Soạn bài Miền quê - Kết nối tri thức

Với soạn bài Thực hành đọc: Miền quê trang 64, 65 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):  Số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi khổ thơ, vần và nhịp thơ.

Trả lời:

- Mỗi dòng có 7 tiếng.

- Mỗi khổ có 4 dòng.

- Vần thơ: đồng – cong, thắm – tám, sông – trong

- Nhịp thơ: 2/2/2, 3/3

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):  Bố cục, kết cấu, mạch cảm xúc của bài thơ.

Trả lời:

- Bố cục, kết cấu: 2 phần:

+ Khổ 1, 2: miền quê trong kí ức

+ Khổ 3, 4: miền quê trong hiện tại

- Mạch cảm xúc: tác phẩm thể hiện tình yêu và kỷ niệm về miền quê, nơi tác giả đã trải qua tuổi thơ và gắn bó một cách sâu sắc.

Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):  Những hình ảnh nổi bật, biện pháp tu từ đặc sắc trong bài thơ.

Trả lời:

 - Hình ảnh làng quê trong bài thơ được miêu tả:

+ Mảnh trăng đầu tháng

+ Mặt đồng bóng chiều

+ Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm

+ Lúa mềm như vai thân yêu

+ Đàn trâu bụng tròn

+ Cỏ nội hương đồng

+ Bên giếng làng, ngoài bến sông

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Biện pháp nghệ thuật liệt kê: mảnh trăng, đồng, ếch, lúa, trâu, cỏ,...

+ Biện pháp nghệ thuật so sánh: Lúa mềm như vai thân yêu; Có tiếng hát như con gái - Cao cao như vầng trăng trong

Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chủ đề của bài thơ và căn cứ để xác định chủ đề.

Trả lời:

- Chủ đề: tình cảm quê hương

- Căn cứ xác định chủ đề: dựa vào nhan đề, mạch cảm xúc, bố cục, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật,...

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác