Soạn bài Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta - Kết nối tri thức
Với soạn bài Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta trang 72, 73, 74, 75 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
- Soạn bài Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta (ngắn nhất)
- Tóm tắt Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta
- Bố cục Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta
- Tác giả - tác phẩm: Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta
* Chuẩn bị đọc:
Câu hỏi (trang 72 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Biến đổi khí hậu đã gây tác hại như thế nào đến lao động sản xuất và sinh hoạt của cư dân ở địa phương em? Vấn đề có nghiêm trọng không? Căn cứ vào đâu mà em kết luận như vậy?
Trả lời:
- Biến đổi khí hậu gây ra một số hậu quả như:
+ Làm biến đổi hệ sinh thái
+ Sự nóng lên toàn cầu
+ Thiên tai, hạn hán thường xuyên hơn,...
+ Sản xuất lương thực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, gây mất an ninh lương thực.
+ Chi phí y tế tăng cao do các bệnh do biến đổi khí hậu gây ra.
- Vấn đề này rất nghiêm trọng, căn cứ vào việc mỗi mùa mưa bão đến bà con nhân dân mất mùa liên tục, chỗ ở không thể đảm bảo.
* Đọc văn bản
1. Theo dõi: Cách nêu vấn đề và xác định tầm quan trọng của vấn đề.
Cách nêu vấn đề: Đi trực tiếp vào vấn đề và đưa ra lời cảnh tỉnh ngay đầu tiên.
2. Theo dõi: Các bằng chứng được sử dụng.
- Bằng chứng:
+ Băng ở vùng biển Bắc Cực đang biến đi nhanh hơn chúng ta hình dung.
+ Nạn cháy rừng kéo dài hơn và lan đi xa hơn.
+ Các đại dương bị nhiễm a-xít nặng hơn
+ San hô chết trên diện rộng
+ Nhiều người phải di cư khỏi nơi quê nhà…
3. Theo dõi: Cách chuyển luận điểm và nội dung được bàn ở luận điểm.
- Cách chuyển luận điểm: đưa ra sự khó khăn, từ đó có thể vượt qua khó khăn.
- Nội dung: Biện pháp vượt qua khỏi những tác động xấu từ khí hậu.
4. Theo dõi: Giải pháp cho vấn đề và trách nhiệm của các đối tượng.
- Giải pháp: Gia tăng năng lượng tái tạo.
- Trách nhiệm: Tất cả chúng ta đều phải tập trung toàn bộ sức lực.
5. Theo dõi: Cách kêu gọi và nêu kế hoạch hành động.
- Lời kêu gọi: Đã đến lúc các nhà lãnh đạo của chúng ta thể hiện rằng họ quan tâm đến những người mà họ nắm số phận.
- Kế hoạch: Tất cả mọi người phải đòi lãnh đạo vào cuộc.
* Sau khi đọc:
Nội dung chính: Qua bài phát biểu, tác giả đưa ra những biến đổi khí hậu, một vấn đề mang tính toàn cầu, từ đó, gửi gắm thông điệp tới tất cả mọi người: hãy chung tay bảo vệ môi trường
Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Luận đề của văn bản là gì? Những luận điểm nào đã được triển khai nhằm làm nổi bật luận đề? Chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm đó.
Trả lời:
- Luận đề của văn bản: Biến đổi khí hậu diễn ra hết sức nghiêm trọng, đe dọa sự tồn vong của chúng ta.
- Luận điểm:
+ Luận điểm 1: Một số biểu hiện cụ thể của hiện tượng biến đổi khí hậu và hậu quả của nó.
+ Luận điểm 2: Cần có giải pháp để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.
+ Luận điểm 3: Trách nhiệm lớn lao của lãnh đạo các quốc gia về vấn đề biến đổi khí hậu.
+ Luận điểm 4: Tất cả phải hành động, không thể chậm trễ.
- Mối quan hệ: Các luận điểm đều liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và làm rõ luận đề.
Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích một số ví dụ để thấy được cách tác giả sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.
Trả lời:
- Những hậu quả xấu đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người:
+ Băng ở vùng biển Bắc Cực đang biến đi nhanh hơn chúng ta hình dung.
+ Nạn cháy rừng kéo dài hơn và lan đi xa hơn.
+ Các đại dương bị nhiễm acid nặng hơn…
+ Ngày càng nhiều người phải di cư khỏi quê nhà.
+ Nguồn tài nguyên đang dần teo tóp lại.
Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong phần đầu của văn bản, tác giả cho rằng: “Chúng ta phải đối mặt với một mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong”. Theo em, vấn đề được nêu như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
- Theo em, vấn đề này là đúng.
- Vì:
+ Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của con người và các sinh vật trên Trái Đất.
+ Tác giả có điều kiện tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, có đủ các cứ liệu tổng hợp từ nhiều nguồn trên thế giới.
Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định vị thế xã hội của người viết khi trình bày ý kiến về vấn đề. Vị thế đó cho phép tác giả thể hiện thái độ gì khi đối thoại?
Trả lời:
- Vị thế của người viết: Tổng Thư kí Liên hợp quốc – một cương vị rất lớn, trách nhiệm trước vấn đề toàn cầu.
- Vị thế đó cho phép tác giả thể hiện thái độ trực tiếp, yêu cầu các ban lãnh đạo và toàn thể mọi người cần chịu trách nhiệm và xử lí việc này.
Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong văn bản, những thông tin khách quan nào được tác giả nêu ra? Dựa vào đâu em nhận biết điều đó?
Trả lời:
- Các thông tin khách quan được nêu ra:
+ Các trường hợp xấu nhất được các nhà khoa học nhắc đến.
+ Nhiều nhà lãnh đạo đã từ chối lắng nghe
+ Băng ở Bắc Cực tan nhanh,...
- Căn cứ nhận biết: đây là thực trạng khách quan, có kiểm chứng.
Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tác giả đã nêu những giải pháp gì cho vấn đề chống biến đổi khí hậu hiện nay? Ai là người có trách nhiệm thực thi các giải pháp đó?
Trả lời:
- Những giải pháp tác giả nêu ra:
+ Thay đổi nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng sạch từ nước, gió, mặt trời.
+ Ngăn chặn nạn phá rừng, phục hồi rừng bị tàn phá.
+ Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.
+ Các quốc gia giàu nhất phải chịu trách nhiệm nhiều nhất về khủng hoảng, đảm bảo các người bình thường nhất có thể phát triển khả năng phục hồi cần thiết.
- Người có trách nhiệm thực thi: Lãnh đạo các cơ quan ban ngành.
Câu 7 (trang 75 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Đối tượng tác động của văn bản Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta và văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác-két giống nhau như thế nào? Nêu ý nghĩa của sự giống nhau đó.
Trả lời:
- Đối tượng tác động: Tất cả mọi người, các quốc gia trên thế giới.
- Ý nghĩa của sự giống nhau: Thể hiện đây đều là những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của Trái Đất, cần tất cả mọi người chung tay góp sức để bảo vệ Trái Đất và cuộc sống hoà bình.
Câu 8 (trang 75 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em rút ra được thông điệp gì sau khi đọc văn bản Biến đổi khí hậu - mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta?
Trả lời:
Thông điệp:
- Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và tiết kiệm.
- Chung tay góp sức bảo vệ Trái Đất - ngôi nhà chung của chúng ta
- Khẩn trương hành động để làm chậm quá trình biến đổi khí hậu cũng như hạn chế những thiệt hại do tình trạng đó gây ra.
* Viết kết nối với đọc
Đề bài: (trang 75 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời câu hỏi: Phải chăng nhân loại không còn cách gì để đối phó với tình trạng Trái Đất ngày càng nóng lên?
Trả lời:
Mặc dù biến đổi khí hậu là một vấn đề cấp bách và nghiêm trọng, nhưng không phải là không còn cách nào để đối phó với tình trạng Trái Đất ngày càng nóng lên. Điều quan trọng là cần có sự chung tay góp sức của tất cả mọi người, từ các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ cho đến mỗi cá nhân. Một số giải pháp có thể thực hiện bao gồm: Cần giảm thiểu việc sử dụng năng lượng từ nguồn hóa thạch và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ khí carbon. Việc bảo vệ rừng và trồng cây mới sẽ giúp giảm lượng khí carbon trong không khí. Việc giảm lượng rác thải và sử dụng lại tài nguyên sẽ giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Việc tăng cường ý thức về tác động của biến đổi khí hậu và cách thức bảo vệ môi trường là quan trọng để mọi người cùng hành động. Những biện pháp trên cần được thực hiện không chỉ ở cấp độ cá nhân mà còn ở cấp độ cộng đồng và toàn cầu để chúng ta có thể đối phó hiệu quả với tình trạng Trái Đất ngày càng nóng lên.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trong đời sống xã hội)
Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (trong đời sống của cộng đồng, đất nước, nhân loại)
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT