Top 20 Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam

Tổng hợp trên 20 đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 1

Được đọc cuốn Lá cờ thiêu sáu chữ vàng cũng đã lâu rồi, nhưng trong tâm trí em như đang phấp phới lá cờ trận đỏ chói của người thiếu niên mười sáu tuổi đánh quân Nguyên tự thuở nào “căng phồng lên trong gió hè lồng lộng thổi… đi mãi, đi mãi tới những nơi nào còn có bóng quân Nguyên”. Từ vài dòng còn ghi trên trang lịch sử, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã làm sống dậy thật đẹp cả một trang anh hùng trong một triều đại anh hùng, in đậm trong em hình ảnh người thiếu niên anh hùng bóp nát quả cam. Lúc này đây, tâm trạng của Hoài Văn Hầu vừa tức vừa hờn vừa tủi, bởi tuy được ban cam quý nhưng việc nước vẫn không được bàn. Nhưng uất nhất là đám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo. Từ đó, người thiếu niên anh hùng nhen nhóm những hy vọng đầu tiên cho chiêu binh mãi mã đánh bại quân giặc. Điều đó cho em thấy không chỉ gan to, chí quyết của một Hoài Văn, mà còn khiến em hết sức tự hào với tráng khí nhà Trần. Trần Quốc Toản không chỉ thể hiện nhiệt tình cao quý ấy bằng lời, mà còn tự nguyện thể hiện nó bằng hành động, trước hết bằng cử chỉ đã được ghi lại sáng ngời trong lịch sử sách; sức phẫn nộ, chí diệt thù đã chuyển một phần thành năng lượng bóp nát quả cam vua ban trong tay lúc nào không biết!

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 2

Trần Quốc Tuấn là người trẻ, có tình yêu đất nước mãnh liệt và là người có khí phách oai phong. Khi đọc cuốn Lá cờ thêu sáu chữ vàng, bạn sẽ thấy một Trần Quốc Tuấn quyết liệt, khẳng khái và oai phong như thế nào. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng với bút pháp tài hoa đã in đậm hình ảnh người thiếu niên anh hùng bóp nát quả cam trên những trang văn lịch sử hào hoa, hào hùng của dân tộc. Cậu bé Hoài Văn vì không được bàn việc nước nên vừa tức vừa hờn vừa tủi, mặc dù được ban cam quý nhưng nỗi uất ức vẫn không nguôi ngoai. Nhìn thấy sự cười nhạo của đám quân Thánh Dực, Hoài Văn càng trở nên tức tối và dẫn đến việc bóp nát quả cam quý vua ban trong tay. Lòng yêu nước cùng sự căm phẫn giặc, đã nhen nhóm trong Hoài Văn những hy vọng đầu tiên về việc chiêu binh bãi mã đánh giặc. Điều đó cho ta thấy Hoài Văn không chỉ là một cậu bé dũng cảm, gan dạ mà còn có ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi đất nước.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 3

Khi không gặp được vua, Quốc Toản bèn xông vào thuyền đòi gặp vua để yết kiến vua. Vua bèn cho chàng đứng dậy và bảo chàng tuy đã làm trái phép nước, phải trị tội nhưng thấy chàng còn trẻ mà đã biết lo việc nước nên vua đã ban cho chàng một quả cam. Chi tiết ban quả cam cho thấy nhà vua rất tán thưởng hành động này của chàng. Đến chi tiết bóp nát quả cam vì bị vua xem thường là trẻ con vã nghĩ tới quân giặc vẫn đang hoành hành, lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình. Chi tiết này cũng cho thấy sự gan dạ, dũng cảm, phẩm chất anh hùng của Trần Quốc Toản.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 4

 Chờ đợi quá lâu trên bến mà không được gặp vua để xin đánh, Quốc Toản bèn xông vào thuyền rồng đòi gặp vua để yết kiến và nói lên nguyện vọng của mình. Hiểu rõ đầu đuôi sự tình, vua cho chàng đứng dậy và thứ tội. Chàng tuy đã làm trái phép nước, nhưng thấy Quốc Toản còn trẻ mà đã biết lo việc nước nên vua đã ban cho chàng một quả cam. Việc ban thưởng quả cam cho thấy nhà vua rất tán thưởng hành động này của chàng. Ấm ức vì bị vua xem thường là trẻ con và lo lắng nghĩ tới quân giặc vẫn đang hoành hành, lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Quốc Toản bóp nát quả cam vua ban lúc nào không hay. Chi tiết này cũng cho thấy sự gan dạ, dũng cảm, phẩm chất anh hùng của Trần Quốc Toản.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 5

Khi không gặp được vua, Quốc Toản bèn xông vào thuyền đòi gặp vua để yết kiến vua. Vua bèn cho chàng đứng dậy và bảo chàng tuy đã làm trái phép nước, phải trị tội nhưng thấy chàng còn trẻ mà đã biết lo việc nước nên vua đã ban cho chàng một quả cam. Chi tiết ban quả cam cho thấy nhà vua rất tán thưởng hành động này của chàng. Đến chi tiết bóp nát quả cam vì bị vua xem thường là trẻ con vã nghĩ tới quân giặc vẫn đang hoành hành, lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình. Chi tiết này cũng cho thấy sự gan dạ, dũng cảm, phẩm chất anh hùng của Trần Quốc Toản.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 6

Tháng 10/282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên, vua thấy Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản lúc này mới 16 tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Xem lại sử, thấy hành động nghiến răng phẫn uất trước kẻ thù bạo ngược, bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản thể hiện một cách đầy đủ phản ứng của một thanh niên trước hiện tình đất nước. “Trái tim nóng, cái đầu lạnh” là cụm từ mà thanh niên cần phải học được từ vị danh tướng trẻ tuổi triều đại nhà Trần hơn 700 năm trước. Để từ đó, chọn cho mình một cách hành xử đúng đắn, tỉnh táo trước tình huống hiện nay, không để bị kẻ xấu kích động, lợi dụng để phá quấy, gây nên những cảnh rối ren, khiến cho công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước gặp thêm khó khăn.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 7

Trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng, tôi cảm thấy ấn tượng với chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Một chi tiết nhỏ nhưng lại gửi gắm ý nghĩa. Hành động của Trần Quốc Toản cho thấy hình ảnh chàng thanh niên thuộc dòng dõi vương hầu đã sớm ý thức được đất nước trước kẻ thù xâm lược. Hành động bóp nát quả cam không có ý bất kính với vua, mà chỉ xuất phát từ tấm lòng căm thù giặc sâu sắc, tức mình vì còn trẻ tuổi khi không được tham gia bàn việc nước. thể hiện Trần Quốc Toản là người yêu nước, căm thù giặc. Như vậy, có thể thấy Trần Quốc Toản tuy tuổi trẻ nhưng đã biết nghĩ về việc lớn bảo vệ Tổ quốc thì thật đáng trân trọng, cảm phục.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 8

Chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam đã cho ta thấy chàng thanh niên thuộc dòng dõi vương hầu, đã sớm ý thức được đất nước trước hiểm họa xâm lăng, nếu không đuổi giặc thì nước mất nhà tan, nên đã không quản ngại hy sinh góp phần cùng quân dân Đại Việt đánh tan giặc Nguyên hung hãn, từng được xem là đội quân bách chiến bách thắng vào thời kỳ ấy. Việc Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam thể hiện Trần Quốc Toản là người yêu nước, căm thù giặc. Như vậy, có thể thấy Trần Quốc Toản tuổi trẻ đã lo nghĩ về việc lớn bảo vệ Tổ quốc. Em vô cùng tự hào với tấm gương lịch sử rạng ngời của Hoài Văn Hầu - Trần Quôc Toản đã được miêu tả sống động, đầy vẻ đẹp hấp dẫn trong truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 9

Trong đoạn trích Lá cờ thêu sáu chữ vàng, tôi cảm thấy ấn tượng sâu sắc với chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Chi tiết này xuất hiện ở phần cuối của văn bản. Quân Nguyên mượn đường nhưng thực chất muốn sang xâm lược nước ta. Tuổi còn nhỏ, Trần Quốc Toản không được dự bàn việc đánh giặc. Cậu mong muốn có thể gặp vua để bày tỏ lòng mình. Chính vì vậy, Quốc Toản đã chạy xuống thuyền, vượt qua hàng rào cấm vệ quân để đến nơi vua họp bàn. Khi được gặp vua, Trần Quốc Toản nói to “Xin đánh”. Vua nghe vậy, hiểu được tấm lòng của cậu, không trách phạt và ban cho cam quý. Quốc Toản lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, bóp nát quả cam lúc nào không hay. Hành động vô tình của Quốc Toản xuất phát từ tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc cùng tính tình bộc trực, ngay thẳng của một chàng trai vẫn còn trẻ tuổi. Tấm gương về Trần Quốc Toản thật đáng khâm phục và tự hào.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 10

Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng kể về việc quân Nguyên mượn đường hòng sang xâm lược nước ta. Do còn nhỏ, Trần Quốc Toản không được cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc dưới thuyền. Lúc này, Quốc Toản đã có hành động chạy xuống thuyền rồng xin vua cho đánh, chấp nhận chịu tội khi quân. Vua nghe xong không, lấy làm hài lòng vì lời của Quốc Toản hợp với ý mình, chẳng những không trị tội mà ban thưởng cho Quốc Toản vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Quốc Toản bước lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay. Chi tiết bóp nát quả cam xuất phát từ sự căm thù quân giặc sâu sắc, tấm lòng ngay thẳng bộc trực của Trần Quốc Toản. Rõ ràng, chỉ với một chi tiết nhỏ nhưng đã thể hiện được phẩm chất cao đẹp của một con người.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 11

Khi đọc tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, tôi cảm thấy ấn tượng với chi tiết cuối tác phẩm, Trần Quốc Toản bóp nát quả cam. Lúc bấy giờ, quân Nguyên mượn đường nhưng thực chất muốn sang xâm lược nước ta. Vì tuổi còn nhỏ, Trần Quốc Toản không được dự bàn việc đánh giặc. Do nóng lòng muốn gặp vua, Quốc Toản định vượt qua hàng rào cấm vệ quân để đến nơi vua họp bàn, bị ngăn cản và xảy ra xung đột. Khi được gặp vua, Trần Quốc Toản nói to “Xin đánh”. Vua nghe vậy, hiểu được tấm lòng của chàng, không trách phạt và ban cho cam quý. Quốc Toản lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, bóp nát quả cam lúc nào không hay. Hành động này xuất phát từ lòng căm tức quân giặc sâu sắc của một chàng trai còn trẻ tuổi trước hoàn cảnh của đất nước. Cùng với đó, Trần Quốc Toản cũng hiện lên với phẩm chất ngay thẳng, bộc trực. Quả là một chi tiết nhỏ nhưng làm nên giá trị lớn.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 12

Lá cờ thêu sáu chữ vàng là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Nội dung của tác phẩm kể về việc quân Nguyên mượn đường hòng sang xâm lược nước ta. Vì chưa đến tuổi trưởng thành, Trần Quốc Toản không được cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc. Lúc này, Quốc Toản giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua nghe xong không trị tội mà ban thưởng cho Quốc Toản vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Quốc Toản bước lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay. Chi tiết bóp nát quả cam đã bộc lộ phẩm chất ngay thẳng, tinh thần yêu nước cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc của Quốc Toản.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 13

Tác phẩm Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng của Nguyễn Huy Tưởng mang đến cho độc giả một câu chuyện lịch sử đầy cảm xúc về lòng yêu nước và lòng trung hiếu. Trong tác phẩm, việc chạy xuống thuyền và xin vua cho đánh giặc đã là hành động không chỉ thể hiện sự dũng cảm của Trần Quốc Toản, mà còn chứa đựng một chi tiết nhỏ nhưng ý nghĩa lớn, đó là việc bóp nát quả cam. Khi Trần Quốc Toản không được tham gia vào cuộc họp quan trọng dưới thuyền, lòng căm thù với quân Nguyên đã khiến anh ta không kiềm chế được cảm xúc. Trong trạng thái tức giận và tủi nhục, Quốc Toản bóp nát quả cam mà vua đã ban tặng. Hành động này không chỉ là biểu hiện của sự tức giận và bất mãn, mà còn là cách anh ta thể hiện lòng trung hiếu và lòng yêu nước sâu sắc. Quả cam, tượng trưng cho sức mạnh và quyền uy, đã bị anh ta phá hủy để chứng minh lòng quyết tâm bảo vệ đất nước và dân tộc. Điều này thể hiện rõ tấm lòng ngay thẳng và lòng trung hiếu của Quốc Toản đối với vua và đất nước. Dưới bàn tay tài năng của Nguyễn Huy Tưởng, chi tiết bóp nát quả cam không chỉ là một hình ảnh đẹp trong tác phẩm mà còn là biểu hiện sâu sắc về lòng trung hiếu và lòng yêu nước của nhân vật. Hành động này khiến cho độc giả không chỉ cảm nhận được tinh thần quyết liệt của nhân vật trong việc bảo vệ đất nước mà còn thấy được sức mạnh của từng chi tiết nhỏ trong việc thể hiện những giá trị cao đẹp của con người Việt Nam.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 14

Trong văn bản "Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng," chi tiết về Trần Quốc Toản bóp nát quả cam thực sự là một điểm nhấn quan trọng. Hành động này thể hiện rõ tinh thần yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của Trần Quốc Toản. Trong cảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, chúng ta nhận thấy rằng hành động này không phải là sự thiếu tôn trọng vua, mà thực chất là một biểu hiện của lòng căm thù đối với kẻ thù xâm lược. Trần Quốc Toản không chỉ đơn thuần là một thanh niên thuộc dòng dõi vương hầu, mà còn là một người yêu nước, người hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ đất nước. Hành động bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản thể hiện tâm hồn quân tử, tình yêu nồng nhiệt đối với quê hương, và lòng tự trọng. Ngay cả khi còn trẻ tuổi và chưa có cơ hội tham gia vào việc bàn về quốc gia, anh đã tỏ rõ sự kiên định và tương lai đầy hy vọng. Điều này làm nổi bật tài năng và phẩm hạnh của Trần Quốc Toản. Hành động này còn thể hiện rằng Trần Quốc Toản đã xem xét tình hình xã hội và thế giới xung quanh mình, và ý thức được cuộc chiến đấu của dân tộc Việt Nam để bảo vệ độc lập và tự do. Hành động này cho thấy anh đã chấp nhận trách nhiệm của một người yêu nước và đã sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 15

Trong trích đoạn từ "Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng," chi tiết về Trần Quốc Toản bóp nát quả cam là một biểu hiện sâu sắc về tấm lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của người trẻ Trần Quốc Toản. Trong một thời điểm mà quân đội Nguyên đã sát cánh đến biên cương của nước ta, và trong khi Trần Quốc Toản vẫn trẻ và chưa được tham gia bàn về việc bảo vệ đất nước, anh đã tỏ rõ tình yêu quê hương và lòng căm thù đối với kẻ thù xâm lược. Hành động bóp nát quả cam không phải là sự thiếu kính trọng vua, mà thể hiện lòng tự trọng và sự tôn thờ đối với quê hương. Trần Quốc Toản muốn gặp vua để bày tỏ ý muốn tham gia vào cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc. Tuy không tham gia bàn việc đánh giặc khi còn trẻ, anh đã đánh dấu tinh thần quân tử và sẵn sàng đối mặt với khó khăn để bảo vệ nền độc lập và tự do của nước nhà. Hành động này còn thể hiện tính cách bộc trực, ngay thẳng của một người trẻ tuổi, người không ngần ngại thể hiện tình yêu và tận tâm với đất nước. Trần Quốc Toản, dù còn trẻ, đã trở thành tấm gương đáng khâm phục và tự hào cho thế hệ sau về lòng yêu nước và sự quyết tâm trong việc bảo vệ đất nước.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 16

Tháng 10 năm 282, tại Hội nghị Bình Than của các vua Trần, Trần Quốc Toản, nhưng lúc đó chỉ mới 16 tuổi, không được phép tham gia bàn kế chiến chống quân Nguyên. Tình huống này khiến Trần Quốc Toản cảm thấy hổ thẹn và phẫn kích. Trong bức tranh này, một hình ảnh đặc biệt là Trần Quốc Toản nắm quả cam và bóp nát nó trong tâm hồn. Hành động này, mặc dù nhỏ nhặt, thể hiện một phản ứng tự nhiên của một thanh niên đối diện với tình hình hiện tại của đất nước. Nhìn lại vào trang sử, chúng ta có thể thấy rõ hành động bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản. Nó không chỉ đơn giản là một biểu hiện của tố chất cá nhân, mà còn thể hiện lòng căm thù sâu sắc và sự phẫn nộ trước sự xâm lược của kẻ thù. Đây là một ví dụ về cách mà một thanh niên, ngay cả khi còn trẻ tuổi, có thể biểu đạt tình yêu quê hương và sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, nguy cơ để bảo vệ đất nước. Hành động này cũng thể hiện sự cương quyết, tính trực tiếp và dám nói dám làm của một người trẻ. Đó chính là tinh thần cần phải học hỏi từ những tấm gương như Trần Quốc Toản, nhất là trong tình hình hiện tại. Trái tim nóng và đầu lạnh là cụm từ mà thanh niên cần phải học, để đưa ra các quyết định đúng đắn và thể hiện tính tỉnh táo trong mọi tình huống, không để cho kẻ xấu có cơ hội kích động, lợi dụng để gây rối và làm phân chia, gây khó khăn cho cuộc cuộc bảo vệ chủ quyền và độc lập đất nước. Trần Quốc Toản là một ví dụ đáng ngưỡng mộ và học hỏi cho thế hệ trẻ ngày nay.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 17

Khi tôi rơi vào trang sách của tác phẩm "Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng", sự kiện cuối cùng đã chạm đến tâm hồn tôi một cách mãnh liệt và sâu sắc. Trong bức tranh lịch sử đầy khó khăn và đau lòng, chi tiết về Trần Quốc Toản bóp nát quả cam đã chứa đựng cả một bi kịch và lòng kiên trung của một người anh hùng trẻ tuổi. Quân Nguyên đến dưới bóng cây cầu với chiếc lá cờ mượn đường, nhưng lòng đen tối của chúng không giấu diếm ý đồ xâm lược nước ta. Trong bóng tối đó, một chàng trai tên là Trần Quốc Toản, mặc kệ tuổi trẻ và sự bất lực, đã mạnh dạn bước lên hành lang quyền lực để gặp vua và yêu cầu "Xin đánh." Sự dũng cảm của anh không chỉ đến từ lòng yêu nước sâu đậm mà còn từ lòng trung hiếu không ngừng hỗ trợ đất nước và dân tộc. Khi gặp vua, tấm lòng của Trần Quốc Toản đã được hiểu và tôn trọng. Vua không chỉ tha thứ cho sự bất trị của anh mà còn tặng cho anh một quả cam quý. Nhưng trong sự tự hào và lòng trung hiếu đầy nồng thắm, Quốc Toản không chấp nhận việc này một cách im lặng. Anh không chịu việc làm "người được ban phúc" mà không được tham gia vào cuộc họp của vương triều. Hành động bóp nát quả cam không chỉ là một hành động phản kháng, mà còn là biểu hiện của lòng tự hào và lòng căm thù sâu đậm đối với kẻ thù giặc ngoại xâm. Như vậy, một chi tiết nhỏ nhưng đầy ý nghĩa đã chứng minh sức mạnh và lòng kiên cường của Trần Quốc Toản, cũng như lòng yêu nước và lòng trung hiếu không ngừng bùng cháy trong trái tim của mỗi người con Việt Nam. Hành động bóp nát quả cam không chỉ là một sự phản kháng, mà còn là biểu hiện của lòng tự hào và lòng tự chủ của một dân tộc. Chi tiết này không chỉ là một dấu ấn trong trang sách lịch sử, mà còn là nguồn động viên mãnh liệt cho tất cả chúng ta tiếp tục giữ gìn và bảo vệ vẻ đẹp và tự do của quê hương.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 18

Hành động bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản cho thấy đây là một con người giàu lòng yêu nước. Dù còn trẻ nhưng ông là người có nghĩa khí, không sợ cường quyền mà dám đứng ra xin nhà vua cho lệnh đánh giặc. Như vậy, có thể thấy Trần Quốc Toản tuổi còn nhỏ nhưng lại là người có lòng căm thù giặc sâu sắc. Chính tấm lòng đó là động lực để người anh hùng chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Tóm lại, chỉ qua một hành động nhỏ người đọc cũng có thể cảm nhận được tấm lòng thiết tha vì quê hương của vị anh hùng dân tộc.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 19

Trần Quốc Toản là một người anh hùng dân tộc có nhiều công lao với đất nước. Tấm lòng yêu nước thiết tha của ông được thể hiện rất rõ qua hành động bóp nát quả cam. Việc làm đó xuất phát khi nhà Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Hay tin, Trần Quốc Toản đã đến diện kiến nhà vua để xin đánh giặc. Nhà vua hiểu ông lo cho đất nước nên ban cho một quả cam. Nghĩ đến cảnh quân giặc đang lăm le cướp nước mà ông đã tức giận đến mức bóp nát quả cam lúc nào không hay. Hành động đó xuất phát từ tình yêu nước thiết tha của vị anh hùng dân tộc. Đồng thời, thể hiện ý chí đánh giặc luôn thôi thúc trong lòng ông.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 20

Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường nhưng thực chất là xâm chiếm nước ta. Biết tin, Trần Quốc Toản đã đến tận nơi để diện kiến nhà vua. Ông xin vua cho lệnh đánh giặc nhưng không được đồng ý. Nhà vua có lời khen cho chàng trai trẻ biết lo việc nước nên ban ông một quả cam. Trước việc làm đó của vua, ông nghĩ "Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước". Và khi nghĩ đến quân giặc đang chuẩn bị bóc lột dân tộc ta, ông căm giận mà bóp nát quả cam. Hành động đó cho người đọc thấy được Trần Quốc Toản có lòng căm thù giặc sâu sắc. Với ông, vận mệnh của đất nước luôn được đặt lên hàng đầu. Đó cũng là lí do ông là vị anh hùng luôn sống mãi trong nhân dân muôn đời.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 21

Câu chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam cho thấy đây là con người luôn biết lo nghĩ cho dân, cho nước. Dù tuổi còn nhỏ nhưng nghĩa khí của ông lớn. Dám đến diện kiến vua để xin được đánh giặc. Khi nghĩ đến kẻ thù đang chuẩn bị xâm lược thì tức giận đến mức bóp nát quả cam vua ban. Hành động đó khắc sâu tinh thần dũng cảm của vị anh hùng dân tộc. Câu chuyện về lòng yêu nước sâu sắc của Trần Quốc Toản vẫn còn được lưu truyền đến người đọc muôn đời. Mỗi người dân đất Việt vẫn luôn nhớ đến hình ảnh về một Trần Quốc Toản giàu nghĩa khí.

Đoạn văn phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam - mẫu 22

Hành động Trần Quốc Toản bóp nát quả cam thể hiện đây là người có lòng căm thù giặc sâu sắc. Khi hay tin quân thù đang lăm le xâm lược lãnh thổ nước ta. Trần Quốc Tuấn đã đến xin diện kiến vua ra lệnh đánh giặc. Nhưng lại không được nhà vua chấp thuận. Căm phẫn vì quân thù mà ông đã bóp nát quả cam vua ban. Việc làm đó phần nào thể hiện tính cách của vị anh hùng dân tộc. Ông tuy còn trẻ nhưng lại luôn lo lắng cho vận mệnh của dân tộc. Vậy nên hình ảnh người anh hùng Trần Quốc Toản vẫn còn sống mãi trong tâm trí của mỗi người.

Xem thêm các bài Soạn văn 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Kết nối tri thức khác