10+ Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng lớp 5 (hay nhất)

Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng lớp 5 hay nhất với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

I. Dàn ý chung đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng

Bố cục của đoạn văn:

- Mở đầu: Giới thiệu sự việc, hiện tượng và nêu ý kiến phản đối của em về sự việc, hiện tượng đó.

- Triển khai:

+ Nêu rõ các lí do khiến em không đồng tình với sự việc, hiện tượng đó (ví dụ: những tác động xấu hoặc tác hại do sự việc, hiện tượng đó gây ra,…).

+ Đưa ra các dẫn chứng để chứng minh ý kiến của em là đúng.

- Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến phản đối của em hoặc nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

II. Dàn ý mẫu đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng

Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng - mẫu 1

Đề 1. Đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu hiện tượng: Hiện tượng vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.

- Nêu ý kiến phản đối: Vì nó không chỉ gây mất trật tự an toàn giao thông mà còn đe dọa tính mạng của người tham gia

b. Triển khai:

- Lí do 1: Là nguyên nhân gây tai nạn giao thông.

+ Là nguyên nhân chính gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

+ Người điều khiển các phương tiện giao thông, người đi bộ khi gặp tình huống bất ngờ, không xử lí kịp dẫn đến tai nạn đáng tiếc xảy ra.

- Lí do 2: Làm mất trật tự và gây ùn tắc giao thông.

+ Khi một chiếc xe vượt đèn đỏ, nó có thể khiến các phương tiện khác phải phanh gấp, dẫn đến ùn tắc giao thông.

+ Nó gây ảnh hưởng đến cả những người tuân thủ đúng luật.

- Lí do 3: Vi phạm luật giao thông. 

+ Là hành vi vi phạm luật giao thông.

+ Người vi phạm có thể bị xử phạt tiền theo đúng mức quy định hoặc thậm chí bị tước giấy phép lái xe.

c. Kết thúc:

- Khẳng định lại ý kiến: Chúng ta cần kiên quyết phản đối và lên án hành vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.

Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng - mẫu 2

Đề 2. Đoạn văn nêu ý kiến phản đối việc chặt phá rừng bừa bãi.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu hiện tượng: Chặt phá rừng bừa bãi.

- Nêu ý kiến phản đối: Vì nó không chỉ hủy hoại tài nguyên thiên nhiên mà còn đe dọa đến hệ sinh thái.

b. Triển khai:

- Lí do 1: Mất cân bằng sinh thái.

+ Việc chặt phá rừng làm giảm diện tích rừng tự nhiên, ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái.

+ Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, giữ nước và bảo vệ đất. Khi rừng bị tàn phá, đất đai dễ bị xói mòn, dẫn đến lũ lụt và hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống con người.

- Lí do 2: Nhiều loài động vật quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng.

+ Chặt phá rừng khiến nhiều loài động vật quý hiếm mất đi môi trường sống, dẫn đến nguy cơ tiệt chủng.

+ Việc mất môi trường sống không chỉ làm giảm sự đa dạng sinh học mà còn gây tác động xấu đến các hệ sinh thái khác.

- Lí do 3: Ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

+ Mất đi nguồn nông giản mang lại giá trị kinh tế cao.

+ Đời sống gặp khó khăn khi tài nguyên rừng bị suy giảm.

c. Kết thúc:

- Khẳng định lại ý kiến: Em kiên quyết phản đối việc chặt phá rừng bừa bãi.

Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng - mẫu 3

Đề 3. Đoạn văn nêu ý kiến phản đối việc chạy theo thành tích trong giáo dục.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu hiện tượng: Chạy theo thành tích trong giáo dục.

- Nêu ý kiến phản đối: Vì nó ảnh hưởng xấu đến mục tiêu giáo dục chung và sự phát triển toàn diện của học sinh.

b. Triển khai:

- Lí do 1: Làm giảm chất lượng giáo dục.

+ Thay vì khuyến khích học sinh sáng tạo, phát triển tư duy, các trường và giáo viên lại chỉ chú trọng vào điểm số.

+ Học sinh học theo kiểu “nhồi nhét” kiến thức nhưng thực chất lại không hiểu gì.

=> Khiến học sinh thiếu khả năng tư duy độc lập và giảm khả năng sáng tạo trong học tập.

- Lí do 2: Tạo ra môi trường học tập căng thẳng, không công bằng.

+ Nhiều học sinh học kém nhưng vẫn có thể đạt điểm số cao, điều này tạo ra sự thiếu công bằng trong giáo dục.

+ Áp lực thành tích khiến nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng.

- Lí do 3: Bỏ qua việc rèn luyện kĩ năng sống, đạo đức cho học sinh.

+ Để đạt thành tích cao, nhiều giáo viên tập trung quá nhiều vào việc nâng cao điểm số mà bỏ qua việc dạy kĩ năng sống và đạo đức cho học sinh.

c. Kết thúc:

- Khẳng định lại ý kiến: Em kiên quyết phản đối và lên ánh gay gắt việc chạy theo thành tích trong giáo dục.

Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng - mẫu 4

Đề 4. Đoạn văn nêu ý kiến phản đối việc phụ huynh cho con em mình giải trí bằng các thiết bị điện tử hiện đại.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu sự việc: Phụ huynh cho con em mình giải trí bằng các thiết bị điện tử hiện đại.

- Nêu ý kiến phản đối: Vì nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ em.

b. Triển khai:

- Lí do 1: Làm giảm khả năng giao tiếp và tương tác với người xung quanh.

+ Trẻ em ít giao tiếp với bạn bè, ít tham gia các hoạt động thể thao,…

+ Trẻ em chỉ tập trung vào các trò chơi trên điện thoại hoặc máy tính bảng.

=> Giảm sự phát triển về kĩ năng xã hội của con trẻ.

- Lí do 2: Ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ.

+ Trẻ dễ mắc các vấn đề về sức khỏe như cận thị, đau đầu và thiếu ngủ do tiếp xúc với màn hình quá lâu.

+ Thiếu vận động, trẻ cũng có nguy cơ tăng cân, ảnh hưởng đến thể chất.

- Lí do 3: Trẻ có thể tiếp cận với những thông tin không phù hợp với lứa tuổi.

+ Trẻ có thể dễ dàng tiếp xúc với các nội dung bạo lực, thông tin sai lệch hoặc các trò chơi gây nghiện.

+ Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, hành vi và nhân cách của trẻ.

c. Kết thúc:

- Khẳng định lại ý kiến: Em hoàn toàn phản đối việc cho con em mình giải trí bằng các thiết bị điện tử hiện đại.

Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng - mẫu 5

Đề 5. Đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng học sinh tiểu học đi xe đạp đến trường.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu hiện tượng: Hiện tượng học sinh tiểu học đi xe đạp đến trường.

- Nêu ý kiến phản đối: Vì hiện nay tình trạng giao thông ngày càng phức tạp nên việc để các em tự đi xe đạp đến trường sẽ không đảm bảo an toàn.

b. Triển khai:

- Lí do 1: Học sinh tiểu học còn nhỏ, chưa đủ khả năng nhận thức về an toàn giao thông.

+ Dễ dàng gặp phải tai nạn do không xử lí kịp thời các tình huống nguy hiểm.

+ Không có đủ kiến thức về an an toàn giao thông.

- Lí do 2: Nhiều tuyến đường không đảm bảo an toàn.

+ Nhiều tuyến đường thiếu vạch kẻ đường, lề đường hẹp hoặc không có đèn tín hiệu, dễ gây ra những sự cố đáng tiếc.

+ Dẫn đến các sự cố hoặc va chạm giữa các phương tiện giao thông.

- Lí do 3: Rủi ro về sức khỏe.

+ Trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, bụi bẩn và khói xe.

+ Việc đi xe đạp trong môi trường ô nhiễm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Lí do 4: Đi xe đạp lâu có thể khiến các em mệt mỏi.

+ Đi xe đạp một quãng đường dài khiến các em cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và không có sức học tập tốt trong suốt một ngày dài.

c. Kết thúc:

- Khẳng định lại ý kiến: Em cho rằng không nên để học sinh tiểu học tự đi xe đạp đến trường.

Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng - mẫu 6

Đề 6. Đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

a. Mở đầu:

- Giới thiệu hiện tượng: Hiện tượng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

- Nêu ý kiến phản đối: Vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy hiểm cho người tham gia giao thông

b. Triển khai:

- Lí do 1: Mũ bảo hiểm là vật dụng quan trọng trong việc bảo vệ đầu khi xảy ra tai nạn giao thông.

+ Không đội mũ bảo hiểm khiến chúng ta dễ bị chấn thương sọ não hoặc các chấn thương nặng khác.

- Lí do 2: Tình trạng giao thông ngày càng phức tạp.

+ Tốc độ xe cộ nhanh, đông đúc, khả năng xảy ra va chạm là rất cao.

+ Một va chạm dù nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không đội mũ bảo hiểm.

- Lí do 3: Vi phạm luật giao thông và tạo hình ảnh xấu trong cộng đồng.

+ Không đội mũ bảo hiểm là hành vi vi phạm luật giao thông.

+ Tạo ra hình ảnh xấu trong cộng đồng về ý thức tham gia giao thông

c. Kết thúc:

- Khẳng định lại ý kiến: Em lên án và phản đối gay gắt hành động không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng - mẫu 7

Đề 7. Đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng gian lận trong thi cử.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu hiện tượng: Hiện tượng gian lận trong thi cử.

- Nêu ý kiến phản đối: Vì nó không chỉ vi phạm quy định, mà còn ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và đạo đức của học sinh.

b. Triển khai:

- Lí do 1: Gian lận trong thi cử là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy chế thi.

+ Việc gian lận làm mất đi tính công bằng, minh bạch của kì thi.

+ Ảnh hưởng đến các thí sinh khác, những người đã cố gắng học tập chăm chỉ và tuân thủ đúng quy chế.

- Lí do 2: Hình thành một lối sống thiếu trung thực.

+ Khi gian lận trở thành thói quen, nó sẽ hình thành một lối sống thiếu trung thực.

+ Ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách và đạo đức của học sinh.

- Lí do 3: Gian lận không giúp học sinh nắm vững kiến thức.

+ Việc gian lận trong thi cử không đem lại giá trị thực sự về kiến thức.

+ Không thể áp dụng kiến thức đó trong thực tế cuộc sống.

c. Kết thúc:

- Khẳng định lại ý kiến: Em phản đối trước hành vi gian lận trong thi cử.

Dàn ý đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng - mẫu 8

Đề 8. Đoạn văn nêu ý kiến phản đối việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không an toàn.

a. Mở đầu:

- Giới thiệu sự việc: Sử dụng thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc, không an toàn.

- Nêu ý kiến phản đối: Vì chúng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe

b. Triển khai:

- Lí do 1: Thực phẩm không rõ nguồn gốc không đảm bảo chất lượng.

+ Thực phẩm này có thể chứa các hóa chất độc hại như chất bảo quản, phẩm màu công nghiệp.

+ Khi nó xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư, dị ứng, rối loạn tiêu hóa, hoặc suy yếu hệ miễn dịch.

- Lí do 2: Ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

+ Làm suy giảm trí tuệ và sức khỏe thể chất của trẻ.

+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

- Lí do 3: Ảnh hưởng đến thị trường tiêu dùng và ngành nông sản.

+ Tạo ra một thị trường thiếu minh bạch.

+ Gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

c. Kết thúc:

- Khẳng định lại ý kiến: Em phản đối mạnh mẽ việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không an toàn.

Xem thêm các bài viết hướng dẫn làm văn mẫu lớp 5 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác