Top 20 Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm lớp 4 (hay nhất)
Tổng hợp các bài viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm lớp 4 hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh lớp 4 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm (mẫu 1)
- Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm (mẫu 2)
- Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm (mẫu 3)
- Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm (mẫu 4)
- Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm (mẫu 5)
- Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm (mẫu 6)
- Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm (mẫu 7)
- Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm (mẫu 8)
- Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm (mẫu 9)
Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm - mẫu 1
1. Trước khi nấu cơm
Đổ gạo đã vo vào lòng nồi.
- Dùng khăn lau khô mặt ngoài lòng nồi trước khi đặt vào nồi.
Không nên vo gạo trong lòng nồi để bảo vệ lớp chống dính.
2. Khi nấu cơm
- Đóng chặt nắp nồi.
Cắm điện và nhấn nút nấu.
Không mở nồi trong suốt quá trình nấu.
3. Sau khi nấu cơm
Lấy hết cơm ra khỏi lòng nồi.
Dùng vật liệu mềm để làm sạch các bộ phận của nồi. Nếu dùng vật liệu cứng như kim loại sẽ làm trầy xước nổi.
Chúc bạn và gia đình sử dụng nồi cơm điện đúng cách và luôn có những bữa cơm ngon miệng.
Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm - mẫu 2
HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG TIVI
Tivi là một đồ dùng vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta. Đó là một món đồ giúp giải trí tiện lợi và dễ sử dụng. Để thao tác một chiếc tivi, chúng ta cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Cắm dây tivi vào nguồn điện để đảm bảo tivi có thể hoạt động
Bước 2: Khởi động tivi
- Cách 1: bật nút nguồn ở trên thân tivi
- Cách 2: bật nút On/Off ở trên điều khiển tivi
Bước 3: Khi tivi đã được bật, thì chọn các kênh cần xem theo sở thích bằng cách:
- Cách 1: Bấm các nút chuyển kênh có trên thân máy
- Cách 2: Bấm các nút chuyển kênh trên điều khiển tivi
Bước 4: Điều chỉnh âm lượng theo nhu cầu nghe theo hai cách:
- Cách 1: Bấm nút + hoặc - trên thân tivi
- Cách 2: Bấm nút + hoặc - trên điều khiển tivi
Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm - mẫu 3
Hướng dẫn sử dụng máy sấy tóc
- Trước khi sử dụng: Kiểm tra máy sấy: dây diện có bị đứt, hở,....
- Trong khi sử dụng:
Bước 1: Bật máy sấy, lựa chọn chế độ sấy vừa phải.
+ Thông thường máy sấy thường có 3 chế độ nhiệt: sấy mát, sấy ấm, sấy nóng. Và 3 chế độ gió: nhẹ, vừa, mạnh. Sử dụng các nút bấm trên thân máy để lựa chọn chế độ sấy phù hợp.
+ Không nên sấy tóc ngay sau khi vừa gội đầu xong. Tốt nhất nên lau khô tóc bằng khăn mềm trước rồi mới sấy.
+ Nên sử dụng tốc độ thấp nhất khi sấy khô tóc, tầm 57 độ là tốt nhất. Nhiệt độ này sẽ giúp tóc vẫn còn duy trì độ ẩm thích hợp, tóc sẽ mềm mượt và không bị gãy rụng. Nếu máy sấy có chế độ thổi mát thì nên sử dụng chế độ này.
Bước 2: Duy trì khoảng cách giữa máy sấy và tóc.
Nên để máy cách xa tóc từ 15-20cm và để máy nghiêng một góc từ 30-45 độ để tránh luồng hơi nóng từ máy trực tiếp tác động đến tóc.
Bước 3: Liên tục đảo chiều luồng sấy khí sấy.
Để tóc luôn thẳng mềm và óng mượt, tốt nhất không nên tập trung sấy một chổ quá lâu mà nên sấy đều xung quanh theo từng phần (đoạn) tóc.
Lưu ý:
+ Đa phần các loại mấy sấy tóc có trang bị bộ phận bảo vệ chống quá nhiệt, sẽ tự động tắt khi máy quá nóng. Lúc xảy ra tình trạng này, nên tắt máy, tháo phích điện và để máy nguội trong vài phút rồi mới sử dụng lại.
Bước 4: Tắt máy sấy.
Bấm các nút bấm về vị trí ban đầu.
- Sau khi sử dụng: Vệ sinh máy sấy
Dùng bàn chải vệ sinh bộ phận thổi khí và bộ phận hút khí mỗi tháng một lần vì bụi bẩn hay tóc mắc kẹt lại sẽ làm giảm hiệu suất làm khô hay sấy, dễ gây hư hỏng máy.
Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm - mẫu 4
Hướng dẫn sử dụng máy giặt
Bước 1: Xử lý quần áo trước khi giặt:
Phân loại quần áo, lấy hết những vật dụng còn sót lại trong quần áo, cho quần áo vào những túi giặt riêng lẻ, xử lý sơ qua những vết bẩn “cứng đầu”.
Bước 2: Sau khi bỏ đồ giặt vào, bật nguồn (ấn nút Bật/Tắt) On/Off.
Bước 3: Chọn chế độ giặt. Tùy thuộc vào đồ giặt và mức độ giặt bạn sẽ có những sự lựa chọn khác nhau.
Bước 3: Chọn vào nút khởi động/ tạm dừng. Lúc này, mâm giặt sẽ hoạt động (trong lồng giặt vẫn chưa có nước) để đo lượng đồ giặt (khoảng 5 giây) và từ đó cân chỉnh mực nước tự động.
Bước 4: Đổ chất giặt tẩy vào: Tùy thuộc vào số lượng quần áo, mực nước và hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì chất giặt tẩy mà bạn lựa chọn được số lượng cần cho vào.
Bước 5: Đóng nắp lại: Sau khi đã cho chất giặt tẩy vào, bạn tiến hành đóng nắp lại, quá trình giặt tẩy sẽ kết thức khi có tiếng “bíp bíp” báo hiệu.
Lưu ý:
- Nếu chất giặt tẩy khó hòa tan, bạn hãy hòa vào nước ấm trước khi cho vào máy giặt, điều này giúp tránh được hiện tượng vón cục hoặc không tan khi cho vào máy.
- Nếu có quá nhiều bọt, hãy giảm lượng chất giặt tẩy cho vào hoặc đổi loại chất giặt tẩy phù hợp hơn.
Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm - mẫu 5
Hướng dẫn sử dụng mũ bảo hiểm
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần thử mũ trước để chọn mũ phù hợp, vừa với kích cỡ đầu của mình. Chúng ta không nên đội mũ quá rộng hoặc quá chật so với vòng đầu của mình.
Mũ phù hợp là khi đội lên bạn sẽ cảm thấy phần lót vừa với đầu của mình ở mọi khía cạnh phần trước, sau, hai bên và trên đỉnh đầu. Mũ không gây đau nhức, khó chịu hoặc dễ dàng đẩy về phía sau.
- Bước 2: Sau khi đã chọn được nón bảo hiểm vừa với mình thì bạn đội mũ lên đầu sao cho vành trước của nón song song với chân mày. Phần đầu nón nên cách chân mày khoảng 2 ngón tay là đạt chuẩn.
- Bước 3: Điều chỉnh quai nón sao cho phù hợp với gương mặt. Bạn cài quai nón sau cho phần mũ lót vừa khít dưới cằm. Hai bên quai ôm sát với thùy tai của bạn.
- Bước 4: Kiểm tra lại quai nón bằng cách đưa hai ngón tay vào giữa cằm và quai nón.
+ Nếu đưa hai ngón tay vào vừa là bạn đã đội mũ đúng cách.
+ Nếu bạn không nên cài quai quá chật hoặc quá lỏng để tránh gây khó chịu và tránh cho nón có thể bị văng ra ngoài.
* Một số lưu ý khi đội mũ bảo hiểm
- Nên chọn nón vừa với cỡ đầu. Nón không được rộng quá cũng không được quá chặt.
- Nón bảo hiểm không đội tụt về phía sau đầu cũng không đội trùm lên phía trước.
- Khi điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông thì chỉ đội mũ bảo hiểm, không được đội mũ bảo hiểm bên ngoài bất kỳ loại nón nào khác để đảm bảo an toàn.
- Dây nón cần được điều chỉnh phù hợp.
- Không đội mũ hở phần sau khi buộc tóc cao sau đầu. Nó không đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.
- Mũ nếu đã qua va chạm mạnh dù không bị vỡ hay nứt thì cũng không nên sử dụng lại.
- Không nên treo mũ trên tay lái dễ gây trầy xước hay làm hỏng quai mũ.
- Không dùng nước nóng, nước muối hay các chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh để lau chùi dễ làm hỏng mũ,...
- Dùng các chất tẩy nhẹ như dầu gội đầu, nước rửa chén,... để lau, sau đó rửa bằng nước và lau khô bằng vải mềm.
Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm - mẫu 6
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY HÚT BỤI
Biết cách sử dụng máy hút bụi sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa công năng của sản phẩm nhằm tiết kiệm thời gian và công sức dọn dẹp vệ sinh nhà cửa. Dưới đây là các bước sử dụng máy hút bụi đúng cách:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi sử dụng máy hút bụi
Trước tiên, bạn cần ngắt nguồn điện của máy, rồi mới tiến hành lắp các phụ kiện vào. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng chập cháy, gây hư hỏng cho thiết bị.
Ngoài ra, bạn cần lắp ráp các bộ phận đúng cách bởi nếu bộ lọc đặt không đúng vị trí có thể bị tắc nghẽn, gây hư hỏng thiết bị.
Bên cạnh đó, bạn cần giữ cho tay và các bộ phận của máy không bị ướt hay dính nước vì có thể gây ra chập cháy, kém an toàn khi sử dụng.
Bước 2: Lắp đầu hút vào vị trí lỗ hút khí trên máy cho đến khi nghe tiếng tách. Để có thể tháo ống hút ra, bạn nhấn nút mở và kéo ống ra khỏi lỗ hút.
Bước 3: Gắn ống hút vào tay cầm và nối bàn hút thảm với phần còn lại của ống hút. Đồng thời, bạn có thể dễ dàng tháo ống nối hoặc xoắn nó ra thành từng phần một cách dễ dàng.
Bước 4: Tiếp theo, bạn hãy kéo dây điện ra và cắm vào ổ cắm điện để cung cấp điện năng cho máy hoạt động.
Bước 5: Để khởi động máy, bạn nhấn nút On/Off.
Bước 6: Bạn có thể mở hoặc đóng nút kéo trên tay cầm để tăng/giảm công suất hút theo nhu cầu sử dụng của mình.
Bước 7: Sau khi sử dụng máy hút bụi
Bạn cần tắt máy hút bụi trước khi tiến hành cuốn dây điện gọn gàng bằng cách giữ đầu dây điện và theo dõi cuộn dây vào máy để tránh bị văng sau mỗi lần sử dụng.
Vệ sinh máy sạch sẽ sau khi sử dụng để tránh làm mài mòn hoặc hư hỏng thiết bị.
Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm - mẫu 7
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÒI NƯỚC NÓNG LẠNH
Vòi nước nóng lạnh có nhiều ưu điểm vượt trội so với vòi nước thông thường. Nếu biết cách sử dụng hiệu quả sẽ phát huy được công dụng tối đa. Để sử dụng vòi nước nóng lạnh cần thực hiện quy trình sau:
Bước 1: Kiểm tra nhiệt độ nước
Trước khi bắt đầu sử dụng vòi nước nóng lạnh, bạn cần kiểm tra nhiệt độ của nước để đảm bảo an toàn cho việc sử dụng. Hầu hết các thiết bị đều có nút điều chỉnh nhiệt độ, bạn có thể tùy chỉnh lại sao cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình.
Bước 2: Sử dụng vòi nước như bình thường
Khi đã kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ nước, bạn có thể sử dụng vòi nước như bình thường. Nếu bạn muốn sử dụng nước nóng, hãy nhớ mở van nước nóng trước khi mở van nước lạnh. Và ngược lại, hãy tắt van nước nóng trước khi tắt van nước lạnh.
Bước 3: Đóng van nước khi không sử dụng
Để đảm bảo an toàn cho việc sử dụng và tiết kiệm năng lượng, hãy nhớ đóng van nước sau khi sử dụng vòi nước rửa chén nóng lạnh.
Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm - mẫu 8
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÂY LAU NHÀ TỰ VẮT
Sử dụng cây lau nhà tự vắt rất đơn giản, bạn chỉ cần tuân thủ theo những bước sau đây:
Bước 1: Trước khi tiến hành vệ sinh bạn hãy đổ một lượng nước vừa đủ vào thùng. Chú ý không để lượng nước vượt quá mức MAX.
Bước 2: Đổ 1 nắp nước tẩy để nền nhà được sạch hơn và lưu lại hương thơm.
Bước 3: Nhúng cho thấm ướt đều tấm lau nhà trong dung dịch đã pha. Đưa cây lau vào lồng vắt, lưu ý phải để các sợi vải nằm gọn trong lồng.
Bước 4: Nhấn mạnh cây lau để lồng trục quay theo lực ly tâm và làm nhiệm vụ vắt khô nước, làm liên tục từ 4 đến 5 lần.
Bước 5: Sau khi tấm lau đã được vắt khô thì bạn có thể bắt đầu lau nhà.
Bước 6: Khi bạn đã lau xong thì hãy nhớ lấy bông lau ra khỏi thân cây lau, đem đi giặt sạch và phơi khô. Còn cây lau nhà và thùng vắt thì cất gọn để lần sau tiếp tục sử dụng.
Viết hướng dẫn sử dụng 1 sản phẩm - mẫu 9
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ỐNG NHÒM
Để đảm bảo thực hiện đúng cách sử dụng ống nhòm thì bạn cần thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Kiểm tra ống nhòm trước khi sử dụng, đảm bảo tính nguyên vẹn của sản phẩm.
Bước 2: Điều chỉnh khoảng cách giữa 2 ống nhòm
Đảm bảo khoảng cách giữa 2 ống nhòm khớp với tầm mắt để có thể quan sát hình ảnh đối tượng chuẩn xác.
Bước 3: Chỉnh nét
Tiến hành chỉnh nét bằng bộ phận chỉnh nét trước để có được hình ảnh quan sát chuẩn nhất. Lưu ý là bạn nên lấy chuẩn cho từng mắt vì mỗi mắt có đặc điểm khác nhau.
Bước 4: Tinh chỉnh tổng quát để tìm độ nét cao nhất
Dù hình ảnh sau lấy nét đã đẹp và rõ ràng rồi thì bạn vẫn nên sử dụng thêm bộ phận tinh chỉnh. Nhờ vào chức năng này bạn có thể xác định được mức độ cho độ nét cao nhất ống nhòm. Việc thực hiện điều này nhiều lần sẽ giúp bạn có được kỹ năng tinh chỉnh độ nét chuẩn xác khi sử dụng ống nhòm.
Bước 5: Dùng chức năng zoom
Chức năng zoom trong ống nhòm nhằm phóng to thu nhỏ vật quan sát. Lưu ý khi thực hiện chức năng này là chỉnh từng mắt và khi thực hiện mắt này thì mắt còn lại nhắm lại. Nhìn tập trung vào một điểm, dùng tay chỉnh vòng điều khiển đến khi quan sát hình ảnh rõ nét nhất là được. Sau khi chỉnh thì nên nhìn lại bằng hai mắt để tiếp tục điều chỉnh nếu chưa đảm bảo.
Bước 6: Sử dụng đệm mắt
Việc sử dụng đệm mắt tăng khả năng quan sát hình ảnh cho người dùng khi dùng ống nhòm để quan sát. Tuỳ vào thiết kế của đệm mắt mà cách sử dụng và hiệu quả cũng khác nhau. Bạn cần chú ý việc nâng hay hạ đệm mắt cho phù hợp để đảm bảo quan sát có trường nhìn tốt nhất.
Bước 7: Bảo quản sau khi sử dụng
Luôn đảm bảo ống nhòm của bạn được bảo quản trong môi trường an toàn, tránh các tác nhân có thể ảnh hưởng đến tình trạng chất lượng của máy. Tốt nhất là sử dụng dây đeo bền chắc, đa năng khi bạn dùng hay không dùng ống nhòm và cất ống nhòm trong túi đựng chuyên dụng. Chú ý chủ động vệ sinh ống nhòm.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:
- Viết bài văn kể lại 1 câu chuyện (về 1 nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe)
- Những tấm gương sáng: Trình bày ý kiến của em về hành động, việc làm của người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người
- Truyền thống uống nước nhớ nguồn: Thuật lại 1 sự việc thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn
- Viết bài văn thuật lại 1 sự việc (thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn)
- Những miền quê yêu dấu: Em hãy giới thiệu về 1 miền quê mà em yêu mến
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT