Soạn bài Phiếu học tập số 2 (Ôn tập học kì 1) - Kết nối tri thức

Với soạn bài Phiếu học tập số 2 (Ôn tập học kì 1) trang 127, 128, 129 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

Soạn bài: Ôn tập học kì 1 - Cô Lê Hạnh (Giáo viên VietJack)

1. Đọc

a. Đọc văn bản: Một cuộc đấu vật

b. Thực hiện các yêu cầu

* Chọn phương án đúng (làm vào vở)

Câu 1. Yếu tố nào không có tác dụng giúp em nhận biết đoạn trích trên đây mang những đặc điểm của thể loại truyện lịch sử?

A. Sự kiện được kể lại

B. Ngôi kể trong đoạn trích

C. Nhân vật trong câu chuyện

D. Ngôn ngữ nhân vật

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Ngôi kể trong đoạn trích

Câu 2. Đoạn trích kể lại câu chuyện xảy ra vào thời nào ở nước ta?

A. Thời nhà Lý

B. Thời nhà Trần

C. Thời nhà Lê

D. Thời nhà Nguyễn

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Thời nhà Trần

Câu 3. Câu nào sau đây không đúng với nhân vật đô Trâu?

A. Một kẻ nguy hiểm trong tay Trần Ích Tắc

B. Một đô vật có tinh thần thượng võ

C. Một đô vật quen giật giải nhất trong các hội vật

D. Một kẻ kiêu ngạo đã phải nếm mùi thất bại

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Một đô vật có tinh thần thượng võ

Câu 4. Câu “Bây giờ Yết Kiêu đứng kia, ngay bên cạnh ông” cho biết cuộc đấu vật diễn ra vào lúc nào?

A. Cuộc đấu vật đang diễn ra

B. Cuộc đấu vật vừa mới kết thúc

C. Cuộc đấu vật từng diễn ra trước đây

D. Cuộc đấu vật chưa diễn ra

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Cuộc đấu vật từng diễn ra trước đây

Câu 5. Trong câu “Đô Trâu đã bị quật ngã tênh hênh trên mặt đất.”, từ tênh hênh được dùng với sắc thái gì?

A. Cảm phục

B. Ngợi ca

C. Giễu cợt

D. Thông cảm

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Giễu cợt

Câu 6. Câu nào sau đây khái quát nội dung của đoạn trích?

A. Đoạn trích tái hiện một lễ hội văn hóa truyền thống ở làng xã của nước ta ngày trước.

B. Đoạn trích miêu tả một trận đấu vật đầy kịch tính, qua đó cho thấy rõ bản chất của các nhân vật.

C. Đoạn trích đề cao tinh thần thượng võ trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.

D. Đoạn trích làm nổi bật khả năng của Trần Quốc Tuấn trong việc thu phục người tài.

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Đoạn trích miêu tả một trận đấu vật đầy kịch tính, qua đó cho thấy rõ bản chất của các nhân vật.

* Trả lời các câu hỏi

Câu 1 (trang 129 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy ghi tuần tự các sự việc được kể trong đoạn trích.

Trả lời:

- Trần Quốc Tuấn đang ngồi uống rượu thì được bô lão thông báo: có một người chưa đến tuổi bạ tịch xin tranh giải nhất. Mặc dù đã khuyên bảo nhưng thằng bé vẫn nằng nặc xin giải nhất và được đồng ý tranh giải nhất với Đô Trâu (người của Trần Ích Tắc).

- Trần Quốc Tuấn ra sới xem đấu vật, vừa trông thấy thằng bé ngài đã thích ngay.

- Keo vật bắt đầu, đô Trâu khinh thường đối thủ. Những loay hoay không thực hiện được ý định của mình.

- Đô Trâu toát mồ hôi trong khi đôi mắt bướng bỉnh của thằng bé vẫn bốc sáng chăm chú.

- Thằng bé quyết tâm thắng trận đấu này. Vào keo vật thứ sáu, sự gan lì của cậu bé đã quật ngửa tênh hênh trên mặt đất.

- Sau đó, Trần Quốc Tuấn thu nhận thằng bé gan lì vào đội quân gia nô của mình. Nó chính là Yết Kiêu. Bây giờ Yết Kiêu đứng kia, ngay bên cạnh ông.

Câu 2 (trang 129 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Qua lời kể, em nhận thấy người kể chuyện không có thiện cảm với những nhân vật nào?

Trả lời:

- Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng ngôi thứ ba.

- Qua lời kể của nhân vật, em thấy người kể chuyện không có thiện cảm với đô Trâu và Trần Ích Tắc.

Câu 3 (trang 129 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Những cặp nhân vật nào trong đoạn trích có sự đối lập nhau? Sự đối lập đó có tác dụng làm nổi bật điều gì?

Trả lời:

- Những cặp nhân vật đối lập nhau: Trần Quốc Tuấn – Trần Ích Tắc, Yết Kiêu – đô Trâu.

- Sự đối lập đó đã làm nổi bật tính cách của các nhân vật.

Câu 4 (trang 129 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong đoạn trích, tác giả nhiều lần dùng cụm từ thằng bé để chỉ Yết Kiêu – một chàng trai trạc mười bảy tuổi. Theo em, cụm từ thằng bé được sử dụng ở đây có sắc thái nghĩa như thế nào? Hãy thử tìm từ ngữ khác thay thế và rút ra nhận xét.

Trả lời:

- Theo em, dùng từ thằng bé có sắc thái nhấn mạnh.

- Thử thay thế bằng từ cậu bé, chú bé,…

=> Sử dụng từ thằng bé giúp thể hiện, nhấn mạnh sự gan lì, sức mạnh của Yết Kiêu.

Câu 5 (trang 129 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, chi tiết Trần Quốc Tuấn thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình nói lên điều gì?

Trả lời:

Chi tiết Trần Quốc Tuấn thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình nói lên con mắt tinh tường trong sự chiêu dụng người tài của Trần Quốc Tuấn, đồng thời cũng khẳng định sự bản lĩnh, sức mạnh của Yết Kiêu.

2. Viết

Thực hiện việc tìm ý, lập dàn ý và viết phần Mở bài cho đề tài: Một chuyến tham quan thú vị.

Trả lời:

* Tìm ý

- Chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa nào? Do ai tổ chức? Mục đích của chuyến tham quan là gì?

- Chuyến đi diễn ra như thế nào? (trên đường đi, lúc bắt đầu đến điểm tham quan, các hoạt động chính tiếp theo,…).

- Khung cảnh của chuyến tham quan có gì nổi bật? (cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc, những hiện vật được trưng bày ở khu di tích,…).

- Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa đó? (Nêu ấn tượng về chuyến đi; hiểu biết mới về văn hóa, lịch sử của đất nước; tình cảm với quê hương…).

* Lập dàn ý

Sắp xếp các ý đã tìm được vào từng phần để thành dàn ý

- Mở bài:

+ Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi.

- Thân bài:

+ Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…).

+ Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc,…).

- Kết bài:

Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

* Viết mở bài

Cuộc đời mỗi con người là những chuyến đi dài ngắn khác nhau. Sau mỗi chuyến đi ấy, chúng ta lại đón nhận thêm được nhiều điều mới mẻ. Tôi may mắn được tham gia rất nhiều chuyến tham quan, nhưng chuyến tham quan mà tôi nhớ nhất là chuyến tham quan Mai Châu – Hòa Bình năm ngoái. Chuyến đi giúp chúng tôi khám phá vẻ đẹp quê hương đất nước và bồi dưỡng tình cảm với mảnh đất xinh đẹp này.

3. Nói và nghe

Thực hiện việc chuẩn bị cho bài nói với đề tài: Kiêu căng và hiếu thắng – những thói xấu cần tránh.

Trả lời:

- Xác định vấn đề trình bày:  Kiêu căng và hiếu thắng – những thói xấu cần tránh.

- Xác định mục đích nói

- Xác định đối tượng người nghe

- Xác định không gian và thời gian nói

- Tìm ý và lập dàn ý

Dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính kiêu căng và hiếu thắng. (Một trong những tính xấu gây ảnh hưởng, cản trở rất nhiều đến sự phát triển của con người chính là tính hiếu thắng).

Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tính kiêu căng: là tự cho mình hơn người nên xem thường người khác một cách lộ liễu, khiến người ta khó chịu.

Tính hiếu thắng: là sự phản ứng mạnh mẽ, có phần thái quá, không kiểm soát được hành động của con người gây ra những sự tiêu cực, sai lầm đứng trước sự việc mà họ cho là sai trái và ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân.

b. Phân tích

Tính kiêu căng và hiếu thắng xuất phát từ bản chất của con người muốn dành phần thắng về mình, muốn thể hiện bản thân mình. Đôi lúc, tính hiếu thắng xuất phát từ việc người đó vốn không được mọi người coi trọng...

Tính kiêu căng và hiếu thắng gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc: rạn nứt mối quan hệ, bị người khác xa lánh, né tránh, gây cho người khác sự sợ hãi,…

Để kiềm chế tính kiêu căng và hiếu thắng mỗi chúng ta trước hết cần nhận biết đúng giá trị của bản thân mình, bên cạnh đó, những việc không khả năng của mình có thể làm được thì nên im lặng làm, khi thành quả tốt nhất định người khác sẽ tán dương bạn, không nên khoa trương...

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong xã hội cũng có nhiều người khiêm tốn, suy nghĩ thấu đáo và biết kiềm chế bản thân, những người này thường tự giải quyết được vấn đề của họ êm đẹp và được mọi người yêu quý, kính trọng.

3. Kết bài

Khẳng định lại tác hại của tính kiêu căng và hiếu thắng đồng thời liên hệ bản thân, rút ra bài học.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: