý nêu tác dụng của biện pháp đó ở cột B.

Luyện từ và câu lớp 5 trang 134 (Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

a. Trong câu thơ này, điệp ngữ được sử dụng với từ ngủ yên.

    Tác dụng của biện pháp này là: Lặp lại lời vỗ về của “cò mẹ” tạo nên âm hưởng của lời ru ngọt ngào, qua đó nhấn mạnh tình yêu thương của “cò mẹ” đối với con.

b. Trong câu thơ này, điệp từ được dùng với các từ nhị, xanh, trắng, vàng.

    Tác dụng của biện pháp này là: Làm nổi bật các bộ phận của hoa sen, phần nào cũng đẹp đẽ, từ đó nhấn mạnh vẻ đẹp bình dị mà thanh cao của loài hoa này.

c. Trong đoạn văn này, điệp ngữ được dùng với thoắt cái.

    Tác dụng của biện pháp này là: Làm nổi bật sự thay đổi nhanh chóng của vạn vật qua các mùa.

Câu 2 trang 134 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Xác định điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng của biện pháp. điệp từ, điệp ngữ đó.

Luyện từ và câu lớp 5 trang 134 (Luyện tập về điệp từ, điệp ngữ) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Nếu thế giới không có trẻ con

Ai sẽ dạy bông hoa học nói

Ai sẽ tô biển hoa màu vàng

Ai sẽ nhốt hương thơm vào túi?

                                     (Thục Linh)

Trả lời:

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu là: Ai sẽ.

Tác dụng của biện pháp này là: Nhấn mạnh vai trò và vị trí của trẻ con trong cuộc sống, trong thế giới này. Trẻ con là những người ngây thơ, hồn nhiên và yêu cuộc sống, không thể thiếu để thế giới trở nên hiền hoà, hạnh phúc.

Câu 3 trang 134 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết 2 – 3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn thơ, đoạn văn ở bài tập 1 hoặc bài tập 2, trong đó có sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ.

Trả lời:

Trẻ con thật sự là những mầm non của thế giới, không có trẻ con, thế giới có lẽ đã thật nhạt nhẽo. Không ai thơ thẩn nói chuyện vui đùa cùng hoa lá, không ai hồn nhiên tô nước biển một màu vàng ươm, không ai nhốt hương thơm vào túi,… Những việc tưởng chừng vô nghĩa, vô lí nhưng là cách mà trẻ con đến với thế giới, cách mà thế giới đẹp hơn và vui hơn nhờ trẻ con.

Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ.

Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên.

Câu 1 trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Dựa vào kết quả tìm ý trong hoạt động Viết ở Bài 26, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài đã chọn.

Lưu ý:

– Các ý trong đoạn văn cần sắp xếp hợp lí.

– Diễn đạt rõ ý; nêu được tình cảm, cảm xúc của em với bài thơ qua những từ ngữ và câu văn giàu sức biểu cảm.

Ví dụ: Tôi đã thực sự xúc động khi đọc bài thơ "Ngưỡng cửa". Lời thơ giản dị nhưng thật sâu sắc. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã giúp tôi hiểu ý nghĩa của tình cảm gia đình. Bước qua ngưỡng cửa là được về với nơi đầy ắp tình yêu thương của người thân. Hình ảnh ngưỡng cửa đã tượng trưng cho căn nhà gần gũi, thân thiết với mỗi người qua bao tháng năm. Ấm áp và bình yên biết mấy!

Trả lời:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

          Vẻ đẹp của Việt Nam qua bài thơ thật sự làm cho em xúc động, mê mẩn bởi vẻ đẹp của Việt Nam, đất trời Việt Nam dâng lên ngập lòng. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã rất yêu quê hương Việt Nam, rất mặn mà với cuộc sống cấy cày, đồng ruộng, những ngọn núi ngọn đồi trải khắp Việt Nam. Không cảnh gì đẹp bằng những cánh đồng lúa rộng mênh mông xa tít tới đường chân trời, hương lúa thơm đưa khắp một miền quê; những cánh cò bay vỗ cánh chao liệng trên những cánh đồng, những khoảng trời trong xanh; quanh những ngọn núi Trường Sơn, mây mờ giăng phủ lấy cả lúc bình minh sương sớm, cả lúc hoàng hôn chiều tà. Cảnh đẹp Việt Nam ta đẹp và bình yên đến vậy, yêu và thương biết bao quê hương Việt Nam ta!   

Câu 2 trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc soát và chỉnh sửa.

Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ trang 135 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Em đọc soát và chỉnh sửa đoạn văn vừa viết theo các tiêu chí trong gợi ý.

* Vận dụng

Câu hỏi trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Thực hiện 1 trong 2 nhiệm vụ dưới đây:

a. Đọc đoạn văn của em cho người thân nghe. Chia sẻ cảm xúc của em khi viết đoạn văn đó.

b. Đọc lại một bài thơ em yêu thích và ghi vào phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị.

Trả lời:

a. Em đọc đoạn văn của em cho người thân nghe. Chia sẻ cảm xúc của em khi viết đoạn văn đó.

b. Đọc lại một bài thơ em yêu thích và ghi vào phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác