Yến, tạ, tấn Bảng đơn vị đo khối lượng Toán lớp 4 hay, chi tiết
Bài viết Yến, tạ, tấn Bảng đơn vị đo khối lượng Toán lớp 4 sẽ tóm tắt lại lý thuyết trọng tâm, công thức quan trọng trong bài học giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 4.
1. Yến, tạ, tấn
+ Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-gam, người ta còn dùng những đơn vị: yến, tạ, tấn
+ Đổi đơn vị đo:
1 yến = 10kg; 1 tạ = 10 yến; 1 tạ = 100kg; 1 tấn = 10 tạ 1 tấn = 1000kg
2. Đề-ca-gam; Héc-tô-gam
+ Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn gam, người ta còn dùng những đơn vị: đề-ca-gam, héc-tô-gam.
+ Đề-ca-gam viết tắt là dag. Héc-tô-gam viết tắt là hg.
+ Đổi đơn vị đo:
1dag = 10g; 1hg = 10dag; 1hg = 100g
3. Bảng đơn vị đo khối lượng
* Nhận xét:Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn, liền nó.
4. Các dạng bài tập
a) Dạng 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng
* Phương pháp: Sử dụng bảng đơn vị đo khối lượng và nhận xét rằng với hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
+ Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
4kg500g = ….g 5hg = ….g 1 yến 6kg = ….kg
2 tấn 3 tạ = ….kg 1kg 5dag = ….g 65hg 17g = ….g
Lời giải
4kg500g = 4500g 5hg = 500g 1 yến 6kg = 16kg
2 tấn 3 tạ = 2300kg 1kg 5dag = 1050g 65hg 17g = 6517g
b) Dạng 2: Các phép tính với đơn vị đo khối lượng:
* Phương pháp:
+ Khi thực hiện phép tính cộng hoặc trừ các khối lượng có kèm theo các đơn vị đo giống nhau, ta thực hiện tương tự như các phép tính với số tự nhiên, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.
+ Khi thực hiện phép tính có kèm theo các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện tính bình thường.
+ Khi nhân hoặc chia một đơn vị đo khối lượng với một số, ta nhân hoặc chia số đó với một số như cách thông thường, sau đó thêm đơn vị đo khối lượng vào kết quả.
+ Ví dụ: Tính:
2hg + 163g 63 yến x 4
3kg – 1773g 3696kg : 16
Lời giải:
2hg + 163g = 200g + 163g = 363g
63 yến x 4 = 252 yến
3kg – 1773g = 3000g – 1773g = 1227g
3696kg : 16 = 231kg
c) Dạng 3: So sánh các đơn vị đo khối lượng
* Phương pháp:
+ Khi so sánh các đơn vị đo giống nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên.
+ Khi so sánh các đơn vị đo khác nhau, trước hết ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh bình thường.
Ví dụ: Điền dấu >, <, = thích hợp vào chố chấm:
2 tạ 5kg … 260kg 5hg 3g … 500g 2kg6dag … 2060g
Lời giải:
2 tạ 5kg < 260kg 5hg 3g > 500g 2kg6dag = 2060g
d) Dạng 4: Toán có lời văn
* Phương pháp:
+ Đọc kỹ đề bài, xác định rõ các đại lượng và các phép tính có trong bài toán
+ Đổi đơn vị (nếu cần).
+ Giải bài toán và ghi đáp số.
Ví dụ: Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 3 tạ gạo, ngày thứ hai bán được 14 yến 5kg gạo. Hỏi sau hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Lời giải:
Tóm tắt:
Ngày thứ nhất: 3 tạ gạo
Ngày thứ hai: 14 yến 5kg gạo
Cả hai ngày:…?kg gạo
Bài làm
Đổi 3 tạ = 300kg, 14 yến 5kg = 145kg
Cả hai ngày cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:
300 + 145 = 445 (kg)
Đáp số: 445kg gạo
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết, công thức Toán lớp 4 hay, chi tiết khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)