Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Kết nối tri thức

Với soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình trang 68, 69, 70 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 68 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em hãy cho biết đất nước nào đã phải hứng chịu những quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới. Vì sao hằng năm ở đất nước đó, người ta vẫn tổ chức tưởng niệm ngày bị ném bom nguyên tử?

Trả lời:

- Đất nước nào đã phải hứng chịu những quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới: Nhật Bản

- Lý do tổ chức tưởng niệm hàng năm:

+ Tưởng nhớ các nạn nhân bày tỏ lòng thành kính đối với những người vô tội đã thiệt mạng trong thảm họa bom nguyên tử.

+ Kêu gọi hòa bình, lời kêu gọi toàn thế giới chung tay loại bỏ vũ khí hạt nhân, hướng đến một tương lai hòa bình và an toàn cho tất cả mọi người.

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Nhân loại đang đối mặt với nguy cơ gì?

Nguy cơ: hiểm họa từ chiến tranh hạt nhân

2. Theo dõi: Cách sử dụng lí lẽ để tác động đến tình cảm và nhận thức của người đọc.

Lí lẽ tác giả đưa ra: Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ và nguy cơ hủy diệt của nó.

3. Đánh giá:Cách nêu bằng chứng kèm phân tích, so sánh có tác dụng gì?

Tác dụng: để tăng cường độ tin cậy, sự rõ ràng và sức thuyết phục cho lập luận của tác giả.

4. Theo dõi: Cách bình luận của tác giả về vấn đề.

Bình luận của tác giả:

- Trái Đất là nơi độc nhất của có phép màu của sự sống trong Hệ Mặt Trời, ý nghĩa đó đã đẩy chúng ta tới kết luận này, không thể khác được: Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí.

- Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa.

5. Đánh giá: Cách kết thúc văn bản có gì độc đáo?

Cách kết thúc văn bản: tác giả thể hiện trực tiếp thái độ quan điểm của mình, đưa ra phương án giải quyết.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Tác phẩm đề cập đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ của con người đó chính là phải ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình | Hay nhất Soạn văn 9 Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu luận đề của bài nghị luận. Từ luận đề đó, tác giả triển khai thành những luận điểm nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm đó.

Trả lời:

- Luận đề: Chống chiến tranh hạt nhân và lời kêu gọi chống hiểm họa.

- Luận điểm 1: Thực trạng và các nguy cơ của việc chạy đua vũ khí hạt nhân trong bối cảnh thế giới hiện đại

- Luận điểm 2: Chạy đua vũ trang là vô cùng kém, đi ngược lại sự tiến bộ xã hội

- Luận điểm 3: Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại.

=> Mối quan hệ giữa các luận điểm: Luận điểm 1 nêu thực trạng đáng sợ về chạy đua vũ khí hạt nhân giữa các cường quốc. Từ thực trạng này, tác giả có điều kiện so sánh để thấy kinh phí dành cho việc sản xuất vũ khí giết người hàng loạt đó tốn kém hơn nhiều lần so với việc giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách của đời sống nhân loại (luận điểm 2). Những so sánh đó giúp tác giả rút ra sự vô lí của việc chạy đua vũ khí hạt nhân (luận điểm 3). Như vậy, các luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng góp phần làm rõ luận để của bài viết.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chọn một luận điểm, phân tích cách dùng lí lẽ, bằng chứng và chỉ ra vai trò của lí lẽ, bằng chứng trong việc làm nổi bật luận điểm đó.

Trả lời:

- Em chọn luận điểm 2: Chạy đua vũ trang là vô cùng kém, đi ngược lại sự tiến bộ xã hội

- Phân tích: Bằng chứng khách quan trong trong đoạn:

-Năm 1981, UNICEF đã định ra một chương trình để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới.

-Tuy nhiên, số tiền này cũng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy ném bom chiến lược B.1B của Mỹ và cho dưới 7000 tên lựa vượt đại châu.

-Nhưng tất cả tỏ ra là một giấc mơ không thể thực hiện được, vì tốn kém 100 tỉ đô la.

Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Dựa vào nội dung văn bản và các thông tin giới thiệu, chú thích, cho biết văn bản được viết ra trong bối cảnh nào của thế giới. Từ đó, nêu tầm quan trọng của vấn đề được bàn luận.

Trả lời:

- Bối cảnh: Trái Đất đang đứng trước nguy cơ bị phá hủy bởi vũ khí hạt nhân.

- Vấn đề này rất quan trọng, nó chính là mạng sống của chính chúng ta, tình hình an nguy của toàn thể các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Mỗi chúng ta phải có trách nhiệm ngăn chặn thảm họa này.

Câu 4 (trang 70 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chiến tranh hạt nhân “Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa” là ý kiến chủ quan hay ý kiến khách quan? Để thuyết phục người đọc tin vào điều đó, tác giả đã chọn cách triển khai đoạn văn như thế nào?

Trả lời:

- Đây là ý kiến chủ quan của tác giả.

- Để thuyết phục, tác giả đã sử dụng cách đưa ra những bằng chứng lí lẽ, các con số về sự phát triển lâu đời của Trái Đất: mất rất lâu mới có được ngày hôm nay tuy nhiên chỉ cần một nút bấm sẽ đưa tất cả những quá trình vĩ đại đó về lại từ đầu.

⇒ Cách triển khai như vậy khiến cho ý kiến trở nên chủ quan của người viết có sức thuyết phục.

Câu 5 (trang 70 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Khi bàn về vấn đề được nêu, Mác-két bộc lộ thái độ gì? Chỉ ra cách thể hiện thái độ của tác giả.

Trả lời:

Tác giả thể hiện thái độ của mình bằng nhiều cách:

- Phản đối trực tiếp việc chạy đua vũ khí hạt nhân qua các từ ngữ, câu văn.

- Để sự thật khách quan tự lên tiếng qua các số liệu và những so sánh cho thấy sự phi lí khủng khiếp của việc chạy đua vũ khí hạt nhân.

- Thể hiện thái độ căm phẫn qua việc đề nghị mở nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân để tố cáo tội ác của những thủ phạm đẩy nhân loại đến diệt vong.

Câu 6 (trang 70 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Qua văn bản này tác giả muốn truyền đi thông điệp gì? Trong tình hình hiện nay của thế giới, thông điệp đó còn có ý nghĩa nữa không? Vì sao?

Trả lời:

- Thông điệp: Kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên Trái Đất.

- Thông điệp này vẫn còn ý nghĩa rất to lớn đến ngày nay. Vì:

+ vẫn còn nhiều quốc gia sở hữu loại vũ khí nguy hiểm này.

+ Ở một số nơi trên thế giới vẫn xảy ra các cuộc xung đột, các căng thẳng chính trị, và nguy cơ khủng bố có thể dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

+ Sức tàn phá của vũ khí hạt nhân là vô cùng to lớn, có thể gây ra cái chết cho hàng triệu người, phá hủy môi trường sống và đẩy nhân loại vào thảm họa sinh thái.

* Viết kết nối với đọc

Đề bài: (trang 70 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) với chủ đề: Vũ khí hạt nhân đang là hiểm họa đe dọa sự tồn vong của nhân loại.

Trả lời:

Vũ khí hạt nhân hiện đang là hiểm họa đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của nhân loại. Sự sử dụng vũ khí hạt nhân có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt con người và môi trường. Với khả năng phá hủy hàng loạt và tác động kéo dài trong nhiều thập kỷ, chiến tranh hạt nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người và hủy diệt hệ sinh thái trên Trái Đất. Do đó, việc ngăn chặn sự sử dụng và lan truyền vũ khí hạt nhân là một nhiệm vụ cấp bách của cộng đồng quốc tế. Việc duy trì hòa bình và thúc đẩy hợp tác quốc tế là cách tốt nhất để ngăn chặn hiểm họa này.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác