Trao đổi với bạn những thông tin về một nhà khoa học hoặc một phát minh (3 mẫu)

Tổng hợp các đoạn văn Trao đổi với bạn những thông tin về một nhà khoa học hoặc một phát minh được nêu trong câu chuyện em đã đọc hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Trao đổi với bạn những thông tin về một nhà khoa học hoặc một phát minh - mẫu 1

Nhà khoa học Thomas Edison từ nhỏ đã rất ham học hỏi, tìm tòi, khám phá những điều mới lạ xung quanh cuộc sống. Sau hơn 10 nghìn lần thất bại với việc sáng chế ra bóng đèn cùng với những lời chê bai của người khác thì cuối cùng ông cũng đã thành công chế tạo bóng đèn dây tóc.

Trao đổi với bạn những thông tin về một nhà khoa học hoặc một phát minh - mẫu 2

Galileo di Vincenzo Bonaiuti de' Galilei hay còn được biết đến là Galileo ( 1564-1642, Ý ) được coi là một trong người có những đóng góp lớn nhất cho sự phát triển của khoa học. Có một điều chắc chắn rằng Galileo là người đầu tiên có thể giúp khoa học để đi ra khỏi xu hướng của Aristotle. Ông là nhà vật lý, nhà thiên văn học, và triết gia. Và đóng góp nổi tiếng nhất của ông là phát minh ra kính viễn vọng.

Trao đổi với bạn những thông tin về một nhà khoa học hoặc một phát minh - mẫu 3

Aristotle sinh năm 384 trước Công Nguyên tại Stagira. Là nhà triết học vĩ đại thời Hy Lạp cổ đại, người có kiến thức rộng lớn trong lĩnh vực khác nhau. Ông đã có nhiều đóng góp to lớn trong vật lý, thi ca, động vật học, logic, hùng biện, chính trị, chính quyền, đạo đức, và sinh học của nền văn minh con người thời cổ đại.

Trao đổi với bạn những thông tin về một nhà khoa học hoặc một phát minh - mẫu 4

Khi bắt đầu sự nghiệp của mình, Einstein đã nhận ra cơ học Newton không còn có thể thống nhất các định luật của cơ học cổ điển với các định luật của trường điện từ. Từ đó ông phát triển thuyết tương đối đặc biệt, với các bài báo đăng trong năm 1905. Tuy nhiên, ông nhận thấy nguyên lý tương đối có thể mở rộng cho cả trường hấp dẫn, và điều này dẫn đến sự ra đời của lý thuyết về hấp dẫn trong năm 1916, năm ông xuất bản một bài báo về thuyết tương đối tổng quát. Ông tiếp tục nghiên cứu các bài toán của cơ học thống kê và lý thuyết lượng tử, trong đó đưa ra những giải thích về lý thuyết hạt và sự chuyển động của các phân tử. Ông cũng nghiên cứu các tính chất nhiệt học của ánh sáng và đặt cơ sở cho lý thuyết lượng tử ánh sáng. Năm 1917, Einstein sử dụng thuyết tương đối tổng quát để miêu tả mô hình cấu trúc của toàn thể vũ trụ. Cùng với Satyendra Nath Bose, năm 1924-1925 ông tiên đoán một trạng thái vật chất mới đó là ngưng tụ Bose-Einstein của những hệ lượng tử ở trạng thái gần độ không tuyệt đối.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: