Trọn bộ Công thức Vật Lí 7 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)

Trọn bộ Công thức Vật Lí 7 Học kì 1, Học kì 2 quan trọng trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, dễ dàng tổng kết lại kiến thức đã học từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí 7.


Tóm tắt công thức Vật Lí 7 (chương trình cũ)

Công thức định luật phản xạ ánh sáng

1. Nội dung định luật phản xạ ánh sáng

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới.

2. Công thức – biểu diễn bằng hình vẽ định luật phản xạ ánh sáng

- Góc tới là góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến, được kí hiệu là i.

- Góc phản xạ là góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến, được kí hiệu là i’.

- Công thức định luật phản xạ ánh sáng: i’ = i.

Hình vẽ:

 Công thức định luật phản xạ ánh sáng

- Trong hình vẽ biểu diễn: 

+ G là gương phẳng.

+ SI là tia tới

+ I là điểm tới

+ IR là tia phản xạ

+ IN là pháp tuyến của gương tại điểm tới.

+ Góc Công thức định luật phản xạ ánh sáng = i là góc tới

+ Góc Công thức định luật phản xạ ánh sáng = i’ là góc phản xạ.

Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc phản xạ bằng góc tới: i’ = i.

Công thức tính vận tốc truyền âm

1. Định nghĩa

- Vận tốc truyền âm là đại lượng đặc trưng cho sự lan truyền âm nhanh hay chậm.

- Vận tốc truyền âm trong các môi trường khác nhau là khác nhau.

2. Công thức 

- Khi biết quãng đường đi được của âm trong khoảng thời gian t khi âm truyền trong một môi trường nào đó, ta xác định vận tốc truyền âm trong môi trường đó bằng công thức: 

Công thức tính vận tốc truyền âm 

- Trong đó: S là quãng đường truyền âm, có đơn vị mét (m);

        t là thời gian truyền âm, có đơn vị giây (s);

       v là vận tốc truyền âm, có đơn vị là mét trên giây (m/s).

3. Mở rộng

- Từ công thức vận tốc truyền âm, ta suy ra:

+ công thức quãng đường truyền âm

S = v.t

+ công thức thời gian truyền âm

t = S:v 

- Khi âm truyền trong hai môi trường với cùng một quãng đường truyền âm nhưng có vận tốc truyền âm khác nhau thì khoảng thời gian giữa hai lần nghe thấy âm được xác định là: Công thức tính vận tốc truyền âm  .

Trong đó:

+ v1, v2 lần lượt là vận tốc truyền âm trong hai môi trường;

+ S là quãng đường truyền âm; ∆t là khoảng thời gian giữa hai lần nghe thấy âm.

- Đơn vị của vận tốc truyền âm thường sử dụng là m/s hoặc km/h.

+ Đổi từ đơn vị km/h sang m/s: Công thức tính vận tốc truyền âm 

+ Đổi từ đơn vị m/s sang km/h: Công thức tính vận tốc truyền âm 

- Chất rắn, chất lỏng, chất khí là những môi trường có thể truyền được âm. Nói chung, vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn vận tốc truyền âm trong chất lỏng, vận tốc truyền âm trong chất lỏng lớn hơn vận tốc truyền âm trong chất khí: vrắn > vlỏng > vkhí.

- Chân không không thể truyền được âm. 

- Dựa vào vận tốc truyền âm, ta có thể đối chiếu với bảng vận tốc truyền âm trong các môi trường để tìm ra môi trường truyền âm.

- Bảng vận tốc truyền âm trong các môi trường

Công thức tính vận tốc truyền âm

                           Công thức tính vận tốc truyền âm

4. Bài tập vận dụng

Bài 1: Hiếu đang ở cổng trường, nhìn thấy bác bảo vệ đánh trống và sau một phần tư giây thì Hiếu nghe thấy tiếng trống. Biết khoảng cách từ vị trí của Hiếu đến cái trống là 85 mét. Hãy tính vận tốc truyền âm trong không khí?

Bài giải:

Quãng đường mà âm đã truyền đi là khoảng cách giữa Hiếu và cái trống

=> S = 85m

Thời gian truyền âm là Công thức tính vận tốc truyền âm giây = 0,25 giây.

Ta có, vận tốc truyền âm trong không khí là v = S : t = 85 : 0,25 = 340 (m/s)

Đáp số: 340 m/s

..........................

..........................

..........................

Trên đây là tóm lược một số nội dung có trong tổng hợp công thức Vật Lí lớp 7 cả năm quan trọng, mời quí bạn đọc vào từng bài để xem đầy đủ, chi tiết!


Các loạt bài lớp 12 khác