Công thức định luật phản xạ ánh sáng hay nhất | Cách làm bài tập định luật phản xạ ánh sáng
Công thức định luật phản xạ ánh sáng Vật Lí lớp 7 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, biết Cách làm bài tập định luật phản xạ ánh sáng từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Vật Lí 7.
Bài viết Công thức định luật phản xạ ánh sáng gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập vận dụng áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức định luật phản xạ ánh sáng Vật Lí 7.
1. Nội dung định luật phản xạ ánh sáng
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
2. Công thức – biểu diễn bằng hình vẽ định luật phản xạ ánh sáng
- Góc tới là góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến, được kí hiệu là i.
- Góc phản xạ là góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến, được kí hiệu là i’.
- Công thức định luật phản xạ ánh sáng: i’ = i.
Hình vẽ:
- Trong hình vẽ biểu diễn:
+ G là gương phẳng.
+ SI là tia tới
+ I là điểm tới
+ IR là tia phản xạ
+ IN là pháp tuyến của gương tại điểm tới.
+ Góc = i là góc tới
+ Góc = i’ là góc phản xạ.
Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc phản xạ bằng góc tới: i’ = i.
3. Mở rộng
- Chiếu một chùm sáng hẹp lên một tờ giấy trắng, trên tờ giấy xuất hiện một vệt sáng. Sau khi gặp tờ giấy, ánh sáng bị hắt lại theo mọi hướng. Hiện tượng này gọi là sự tán xạ. Do tán xạ, mà để mắt ở bất kì chỗ nào phía trước tờ giấy (cùng phía với tia tới) đều nhìn thấy vệt sáng đó.
- Sử dụng định luật phản xạ ánh sáng ta có thể vẽ ảnh của vật tạo bởi gương.
- Khi biết góc giữa tia tới và tia phản xạ, ta có thể xác định góc tới và góc phản xạ.
4. Bài tập vận dụng
Bài 1. Chiếu một tia sáng SI tới gương phẳng G với góc tới bằng 450 như hình vẽ. Hãy vẽ tia phản xạ và xác định độ lớn của góc phản xạ.
Bài giải:
Cách 1: Vẽ tia phản xạ khi biết góc tới
Bước 1: Dựng tia pháp tuyến IN đi qua điểm I
Bước 2: Vẽ tia phản xạ IR sao cho: (sử dụng thước đo độ để xác định góc)
Nhận xét: Từ hình vẽ, ta thấy tia phản xạ đối xứng với tia tới qua pháp tuyến.
Cách 2: Vẽ tia phản xạ khi biết tia tới
Bước 1: Dựng pháp tuyến NN’ đi qua điểm I
Bước 2: Lấy một điểm A bất kì trên tia tới SI
Bước 3: Kẻ AA’ vuông góc với NN’ tại H sao cho AH = HA’
Bước 4: Nối I với A’, ta được tia phản xạ là IA’ (hoặc tia phản xạ IR như hình vẽ).
Bài 2: Chiếu một tia sáng SI tới mặt phẳng gương sao cho góc = 1200 như hình vẽ sau. Giữ nguyên tia tới, để góc = 900 thì phải quay gương một góc bao nhiêu độ? Về phía nào?
Bài giải:
Ban đầu, Ta có
Vì i’ = i nên i = i’ = 600
Để góc = 900 thì i1 = i1’ = 450.
Vậy cần quay gương đi một góc là α = i – i1 = 600 - 450 = 150.
Ta có hình vẽ.
Hướng quay: Gương được quay đến vị trí G’ ra xa tia tới (quay ngược chiều kim đồng hồ).
Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 7 quan trọng hay khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)