Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (3 mẫu)
Tổng hợp các đoạn văn Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (mẫu 1)
- Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (mẫu 2)
- Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (mẫu 3)
- Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (mẫu 4)
- Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (mẫu 5)
- Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (mẫu 6)
- Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (mẫu 7)
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 1
Trong cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, em được đọc rất nhiều những câu chuyện hay với nhiều nội dung khác nhau. Trong đó, em đặc biệt yêu thích những câu chuyện có các bài học ý nghĩa được đúc kết sau khi đọc. Tiêu biểu là câu chuyện Con vẹt xanh.
Câu chuyện Con vẹt xanh kể về một bạn nhỏ có tên là Tú. Tú có một người anh trai rất yêu thương và quan tâm mình. Một ngày nọ, trong vườn nhà Tú xuất hiện một chú vẹt nhỏ bị thương ở cánh. Thế là cậu đã đưa chú chim ấy về nhà để chăm sóc. Khi anh trai bảo với cậu rằng, loài vẹt có thể bắt chước giọng nói của con người, Tú rất háo hức mong chờ được nghe vẹt nói chuyện. Từ hôm đó, mỗi khi đi học về, Tú sẽ chạy ngay về phía con vẹt. Thấy cậu, con vẹt vui lắm, liên nhục nhảy nhót, há mỏ đòi ăn. Tú yêu thương vẹt lắm, chăm chú đút cho nó ăn, rồi còn cưng nựng nó như trẻ con. Dù vẹt chưa thể nói được từ nào, cậu cũng thấy nó thật ngoan.
Một hôm, khi Tú đang chơi với vẹt, thì có tiếng anh trai gọi cậu ra phụ việc nhà. Cậu không vui chút nào, nên phụng phịu đáp lại anh bằng những lời nói trống không. Khi anh gọi thì cậu trả lời là “Cái gì?”, rồi còn lẩm bẩm “Kêu chi kêu hoài”. Hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần, khiến anh trai rất buồn nhưng Tú chẳng để tâm.
Cho đến một hôm, con vẹt bất ngờ nói chuyện. Tú sung sướng và tự hào lắm, vội gọi bạn bè đến nhà để xem vẹt nói chuyện. Tuy nhiên, mỗi khi Tú gọi “Vẹt ơi”, thì vẹt lại chỉ đáp trống không “Cái gì?” chứ không “Dạ” như lời cậu đã dạy. Điều này làm Tú buồn lắm, liền mắng nó rằng “Anh chăm sóc vẹt cực khổ, vậy mà anh gội, vẹt trả lời “cái gì” à?”. Nhưng vừa nói xong, thì vẹt lại bảo “Kêu chi kêu hoài”. Lúc này, Tú nhận ra rằng vẹt đang bắt chước những lời mình nói khi anh trai gọi. Thì ra, chú vẹt đã không lễ phép, là vì đang học theo một người bạn không lễ phép như Tú. Có phải những lúc ấy, anh trai cũng buồn và thất vọng như Tú bây giờ không nhỉ. Càng nghĩ, Tú càng ân hận và buồn bã. Cậu mong thật nhanh được sửa chữa lỗi sai của mình. Từ hôm nay, cậu sẽ ngoan ngoãn và lễ phép hơn, sẽ “dạ” thật to mỗi khi anh trai gọi mình.
Câu chuyện Con vẹt xanh có kết thúc mở, giúp em có thể tự tương tượng ra những cách mà Tú sẽ sửa chữa lỗi sai của mình. Cũng từ đó, giúp em hiểu thêm một bài học ý nghĩa về việc phải biết lễ phép, ngoan ngoãn vâng lời với người lớn. Bởi nếu mình nói chuyện trống không, thì người thân sẽ buồn lắm.
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 2
Thuở ấy có một bà già sống độc thân nhà lại rất nghèo, suốt ngày bà phải ra đồng mò cua bắt ốc kiếm sống qua ngày. Một hôm tình cờ bà nhặt được một con ốc. Vỏ nó phủ một màu xanh biển trông rất lạ, rất xinh. Bà không nỡ bán mà đem thả vào một cái chum nước.
Lạ thay từ ngày đó trở đi, mỗi lần bà đi làm về đều thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất, gọn gàng, vườn tược cây cối được vun xới, lợn gà ăn uống no say. Và một mâm cơm được sắp sẵn trên bàn. Bà quyết định tìm ra cho bằng được người đã ngấm lén giúp bà. Rồi một hôm, bà vẫn đi làm bình thường nhưng đến nửa ngày bà thấy một người con gái tuổi mới mười tám đôi mươi đẹp như tiên sa giáng trần từ trong chum nước bước ra, nhẹ nhàng đi vào nhà. Cô gái cầm chổi quét nhà, dọn dẹp nhà cửa, cho lợn gà ăn,… Lúc đó bà lặng lẽ đến bên chum nước, cầm vỏ ốc rồi lén đập vỡ ra thành từng mảnh. Nghe tiếng động, cô gái vội vàng đến bên chum nước để ẩn mình vỏ ốc, nhưng đá quá muộn. Bà lão nhìn người con gái xinh đẹp cất tiếng nói:
- Con gái ơi! Hãy ở lại với ta!
Từ đó nàng tiên Ốc trở thành người con yêu quý của bà lão. Hai mẹ con bà sống thật đầm ấm hạnh phúc.
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 3
Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế.
Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em ra quả rất sai. Từng chùm quả chín vàng như nặng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khế mà vui mừng, tính đem bán để lấy tiền mua gạo.
Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời: “Ăn một quả trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng”
Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn về kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, đến một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.
Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đổi cho anh.
Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói: “Ăn một quả trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng”
Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu báu trên đảo, người anh vội vàng nhét đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vỗ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 4
Ở chương trình Tiếng Việt lớp 4, em được học các câu chuyện hay và ý nghĩa. Các câu chuyện ấy kể về các bạn nhỏ trạc tuổi em, nên câu chuyện cũng nhờ vậy mà trở nên gần gũi hơn. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng câu chuyện Anh em sinh đôi.
Câu chuyện kể về hai anh em sinh đôi là Long và Khánh. Họ có ngoại hình giống nhau đến mức có thể bị người khác nhận nhầm. Khi còn nhỏ, Long rất khoái chí với điều này. Nhưng dần dần khi đã trưởng thành, cậu lại không cảm thấy vui nữa, thậm chí là cáu gắt khi bị nhận nhầm với anh Khánh.Để hạn chế tối đa điều này xảy ra, Long đã nỗ lực làm mọi cách trở nên thật khác anh trai của mình. Cậu cắt tóc, ăn mọc, tập dáng đi, cách nói chuyện cho thật khác biệt với anh.
Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ một hội thao của trường. Hôm đó, Long và anh Khánh phải mặc đồng phục giống nhau để cùng tham gia thi chạy. Cậu lo lắm. Sợ khi mặc áo quần giống nhau, thì các bạn sẽ nhầm cậu với anh, rồi cổ vũ nhầm người. Thế nhưng, mọi lo lắng của Long đều là dư thừa. Vì trong suốt cuộc thi, không ai cổ vũ nhầm cho Long và anh Khánh cả. Cậu cảm thấy thật kì lạ. Vì thế, ngay khi hội thao kết thúc, cậu đã tìm gặp các bạn để hỏi chuyện. Lúc này, mọi người đã giải thích cho Long hiểu rằng, mọi người không nhầm lẫn hai anh em, vì mỗi người có một tính cách khác biệt hoàn toàn. Khi chỉ nhìn lướt qua thì mới có thể nhầm lẫn, nhưng khi trò chuyện thì không thể nào nhầm Long với anh Khánh được. Lời giải thích ấy của các bạn khiến Long vui như mở cờ trong bụng. Cậu cảm thấy hạnh phúc vô cùng, và buồn cười về những lo lắng của bản thân.
Từ câu chuyện Anh em sinh đôi, em hiểu rõ hơn về nét riêng của mỗi người. Nét riêng ấy không phải dựa vào áo quần hay dáng đứng như Long từng nghĩ. Mà nó thể hiện ở tính cách và phẩm chất của một người. Do đó, hãy trau dồi và phát triển bản thân từ sâu bên trong, để xây dựng một bản thân thật riêng biệt.
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 5
Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên cho chú là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám; mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.
Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật. Chẳng mấy chốc, làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.
Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Hỏi chuyện, Cẩu Khây biết tên cậu là Nắm Tay Đóng Cọc. Nắm Tay Đóng Cọc sốt sắng xin được cùng Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh.
Đến một vùng khác, hai người nghe có tiếng tát nước ầm ầm. Họ ngạc nhiên thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. Nghe Cẩu Khây nói chuyện, Lấy Tai Tát Nước hăm hở cùng hai bạn lên đường.
Đi được ít lâu, ba người lại gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây, lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. Cẩu Khây cùng các bạn đến làm quen và nói rõ chí hướng của ba người. Móng Tay Đục Máng hăng hái xin được làm em út đi theo.
Bốn anh em tìm tới chỗ yêu tinh ở. Nơi đây bản làng vắng teo, chỉ còn mỗi một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Thấy anh em Cẩu Khây kêu đói, bà cụ nấu cơm cho ăn. Ăn no, bốn cậu bé lăn ra ngủ. Tờ mờ sáng, bỗng có tiếng đập cửa. Biết yêu tinh đã đánh hơi thấy thịt trẻ con, bà cụ liền lay anh em Cẩu Khây dậy, giục chạy trốn. Cẩu Khây bèn nói:
– Bà đừng sợ, anh em chúng cháu đến đây để bắt yêu tinh đấy.
Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dâng ngập cả cánh đồng. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt, Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngả cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại cạn khô. Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.
Từ đấy, bản làng lại đông vui.
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 6
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, em thích nhất là câu chuyện Thằn lằn xanh và tắc kè. Một câu chuyện ngộ nghĩnh, đáng yêu kể về cuộc sống của đôi bạn Thằn lằn và tăc kề, mang lại cho em bài học đáng nhớ.
Chuyện kể rằng vào một hôm nọ, khi thằn lằn xanh đang bò trên cành cây thì đột nhiên, thằn lằn phát hiện "người bạn mới" tắc kè đang bò trên bức tường ở một ngôi nhà và cất tiếng chào:
- Chào cậu! Tớ là thằn lằn xanh. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào ban ngày.
- Chào cậu! Tớ là tắc kè. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào buổi tối. – Tắc kè đáp lời thằn lằn xanh.
Cả hai bạn cảm thấy thích thú về cuộc sống của nhau: Tắc kè thì thấy chán những bức tường lắm rồi và muốn kiếm ăn trên cây, trong các bụi cỏ giống Thằn lằn. Còn Thằn lằn xanh lại muốn bò lên tường để tìm thức ăn giống tắc kè. Thế là đôi bạn quyết định đổi cuộc sống cho nhau.
Vài ngày sau, Thằn lằn xanh nhận ra tay và chân của mình không bám dính như tắc kè. Trong khi đó, tắc kẻ cũng cảm thấy mình không thể chịu được sức nóng của ban ngày. Cuối cùng họ cùng đổi lại cuộc sống như trước. Thằn lằn xanh trở về với cái cây của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối. Đôi bạn vẫn thi thoảng gặp nhau và trò chuyện về cuộc sống.
Em rất yêu thích những trải nghiệm cuộc sống thú vị, đầy mới lạ của Thằn lằn xanh và tắc kè. Đồng thời nhờ đó em cũng nhận ra mỗi người đều có những ưu điểm, nên biết trân trọng và yêu mến cuộc sống hiện tại.
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt - mẫu 7
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, em đã được đọc một câu chuyện rất hay và ý nghĩa, đó là Công chúa và người dẫn chuyện. Sau đây mời cô và các bạn cùng lắng nghe.
Chuyện diễn ra sau bữa ăn trưa, khi cô giáo thông báo Giét-xi được chọn đóng vai công chúa trong vở kịch sắp tới. Cảm nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bė, Giét-xi vui lắm.
Về nhà, Giét-xi hào hứng kể cho mẹ nghe. Cả tuần ấy, tối nào mẹ cũng tập lời thoại cùng Giét-xi. Giét-xi siêng năng luyện tập và nhớ lời thoại rất nhanh. Nhưng khi lên sân khấu diễn thử, mọi lời thoại trong đầu Giét-xi đều bay đi đâu hết. Cuối cùng, cô giáo đành phải đổi vai cho cô bé. Giét-xi thấy buồn lắm. Sao không buồn khi phải nhường vai chính cho bạn khác diễn được! Thấy Giét-xi buồn, mẹ rủ cô bé cùng ra nhổ cỏ trong vườn nhà. Khu vườn vào xuân, những cây hồng leo khoác tấm áo xanh mới. Mẹ cô bé định nhổ hết cỏ và hoa dại ở đây để từ giờ trong vườn chỉ trồng hoa hồng thôi. Nhưng Giét-xi ngăn cản mẹ vì cô bé thích cả hoa bồ công anh. Mẹ mỉm cười và nói: mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng, con người cũng vậy, không phải ai cũng thành công chúa, nhưng điều đó không có gì đáng xấu hổ. Giét-xi đoán mẹ đã biết chuyện thay vai diễn của mình. Mẹ dịu dàng nói: "Con gái bé nhỏ của mẹ, con có giọng đọc truyền cảm, rất hợp với vai người dẫn chuyện. Nếu thiếu người dẫn chuyện, vở kịch cũng khó mà thành công được con ạ."
Câu chuyện đã giúp em nhận được một bài học thật ý nghĩa, đó là mỗi người đều có vẻ đẹp và giá trị riêng của mình. Hãy tự tin và hạnh phúc với điều đó, phát huy sở trường của bản thân để làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp hơn.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:
- Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em
- Kể lại một việc có ích em đã làm cùng bạn bè hoặc người thân
- Tìm đọc câu chuyện về những trải nghiệm trong cuộc sống (ví dụ: câu chuyện về 1 cuộc phiêu lưu, một chuyến du lịch hoặc về quá trình thực hiện một công việc phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách,...)
- Quan sát tranh bài Gặt chữ trên non và nêu cảm nghĩ của em về việc đi học của các bạn nhỏ
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT