Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật (3 mẫu)

Tổng hợp các đoạn văn Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật - mẫu 1

Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm sinh thái gần giống nhau.   Nhiệt độ:  Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20-320C, thích hợp nhất là 25-320C. khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8-420C, cá chết rét ở 5,50C và bắt đầu chết nóng ở 420C. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh. Độ mặn: Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0-40%. Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10-25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt thơm ngon. pH:  Môi trường có độ HP từ 6,5-8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu đựng trong môi trường nước có độ PH thấp bằng 4. Oxy hòa tan:  Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu Oxy. Yêu cầu hàm lượng oxy hòa tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp hơn 5-10 lần so với tôm sú.

Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật - mẫu 2

Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non... và có sự phân công công việc rõ ràng. Ong có nhiều loài khác nhau, các loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,... Ong thường sống thành đàn, nhiều nhất có khi tới 25.000 – 50.000 con, trong các tổ ở hốc cây, kẽ đá, bụi rậm, trong rừng, hoặc các tổ hòm cải tiến do người nuôi làm chỗ ở. Ong có thể sống đơn độc hoặc tập hợp thành nhiều kiểu cộng đồng khác nhau. Đặc trưng nhất của ong là sống thành các tập hợp có tổ chứa xã hội tốt thể hiện ở ong mật, ong nghệ, và ong không ngòi thuộc phân họ ong mật. Tính xã hội, của nhiềm nhóm khác nhau, được tin là đã chúng đã tiến hóa tách biệt nhiều lần trong nhóm ong.

Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật - mẫu 3

Ốc sên thường sống ở những nơi ẩm ướt. Vào mùa hè nóng bức, nó co mình trong vỏ để tránh nóng và ngủ. Khi đó, nó tiết ra một chất dính, bịt kín miệng ốc. Đến mùa thu mát mẻ, chúng thức dậy, kiếm ăn.

Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật - mẫu 4

Cá là những động vật có dây sống, phần lớn là ngoại nhiệt (máu lạnh), có mang (một số loài có phổi) và sống dưới nước. Hiện người ta biết khoảng trên 31.900 loài cá, điều này làm cho chúng trở thành nhóm đa dạng nhất trong số các động vật có dây sống. Sự biến nhiệt cho phép thân nhiệt của chúng biến đổi theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường, mặc dù một số loài cá lớn có hoạt động bơi lội tích cực như cá mập trắng lớn và cá ngừ có thể duy trì một nhiệt độ cơ thể cao hơn.

Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật - mẫu 5

Thằn lằn được tìm thấy ở khắp trên thế giới, gần như trong mọi địa hình. Một số sống ở trên cây, số còn lại sống trong các thảm thực vật trên mặt đất, trong khi số khác lại thích sống trên những mỏm đá ở sa mạc. Hầu hết, loài thằn lằn thường hoạt động vào ban ngày. Thằn lằn là loài động vật máu lạnh, vì vậy chúng dựa vào môi trường sống để làm ấm cơ thể. Sử dụng ánh nắng từ mặt trời và hoạt động để làm tăng nhiệt độ của cơ thể, tia nắng mặt trời cung cấp vitamin D cho thằn lằn. Thời gian ban ngày chúng dành thời gian phơi mình trên những mỏm đá để tắm nắng, săn mồi hoặc tìm kiếm thức ăn theo cách riêng của chúng.

Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật - mẫu 6

Nhà em có nuôi một chú gà trống. Mỗi ngày, chú sẽ gáy khoảng 3-4 lần vào mỗi đầu buổi. Khi không có việc gì làm, gà trống thường đi xung quanh sân, ưỡn bộ ngực và cái đuôi rực rỡ sắc màu cho mọi người nhìn ngắm. Thỉnh thoảng, chú cúi xuống dưới đất để tìm kiếm thức ăn. Đến tối, chú ta trở lại chuồng của mình, đánh một giấc thật ngon để sáng sớm gọi mọi người thức dậy.

Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật - mẫu 7

Cá voi được công nhận là một trong loài sinh vật to lớn nhất hành tinh hiện nay. Tuy có thân hình quá khổ nhưng chúng lại vô cùng hiền lành. Cá voi là động vật có vú nhưng lại sinh sống dưới nước. Thế nên chúng thường xuyên phải ngoi lên mặt nước để hít thở. Hiện tượng cá voi phun nước chính là lúc chúng đang hít thở để thải ra không khí cũ và hít vào không khí mới.

Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật - mẫu 8

Cua là loài động vật rất khác lạ. Chúng có những tám cái chân nhưng chỉ bò ngang. Hai cái càng sắc nhọn như hai cánh tay khỏe khoắn sẵn sàng chiến đấu với mọi loài vật. Cua thường sinh sống ở các nhánh sông, ao, đầm thuộc vùng nước mặn, lợ. Chúng đào hang để trú ngụ và ăn các loài vật bé hơn như trai, ốc, còng, cáy, cá vụn.

Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật - mẫu 9

Những chú chim bồ câu có đôi cánh dài, rộng, dùng để bay lượn trên bầu trời. Chúng thường làm tổ ở trên cây. Hằng ngày, chúng sẽ bay đi khắp nơi tìm thức ăn và vật liệu làm tổ. Đến đêm trở về, chúng lại cần mẫn xây đắp thêm vào chiếc tổ nhỏ bé một chút kiên cố. Chim cũng đẻ trứng và ấp trứng trong tổ. Những con chim non khi mới chào đời vẫn chưa biết bay. Chúng thường nằm trong chiếc tổ vững chãi mà bố mẹ đã xây, chờ bố mẹ mang thức ăn về.

Nói về môi trường sống và thói quen của một loài vật - mẫu 10

Hươu cao cổ là loài động vật có ngoại hình rất nổi bật với chiếc cổ cao, dài. Làn da chúng lấm tấm những đốm không đều nhau. Chúng thường sinh sống theo đàn ở những đồng cỏ, thảo nguyên rộng lớn. Mỗi đàn hươu có khoảng 10-15 con. Thức ăn của những chú hươu cao cổ là lá cây. Khi cánh rừng này hết thức ăn, chúng có thể di cư sang nơi khác.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác: