5+ Giới thiệu về một di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc một địa danh của thành phố Hồ Chí Minh
Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc một địa danh của thành phố Hồ Chí Minh mà em ấn tượng nhất (theo gợi ý): Tên di tích/ địa danh; địa điểm; nét nổi bật, đặc sắc về di tích địa danh đó hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Giới thiệu về một di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc một địa danh của thành phố Hồ Chí Minh (mẫu 1)
- Giới thiệu về một di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc một địa danh của thành phố Hồ Chí Minh (mẫu 2)
- Giới thiệu về một di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc một địa danh của thành phố Hồ Chí Minh (mẫu 3)
- Giới thiệu về một di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc một địa danh của thành phố Hồ Chí Minh (mẫu 4)
Giới thiệu về một di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc một địa danh của thành phố Hồ Chí Minh - mẫu 1
Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (65 Lý Tự Trọng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) có diện tích gần 2ha, được giới hạn bởi bốn con đường ở bốn phía. Công trình được khởi công xây dựng năm 1885 và hoàn thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux. Ban đầu, đây là Bảo tàng Thương mại - nơi trưng bày những sản vật trong nước. Nhưng khi xây xong, tòa nhà trở thành tư dinh của Phó Toàn quyền Đông Dương Henri Eloi Danel, sau này là dinh của các Phó Toàn quyền Đông Dương và cuối cùng là Thống đốc Nam Kỳ.
Chỉ riêng năm 1945, tòa nhà đã nhiều lần thay đổi chủ nhân. Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp, Thống đốc người Nhật Yoshio Minoda chiếm dinh. Tháng 7 năm đó, Khâm sai Nam Bộ Nguyễn Văn Sâm tới ở nhưng chưa được bao lâu thì ngày 25-8-1945, lực lượng cách mạng đã vào hạ cờ quẻ ly, kéo cờ đỏ sao vàng. Tòa nhà trở thành trụ sở Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ, rồi Ủy ban Nhân dân Nam Bộ. Ngày 10-9-1945, Trung tá B.W. Roe (Phái bộ quân sự Anh) chiếm dinh, buộc Ủy ban Nhân dân Nam bộ chuyển về dinh Đốc lý (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh).
Sau hiệp định Genève năm 1954, Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc khách. Ngày 27-2-1962, dinh Độc Lập bị ném bom, Ngô Đình Diệm dời phủ Tổng thống sang đây. Ngày 1-11-1963, chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Năm 1966, sau khi dinh Độc Lập được xây lại, tòa nhà này trở thành trụ sở của Tối cao Pháp viện. Năm 1978, tòa nhà này trở thành Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 1999 đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Công trình Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh gồm tòa nhà chính 2 tầng với diện tích 1.700m2 và tòa nhà ngang phía sau. Bố cục kiến trúc đăng đối, mang phong cách cổ điển phục hưng với khối sảnh là điểm nhấn ở giữa, hai cánh trải dài hai bên cùng hàng cột ionic - một dạng thức kiến trúc kinh điển của châu Âu. Kiến trúc công trình có sự kết hợp Âu - Á: Mặt tiền mang nét Tây phương với nhiều phù điêu mang biểu tượng thần thoại Hy Lạp nhưng phần mái lại mang dáng dấp Á Đông. Do mục đích ban đầu của tòa nhà là Bảo tàng Thương mại nên hai bên cửa chính có 2 cột trụ trang trí tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp. Năm 1943, Thống đốc Nam Kỳ Ernest Thimothée Hoeffel cho phá bỏ hai tượng này để xây dựng mái hiên như ngày nay.
Giới thiệu về một di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc một địa danh của thành phố Hồ Chí Minh - mẫu 2
Dinh Độc Lập là một trong những di tích lịch sử ở thành phố Hồ Chí Minh vô cùng nổi tiếng đối với người dân Sài Gòn và cả du khách nước ngoài. Tại nơi đây lưu giữ rất nhiều sự kiện, kỷ niệm, di vật vào thời Việt Nam chống Pháp, Nhật,… Bạn phải đến tận mắt nơi đây mới có được những trải nghiệm về một thời kỳ vàng son của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông cha ta đã chiến đấu như thế nào, hy sinh những gì.
Chúng ta có thể vào Dinh Độc Lập để tham quan, tìm hiểu rõ hơn về ngày độc lập của Việt Nam. Đặc biệt, lễ Quốc Khánh 2/9 đang đến gần, mọi người nên đến Dinh Độc Lập để xem lại những khoảnh khắc hào hùng nhất của dân tộc Việt Nam vào thời kỳ vừa được giải phóng. Không chỉ có được học hỏi thêm về lịch sử, bạn còn có thể sở hữu ngay những bức ảnh tuyệt đẹp bởi phong cảnh trong Dinh cực kỳ tráng lệ.
Giới thiệu về một di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc một địa danh của thành phố Hồ Chí Minh - mẫu 3
Nếu là một người yêu thích lịch sử chiến tranh Việt Nam thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ sót Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Việt Nam. Đây là di tích lịch sử ở thành phố Hồ Chí Minh còn lưu giữ rất nhiều vật dụng từ thời chiến tranh. Không chỉ còn là những câu chuyện, thông qua sách vở, tranh ảnh,… Tại bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh này, bạn sẽ được tận mắt xem những hiện vật, tận tay trải nghiệm.
Tại Di tích lịch sử này có trưng bày những cỗ xe tăng, phi cơ, máy bay trực thăng, đại pháo,… từng được một thời chinh chiến ngoài xa cơ để đẩy lùi quân giặc. Bên trong bảo tàng còn lưu trữ hàng trăm, nghìn hiện vật được thu nhặt hậu chiến tranh. Mọi người sẽ được tận mắt thấy những loại vũ khí của quân ta lẫn quân giặc trong thời chiến.
Ngoài ra còn có rất nhiều hiện vật cùng ấn tượng khác như chất độc màu da cam, bom, đạn,… Đặc biệt, trong Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Việt Nam có hiện vật cho một sự việc vô cùng hi hữu, siêu hiếm gặp. Đó chính là hình ảnh hai viên đạn đâm xuyên vào nhau vô cùng ấn tượng.
Giới thiệu về một di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc một địa danh của thành phố Hồ Chí Minh - mẫu 4
Nhắc đến di tích lịch sử ở thành phố Hồ Chí Minh thì không thể nào thiếu địa đạo Củ Chi, nơi khiến cho quân giặc phải khiếp sợ trước trí thông minh, sự kiên trì của lực lượng vũ trang Việt Nam thời xưa. Cả một khu di tích đều là những đường hầm được sử dụng vào thời kỳ kháng chiến chống giặc được thiết kế, bộ trí vô cùng tinh vi và đầy thông minh.
Không chỉ đơn giản là những đường hầm nối dại mà bên dưới lòng đất tại Địa đạo Củ Chi là một lâu đài kiên cố đầy phức tạp. Đây là con đường giúp quân lính của chung ta trù ẩn, vận chuyển vũ khí, lương thực, tấn công bất khiến quân địch không hề hay biết. Kiến trúc của địa đạo Củ Chi vô cùng phức tạp kiến nhiều chuyên gia quân sự, kiến trúc sư hàng đầu thế giới vào thời ấy cũng phải nể phục.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:
- Em ấn tượng với hoạt động nào trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên? Vì sao?
- Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 - 5 câu) bày tỏ cảm nghĩ về truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ
- Viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) thể hiện mong muốn của em về thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai.
- Hãy viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về Địa đạo Củ Chi
- Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một vùng mà em yêu thích (theo gợi ý): Tên vùng/ Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu/ Câu chuyện lịch sử liên quan/ Chia sẻ cảm nghĩ của em,...
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT