Công thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp hay nhất | Cách tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp
Công thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp Vật Lí lớp 7 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, biết Cách tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Vật Lí 7.
Bài viết Công thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập vận dụng áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp Vật Lí 7.
1. Định nghĩa
- Đoạn mạch nối tiếp là đoạn mạch có các thiết bị điện mà trong đó cứ hai thiết bị điện mắc kế tiếp nhau chỉ có một điểm chung và liên tục giữa hai cực của nguồn điện.
Ví dụ: Mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 được mắc nối tiếp với nhau như sau.
- Trong đoạn mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch.
2. Công thức
Trong đoạn mạch hai đèn mắc nối tiếp, ta có: I1 = I2 = I3
Trong đó: I1; I2; I3 là cường độ dòng điện tại các điểm 1,2,3 trên mạch, có đơn vị là ampe (A).
3. Mở rộng
- Một số đơn vị của cường độ dòng điện thường dùng là: ampe, miliampe (mA), microampe (μA).
+ 1 A = 1000 mA
+ 1mA = 1000 μA
+ 1 A = 1000 000 μA.
+ 1 mA = A
+ 1μA = mA = A.
- Để đo cường độ dòng điện, ta dùng ampe kế. Ampe kế được mắc nối tiếp với đoạn mạch cần đo, sao cho cực dương của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện, cực âm của ampe kế được mắc về phía cực âm của nguồn điện.
- Các kí hiệu trong mạch điện:
+ Một nguồn điện mắc nối tiếp (bộ pin, bộ acquy):
+ Hai nguồn điện mắc nối tiếp (bộ pin, bộ acquy):
+ Công tắc đóng có kí hiệu:
+ Công tắc mở có kí hiệu:
+ Bóng đèn có kí hiệu:
+ Dây dẫn điện có kí hiệu:
+ Ampe kế có kí hiệu:
4. Bài tập vận dụng
Bài 1: Bạn Đức mắc sơ đồ mạch điện như hình vẽ sau. Khi khóa K đóng, hai đèn sáng bình thường, bạn Đức đọc được giá trị đo của ampe kế A1 là 0,2 A. Theo em, ampe kế A2 có số chỉ là bao nhiêu? Vì sao?
Bài giải:
Vì hai đèn Đ1 và Đ2 được mắc nối tiếp, nên cường độ dòng điện tại các vị trí khác nhau trong mạch đều bằng nhau I1 = I2.
Nên ampe kế A2 cũng có số chỉ như ampe kế A1.
Vậy, Ampe kế A2 có số chỉ là 0,2A.
Bài 2:
Trong giờ thực hành, cô giáo yêu cầu các bạn mắc ampe kế để đo cường độ dòng điện trong đoạn mạch sau:
Nhóm của Đức và Huy tranh cãi. Đức nói, phải mắc ampe kế vào vị trí A thì mới đo được cường độ dòng điện trong mạch. Huy nói, phải mắc ampe kế vào vị trí B thì mới đo được cường độ dòng điện trong mạch. Theo em, cách mắc nào đúng?
Bài giải:
Cả hai cách mắc trên đều đúng. Vì trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện tại các vị trí khác nhau là bằng nhau, ta có IA = IB.
Do đó, có thể mắc ampe kế tại A hay B đều đúng.
Cần chú ý là mắc ampe kế nối tiếp vào mạch và cực dương của ampe kế về phía cực dương của nguồn.
Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 7 quan trọng hay khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)