Đoạn văn (2-3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe (hay, ngắn gọn)

Tổng hợp các đoạn văn (2 – 3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Đoạn văn (2-3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 1

Tiết 1, 2 trang 70, 71 lớp 4 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 4

Đoạn văn (2-3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 2

Em vừa được nghe cô giáo kể chuyện "Cây bút thần". Trong truyện, em thích nhất

CN                                     VN                                                               CN

là nhân vật Mã Lương. Cậu rất thích vẽ. Cậu thường xuyên tập vẽ. Một đêm,

                   VN             CN         VN        CN          VN                                     CN

Lương nằm mơ thấy một cụ già. Cậu được tặng cho một chiếc bút thần. Cậu dùng

                          VN                        CN               VN                                   CN

cây bút thần để giúp đỡ người nghèo và trừng trị kẻ ác. Em cảm thấy Mã Lương rất

                   VN                                                                 CN                   VN

tốt bụng và dũng cảm.

Đoạn văn (2-3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 3

Em rất thích cô Tấm. Nhân vật này rất xinh đẹp, tốt bụng. Tấm phải trải qua nhiều

CN           VN                  CN                       VN                     CN               VN

kiếp nạn. Cuối cùng, được sống hạnh phúc bên nhà vua. Em đã học được đức tính

                                  CN                        VN                         CN                VN

tốt đẹp của Tấm.

Đoạn văn (2-3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 4

Em vừa được nghe cô giáo kể chuyện "Cây bút thần". Trong truyện, em thích nhất là nhân vật Mã Lương. Cậu rất thích vẽ. Cậu thường xuyên tập vẽ. Một đêm, Mã Lương nằm mơ thấy một cụ già. Cậu được tặng cho một chiếc bút thần. Cậu dùng cây bút thần để giúp đỡ người nghèo và trừng trị kẻ ác. Em cảm thấy Mã Lương rất tốt bụng và dũng cảm.

  • Chủ ngữ: Em, cậu, Mã Lương 
  • Vị ngữ: vừa được nghe cô giáo kể chuyện "Cây bút thần"; thích nhất là nhân vật Mã Lương; rất thích vẽ; thường xuyên tập vẽ; nằm mơ thấy một cụ già; được tặng cho một chiếc bút thần; dùng cây bút thần để giúp đỡ người nghèo và trừng trị kẻ ác; cảm thấy Mã Lương rất tốt bụng và dũng cảm.
  • Trạng ngữ: Trong truyện, Một đêm

Đoạn văn (2-3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 5

Hôm qua, bà ngoại đã kể cho em nghe truyện Tấm Cám. Em rất thích cô Tấm. Nhân vật này rất xinh đẹp, tốt bụng. Tấm phải trải qua nhiều kiếp nạn. Cuối cùng, cô được sống hạnh phúc bên nhà vua. Em đã học được đức tính tốt đẹp của Tấm.

  • Chủ ngữ: bà ngoại, em, nhân vật này, Tấm. 
  • Vị ngữ: đã kể cho em nghe truyện Tấm Cám; rất thích cô Tấm; rất xinh đẹp, tốt bụng; phải trải qua nhiều kiếp nạn, cô được sống hạnh phúc bên nhà vua; đã học được đức tính tốt đẹp của Tấm.
  • Trạng ngữ: trong truyện, tối qua

Đoạn văn (2-3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 6

Trong những câu chuyện mà mình đã đọc, truyện mà mình yêu thích đó là “Dế Mèn phiêu lưu ký” của tác giả Tô Hoài. Nhân vật mà mình yêu thích đó là Dế Mèn. Bởi vì Dế Mèn là nhân vật đã biết nhìn nhận lỗi lầm của mình để thay đổi. Bạn ấy thích đi ngao du sông núi và thích giúp đỡ những người yếu đuối, gặp khó khăn xung quanh mình.

  • Chủ ngữ: truyện mà mình yêu thích, Nhân vật mà mình yêu thích, Bởi vì Dế Mèn,  Bạn ấy
  • Vị ngữ: đó là “Dế Mèn phiêu lưu ký” của tác giả Tô Hoài,  đó là Dế Mèn,  là nhân vật đã biết nhìn nhận lỗi lầm của mình để thay đổi, thích đi ngao du sông núi và thích giúp đỡ những người yếu đuối, gặp khó khăn xung quanh mình.
  • Trạng ngữ:  Trong những câu chuyện mà mình đã đọc

Đoạn văn (2-3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 7

Tối qua, bà nội đã kể chuyện "Thạch Sanh". Trong truyện, em thích nhất là nhân vật Thạch Sanh. Nhân vật này hiện lên với lòng dũng cảm, tài năng và sự tốt bụng. Em đã học tập những đức tính tốt đẹp của Thạch Sanh.

  • Chủ ngữ: bà nội, em, nhân vật này
  • Vị ngữ: đã kể chuyện "Thạch Sanh"; thích nhất là nhân vật Thạch Sanh; hiện lên với lòng dũng cảm, tài năng và sự tốt bụng; đã học tập những đức tính tốt đẹp của Thạch Sanh.
  • Trạng ngữ: trong truyện, tối qua

Đoạn văn (2-3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 8

Trong câu chuyện cổ tích Thạch Sanh, em rất yêu mến và thán phục nhân vật Thạch Sanh. Anh ấy là người anh hùng tài giỏi, dũng cảm, lương thiện. Khi thấy người gặp nạn, Thạch Sanh luôn sẵn sàng cứu giúp, không hề đắn đo hay suy nghĩ thiệt hơn.

→ Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu như sau:

  • Trong câu chuyện cổ tích Thạch Sanh, em/ rất yêu mến và thán phục nhân vật Thạch Sanh.
  • Anh ấy/ là người anh hùng tài giỏi, dũng cảm, lương thiện.
  • Khi thấy người gặp nạn, Thạch Sanh/ luôn sẵn sàng cứu giúp, không hề đắn đo hay suy nghĩ thiệt hơn.

Đoạn văn (2-3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 9

Trong câu chuyện Con rắn vuông, em rất ấn tượng với nhân vật anh chàng nông dân. Anh ta có tính khoác loác, thích phóng đại những sự vật xung quanh mình. Vì điều đó, anh đã bị vợ trêu đùa và cố tình hỏi vặn lại về câu chuyện con rắn khổng lồ đã kể. Kết quả, sau vài lần cố gắng bào chữa, anh ta đã tạo ra một con rắn hình vuông, đem đến tiếng cười cho độc giả.

→ Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu như sau:

  • Trong câu chuyện Con rắn vuông, em/ rất ấn tượng với nhân vật anh chàng nông dân.
  • Anh ta/ có tính khoác loác, thích phóng đại những sự vật xung quanh mình.
  • Vì điều đó, anh/ đã bị vợ trêu đùa và cố tình hỏi vặn lại về câu chuyện con rắn khổng lồ đã kể.
  • Kết quả, sau vài lần cố gắng bào chữa, anh ta/ đã tạo ra một con rắn hình vuông, đem đến tiếng cười cho độc giả.

Đoạn văn (2-3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 10

Câu chuyện cổ tích Cây khế, nhân vật người em trai vừa hiền lành, chăm chỉ lại tốt bụng. Khi đứng trước một hòn đảo chứa đầy châu báu, anh vẫn chỉ lấy vừa đủ chiếc túi ba gang, không hề bị của cải làm mờ mắt. Chi tiết đó đã góp phần khắc họa nên một con người với tâm trí kiên định và trung thực thật đáng ngưỡng mộ.

→ Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu như sau:

  • Trong câu chuyện cổ tích Cây khế, nhân vật người em trai/ vừa hiền lành, chăm chỉ lại tốt bụng.
  • Khi đứng trước một hòn đảo chứa đầy châu báu, anh/ vẫn chỉ lấy vừa đủ chiếc túi ba gang, không hề bị của cải làm mờ mắt.
  • Chi tiết đó/ đã góp phần khắc họa nên một con người với tâm trí kiên định và trung thực thật đáng ngưỡng mộ.

Đoạn văn (2-3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe - mẫu 11

Nhân vật người nông dân trong câu chuyện Người nông dân và con chim ưng là một người hiền lành, tốt bụng. Khi gặp con chim ưng bị thương nằm ở bìa rừng, bác đã đưa nó về nhà và tận tình chăm sóc. Nhờ phẩm chất tốt đẹp ấy, bác đã được con chim ưng quay về trả ơn, giúp thoát khỏi nguy hiểm.

→ Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu như sau:

  • Nhân vật người nông dân trong câu chuyện Người nông dân và con chim ưng/ là một người hiền lành, tốt bụng.
  • Khi gặp con chim ưng bị thương nằm ở bìa rừng, bác/ đã đưa nó về nhà và tận tình chăm sóc.
  • Nhờ phẩm chất tốt đẹp ấy, bác/ đã được con chim ưng quay về trả ơn, giúp thoát khỏi nguy hiểm.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: