Top 30 Phân tích hai câu thơ ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu
Tổng hợp trên 30 đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu (mẫu 1)
- Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu (mẫu 2)
- Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu (mẫu 3)
- Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu (mẫu 4)
- Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu (mẫu 5)
- Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu (mẫu 6)
- Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu (mẫu 7)
- Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu (mẫu 8)
- Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu (mẫu 9)
- Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu (mẫu khác)
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 1
Nếu như ở bài Thu vịnh cảnh thu được đón nhận từ cao xa rồi mới đến gần thì bài Câu cá mùa thu khung cảnh thiên nhiên mùa thu lại được đón nhận ở một chiều kích khác: từ gần rồi tiến ra cao xa và từ cao xa trở về gần. Khung cảnh được mở ra với nhiều chiều hướng vô cùng sinh động: cảnh thu được mở ra với hình ảnh không gian hết sức trong trẻo:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Không khí mùa thu được gợi nên từ sự dịu nhẹ, nguyên sơ nhất của cảnh vật với làn nước trong veo, không một gợn đục. Mùa hè đã đi qua, những cơn mưa lớn với dòng nước đỏ đục đã không còn thay vào đó là cái thanh tĩnh, trong trẻo của làn nước, của cảnh vật. Trong không gian nhỏ hẹp ấy là hình ảnh của chiếc thuyền câu nhưng nó không hề lọt thỏm giữa không gian thiên nhiên mà lại rất hài hòa, cân xứng. Tác giả vẽ ra khung cảnh tưởng như đối lập ao thu – thuyền câu, nhưng kì thực chúng lại hòa quyện với nhau đến kì lạ, bởi vật tác giả chọn là ao thu chứ không phải hồ thu – gợi cảm giác rộng lớn, choáng ngợp. Ao thu ấy khi có thuyền câu bên cạnh trở nên hài hòa, cân xứng và đậm chất khung cảnh làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Hai câu thơ đầu gieo vần “eo” nhưng không hề gợi lên cảm giác eo hẹp, nhỏ bé, tù túng mà ngược lại gợi nên cái nhỏ nhắn, thanh thoát của cảnh vật.
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 2
Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lí Đông phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công. Thu điếu được trích từ chùm thơ thu gồm ba bài: Thu điếu, thu vịnh. Cả ba thi phẩm đều được viết bằng từ chương, bút pháp thi trung hữu họa, lấy động tả tĩnh của văn học trung đại, nhưng vẫn mang đậm dấu ấn riêng của một trong những bậc thầy thơ Nôm đường luật xuất sắc. Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trờ lại gần. Từ điểm nhìn của một người ngồi chiếc thuyền nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ vắng rồi lại trở người về với ao thu, nhà thơ đã quan sát không gian, cảnh sắc thu theo người lương thật sinh động.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Nguyễn Khuyến đã chọn những chi tiết rất tiêu biểu cho mùa thu xứ Bắc (ao thu, gió thu, trời thu). Ao thu là thứ ao rất riêng chỉ mùa thu mới xuất hiện. Nguyễn Khuyến đã ghi nhận được hai đặc trưng của ao thu là lạnh lẽo và trong veo – ao lạnh nước yên, trong đến tận đáy. Ao là nét thường gặp trong thơ Nguyễn Khuyến, nói đến ao là gợi đến một cái gì rất gần gũi, thân quen, tâm hồn Nguyễn Khuyến là thế: thân mật, bình dị, chân thành với hồn quê. Trời thu trong xanh cũng là hình quen thuộc trong thơ Nguyễn Khuyến. Bầu trời thu xanh ngắt xưa nay vẫn là biểu tượng đẹp của mùa thu. Những án mây không trôi nổi bay khắp bầu trời mà lơ lửng. Xanh ngắt trong thơ Nguyễn Khuyến là xanh trong, tinh khiết đến tuyệt đối, không hề pha lẫn, không hề gợn tạp. Đường nét chuyển động nhẹ nhàng, mảnh mai, tinh tế: hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng, đường bao thanh mảnh của rặng trúc, đường gợn của lượn sóng ao thu. Cảnh vật toát lên sự hài hòa, xứng hợp: Ao nhỏ – thuyền bé; gió nhẹ – sóng gợn; trời xanh – nước trong; khách vắng teo – chủ thể trầm ngâm tĩnh lặng.
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 3
Nguyễn Khuyến giống như một dấu cảm thán khẳng định tính cổ điển có sức lay động lòng người của văn học trung đại vào giai đoạn cuối cùng của thời kì văn học dài hàng chục thế kỉ này. Ông để lại cho quê hương, cho đất nước một di sản văn chương phong phú, đồ sộ. Nhưng nói đến nhà thơ Nguyễn Khuyến, người đọc mệnh danh ông là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, vì ông đã viết nhiều bài thơ hay về cảnh làng quê. Em đặc biệt ấn tượng với hai câu thơ trong bài thơ Thu điếu, nó đã gợi ra không gian yên bình, nhỏ bé nơi làng quê Việt Nam:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Nguyễn Khuyến đã khắc họa lên bức tranh mùa thu chỉ với hình ảnh “ao thu” và “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo. Chúng vừa đối lập lại vừa cân đối hài hoà. Màu sắc “trong veo” thể hiện sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu miền Bắc. Còn hình ảnh “chiếc thuyền câu bé tẻo teo” là chiếc thuyền vô cùng nhỏ bé, mỏng manh giữa không gian rộng lớn. Nguyễn Khuyến còn dùng cách gieo vần “eo” giàu sức gợi hình, gợi cảm, tạo cảm giác nhỏ bé, bí bách. Không chỉ thế, tác giả còn nâng tầm mắt ra mặt ao và không gian quanh ao. Không gian hiện lên là đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, với thời tiết se lạnh, mặt nước trong trẻo, yên bình. Chỉ với hai câu thơ, những rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu hiện lên rõ nét. Nó đã gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường nơi trái tim giàu tình cảm của tác giả.
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 4
Cái ý vị của bài thơ “Thu điếu” mà tôi cảm nhận được nằm ở hai câu kết:
“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
“Tựa gối ôm cần” là tư thế của người câu cá cũng là một tâm thế nhàn của một nhà thơ đã thoát vòng danh lợi. Âm thanh “cá đâu đớp động”, thêm từ “đâu” gợi lên sự mơ hồ, xa vắng và chợt tỉnh. Người câu cá phải chăng cũng chính là tác giả - một con người yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc, không cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp nên đã cáo bệnh, từ quan. Và rồi, tâm hồn bỗng chợt tỉnh trở về thực tại khi “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Không gian có lẽ phải vô cùng yên tĩnh mới có thể lắng nghe được tiếng cá đớp động. Nhờ có không gian tĩnh lặng đó đã góp phần diễn tả tâm trạng buồn bã, cô quạnh trong lòng nhà thơ.
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 5
Khi đọc bài thơ Thu điếu, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với hai câu thơ mở đầu: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,/Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Tác giả Nguyễn Khuyến đã khắc họa bức tranh thu nơi làng quê Bắc bộ bằng những hình ảnh giản dị, quen thuộc. Ao thu hiện lên với làn nước trong veo, mang dáng vẻ lạnh lẽo của mùa thu. Nổi bật ở đó là chiếc thuyền câu “bé tẻo teo”. Sự đối lập về kích thước giữa ao thu rộng lớn với chiếc thuyền câu bé nhỏ khiến không gian câu thơ càng thêm rộng mở và trống trải. Điểm nhìn của nhân vật trữ tình từ gần mở rộng ra xa. Trên cao, bầu trời xanh ngắt, cao vợi đem lại cảm giác thoáng đãng vô cùng. Tác giả đã lấy chiếc thuyền câu nhỏ bé làm trung tâm, dường như nhân vật trữ tình đang ở đó để quan sát khung cảnh thiên nhiên, từ đó phóng tầm mắt ra xa là trời cao, ao rộng - các chiều kích không gian đều được khai mở toàn phần. Tất cả kết hợp với nhau, tạo nên bức tranh mùa thu tĩnh lặng đến lạ lùng.
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 6
Khi đọc Thu điếu, tôi cảm thấy thích nhất là hai câu luận:
"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo."
Không gian miêu tả được mở rộng thêm. Bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời “xanh ngắt” với những tầng mây “lơ lửng” trôi theo chiều gió nhẹ. Từ “xanh ngắt” không chỉ gợi ra màu xanh mà còn cho thấy chiều sâu. Trời thu không mây mà xanh ngắt một màu. Và rồi, nhà thơ đưa điểm nhìn lại gần. Nơi thôn xóm vắng lặng. Mọi con đường quanh co, hun hút và không một bóng người qua lại. Cảnh vật dường như mang chút êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt.
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 7
Bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến với hai câu đề đã gây cho tôi ấn tượng nhất:
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo"
Hai câu đầu nói về bức tranh mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ. Tác giả từ đã khéo léo thay đổi điểm nhìn từ gần ra xa để thu vào tầm mắt cảnh vật xung quanh. Nước ao “trong veo” toả ra hơi thu “lạnh lẽo”. Làn sương mờ ảo như bao trùm mọi vật. Trên mặt nước hiện lên thấp thoáng một chiếc thuyền câu rất bé nhỏ, được miêu tả với dáng vẻ - “bé tẻo teo”. Cách gieo vần “eo” - vốn là một vần rất khó để vào mạch nhưng lại được Nguyễn Khuyến sử dụng khéo léo, tinh tế. Từ đó, nhà thơ gợi đã ra một không gian vắng lặng, cô quạnh cũng như nỗi lòng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 8
Bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến đã khắc họa bức tranh mùa thu thật sinh động, trong đó tôi ấn tượng nhất với hai câu thơ:
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”
Cảnh sắc mùa thu được miêu tả qua hình ảnh “sóng biếc, lá vàng” cùng với đường nét “hơi gợn tí, khẽ đưa vèo”. Màu “biếc” của sóng hòa hợp với sắc “vàng” của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Nghệ thuật đối trong phần thực rất điêu luyện. Hình ảnh “lá vàng ” với “sóng biếc ”, tốc độ “vèo” của lá bay tương ứng với mức độ “tí” của gợn sóng. Bức tranh thu hiện lên không chỉ có màu sắc mà còn có chuyển động, làm tăng thêm vẻ sống động, chân thực. Có thể thấy rằng, hai câu thơ thực đã làm rõ thêm cái hồn của cảnh thu.
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 9
Bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến để lại cho tôi nhiều ấn tượng, đặc biệt là hai câu thơ cuối: “Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,/Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”. Hai câu kết gợi mở về tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên. Con người xuất hiện với một công việc thật thư thái là câu cá. Hình ảnh “tựa gối buông cần” gợi ra một tâm thế nhàn nhã của nhân vật trữ tình. Có lẽ vì đang chìm đắm trong dòng suy nghĩ miên man của bản thân. Để rồi chỉ một âm thanh nhỏ bé của cá đớp động dưới chân bèo lại làm nhà thơ giật mình sực tỉnh. Như vậy, hai câu cuối đã khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình - hay cũng chính là nhà thơ trong một tâm thế nhàn nhã trước bức tranh thu nơi quê hương. Qua đó, tác giả cũng muốn bộc lộ tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc, cùng với nỗi lo lắng cho cảnh ngộ đất nước ngay cả khi đã cáo quan về ở ẩn.
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 10
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng, trước gió khẽ đưa vèo.
Ao thu không còn tĩnh lặng nữa mà đã nổi sóng với hai thanh trắc ở đầu câu (sóng biếc) và hai thanh trắc ở cuối câu (gợn tí). Sóng nhỏ vì ao nhỏ, lại là trong chỗ khuất. Gió nhẹ, gió heo may mùa thu. Sóng lại có màu sắc, “sóng biếc” thật đẹp. Ngòi bút của tác giả tinh tế đến từng chi tiết nhỏ.
Hai câu thực đối rất chỉnh “sóng biếc" đối với “lá vàng”, đều là màu sắc đặc trưng của mùa thu. “Hơi gợn tí” đối với “khẽ đưa vèo”, vận động của chiều dọc tương xứng với vận động của chiều ngang thật tài tình.Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.Nhà thơ đã thả hồn theo chiếc lá vàng “khẽ đưa vèo" trên mặt ao trong veo. Cái màu vàng của mùa thu mà bao nhiêu thi nhân đã ngợi ca:
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
(Lưu Trọng Lư)
Vàng rơi! Vàng rơi!
Thu mênh mông.
(Bích Khê)
Và đây là chiếc lá vàng của Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Thu điếu” dưới ánh mắt của Xuân Diệu: “Cái thú vị của bài Thu Điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi...”. Lời bình của Xuân Diệu thật là tâm đắc.
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 11
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
Một bầu trời xanh ngắt và thăm thẳm bao la và rộng lớn đang bao trùm lấy không gian nơi đây. Những áng mây đang lẳn lặng trôi trên bầu trời rộng lớn như đang nhấn mạnh sự rộng lớn của không gian nơi đây. Thoáng đãng, êm đềm, tĩnh lặng và nhẹ nhàng.
Không một bóng người lại qua trên con đường làng đi về các ngõ xóm: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Vắng teo nghĩa là vô cùng vắng lặng không một tiếng động nhỏ nào, cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng. Ngõ trúc trong thơ Tam nguyên Yên Đổ lúc nào cũng gợi tả một tình quê nhiều bâng khuâng, man mác:
Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến đâu đây?
(Nhớ núi Đọi)
Có lẽ một trong những sự vật quen thuộc với hình ảnh làng quê đó là ngõ trúc và tầng mây. Hai sự vật này đã từng xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật. Có vẻ như tác giả đang tự hòa mình và đắm chìm vào trong cảnh sắc nơi đây nên mới có thể miêu tả một cách vô cùng chân thực như vậy được.
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 12
Hình ảnh mùa thu hiện lên trong bài thơ với một không gian hẹp ở chốn làng quê của tác giả, trong một cái ao nhỏ với chiếc thuyền câu nhẹ thênh thênh:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Cái tôi trữ tình lặn phía sau ngôn từ. Cảm giác của thi nhân thì hiện lên sắc sảo và tinh tế. Mùa thu đã vào chiều sâu, “ao thu lạnh lẽo” với mặt nước “trong veo” rất muốn nhìn, ao thu như là chiếc gương tròn của làng quê. Làng Bùi của nhà thơ là đồng chiêm trũng rất nhiều ao, ao nhỏ.
Ao nhỏ thì thuyền câu cũng nhỏ theo “bé tẻo teo”, vần eo là thử vận hiểm hóc, vậy mà câu thơ trôi chảy tự nhiên như không, như không có chút gì là kĩ xảo cả.
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 13
Tại nơi thôn quê thanh sơ, Nguyễn Khuyến vẫn đau đáu một nỗi quan hoài thường trực – ông là một con người nặng tình với đất nước, với quê hương. Hai câu thơ cuối kết lại mạch cảm xúc, gợi ra lòng người thanh thản với tư thế thu mình ngồi đến lặng lẽ của một ngư ông “lánh đục về trong”:
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
Nhà thơ chăm chú dõi nhìn cảnh sắc mùa thu, cho đến khi nghe tiếng cá đớp động dưới chân bèo mới giật mình sực tỉnh. Vừa trở về với thực tại, nhà thơ đã đưa mình vào trạng thái lửng lơ... Một chữ “đâu” mà không thể phân biệt được đâu là hư, đâu mới là thực. “Đâu” là đâu có hay “đâu” là đâu đó? Bức tranh thu liệu thực có tiếng cá đớp động hay không? Người đọc không biết, thi nhân cũng không tài nào lí giải nổi. Người ngồi câu mà như hóa thạch giữa không gian, thời gian, đi câu mà cái chí lại không đặt ở việc đi câu.
Mỗi thi sĩ làm thơ, trước hết là phải thổi được cái hồn mình vào đó, phải biết biến hóa những con chữ thô cứng ngập tràn thi vị và “nhảy múa” trong cảm xúc. “Đọc một câu thơ hay tức là ta gặp gỡ một tâm hồn con người” (A-tô-ni Phơ-răng). Qua “Thu điếu”, ta thấy được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, một tấm lòng yêu nước thuần hậu, thầm kín.
Đó phải là cái nhìn đầy tinh tế của bậc thầy thơ Nôm trung đại mới có thể họa nên bức tranh đẹp nhường ấy. Nỗi buồn trong cảnh không bị đẩy tới mức độ u uất mà lan tỏa nhẹ nhàng ra xung quanh, vừa đủ để tạo ra một khoảng lặng trong tâm hồn. Chính nỗi u hoài ấy của tác giả mới làm nên lưu luyến trong tâm trí người đọc, làm nên nỗi day dứt với đời và tạo thành giá trị trường tồn, sức sống lâu bền cho tác phẩm.
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 14
Bài thơ "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến mở đầu với hai câu đề:
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo"
Bài thơ "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến mở đầu với một bức tranh mùa thu tại đồng bằng Bắc Bộ, nơi tác giả đã khéo léo thể hiện sự tinh tế và sâu sắc với môi trường xung quanh. Câu đầu tiên mang đến hình ảnh của một ao nước trong veo, toả ra hơi thu lạnh lẽo. Từ ngữ "trong veo" không chỉ miêu tả chất lượng của nước mà còn tạo nên một không gian thoáng đãng và trong lành. Hơi thu lạnh lẽo mô tả không khí se lạnh, làm cho độc giả có cảm giác rõ ràng về sự dịu dàng và êm ái của mùa thu. Sau đó, tác giả chuyển đổi điểm nhìn từ gần ra xa, chú ý đến một bức tranh mơ hồ với làn sương mờ. Sự mờ ảo của sương tạo ra không khí huyền bí và ẩn chứa nhiều điều bí mật. Tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của mùa thu mà còn tập trung vào việc tạo ra một bối cảnh tĩnh lặng, cô quạnh.
Cuối cùng, chiếc thuyền câu "bé tẻo teo" trên mặt nước xuất hiện như một điểm nhấn nhỏ trong bức tranh tự nhiên. Từ "bé tẻo teo" không chỉ miêu tả kích thước của chiếc thuyền mà còn truyền đạt được sự yên bình, giản dị và nhỏ bé trong bối cảnh mùa thu lặng lẽ. Sử dụng vần "eo" khéo léo, Nguyễn Khuyến đã tạo nên một hòn ngọc văn chương, giúp đọc giả cảm nhận được không khí thoải mái và sâu sắc của mùa thu tại đồng bằng Bắc Bộ.
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 15
Bức tranh mùa thu trong bài thơ "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến trở nên sống động và đầy màu sắc, mỗi chi tiết đều được tác giả diễn đạt một cách tinh tế và sâu sắc. Hai câu thơ mà bạn đề cập là những đường nét tinh tế, chứa đựng nhiều hình ảnh sáng tạo và độc đáo.
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”
Cảnh sắc mùa thu được tô điểm qua những hình ảnh tinh tế và lôi cuốn trong bài thơ, đặc biệt là thông qua hình ảnh "sóng biếc, lá vàng" và đường nét "hơi gợn tí, khẽ đưa vèo". Sự phối hợp màu sắc trong câu thơ tạo nên bức tranh thiên nhiên mùa thu vô cùng sinh động. "Sóng biếc" mang lại hình ảnh của những đợt sóng nhẹ nhàng, hòa quyện với sắc "vàng" của lá cây, tạo nên sự hài hòa giữa mặt nước và tán lá mùa thu. Sự đan xen giữa màu xanh biếc của sóng và màu vàng của lá tạo nên một bức tranh tự nhiên tuyệt vời, phản ánh vẻ đẹp tinh khôi của mùa thu.
Mô tả về đường nét "hơi gợn tí, khẽ đưa vèo" không chỉ là sự mô phỏng về chuyển động của sóng nước, mà còn là cách tác giả chuyển đổi chuyển động của lá cây. "Hơi gợn tí" thể hiện sự êm dịu, nhẹ nhàng, như là hơi thở của mùa thu, còn "khẽ đưa vèo" là hình ảnh của sự lướt nhẹ, thanh thoát của lá cây dưới làn gió mát. Sự chuyển động này không chỉ thể hiện vẻ thanh nhã mà còn mang đến cảm giác bình yên và thư giãn.
Bức tranh thu qua những hình ảnh này không chỉ có màu sắc phô diễn mà còn chứa đựng chuyển động, làm cho cảnh sắc trở nên sống động và tận thấy. Bài thơ không chỉ là một tác phẩm hội họa mà còn là một sự hiểu biết sâu sắc về vẻ đẹp của mùa thu, từ màu sắc đến chuyển động, tạo nên một không gian tuyệt vời trong tâm trí người đọc.
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 16
Bài thơ "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến đã mở đầu bằng hai câu thơ đầy tinh tế và sâu sắc:
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo."
Tác giả đã chọn lựa những từ ngữ tinh tế để mô tả bức tranh thu ở đồng bằng Bắc Bộ. Đầu tiên, hình ảnh của "ao thu" làm nổi bật không khí lạnh lẽo của mùa thu. Từ "lạnh lẽo" không chỉ mô tả nhiệt độ của nước mà còn tạo nên một cảm giác bí ẩn và trầm lặng, đặc trưng cho mùa thu. Chiếc thuyền câu "bé tẻo teo" trở thành điểm nhấn quan trọng trong bức tranh mà tác giả muốn truyền đạt. Sự đối lập giữa kích thước nhỏ bé của chiếc thuyền và sự rộng lớn của "ao thu" tạo nên sự cân bằng và hài hòa trong cảm nhận về không gian. Từ "tẻo teo" không chỉ mô tả kích thước nhỏ mà còn gợi lên hình ảnh nhẹ nhàng, yên bình của cuộc sống quê hương.
Nguyễn Khuyến đã tận dụng chiều sâu của ngôn ngữ để mô tả không gian xung quanh. Bầu trời "xanh ngắt" và "cao vợi" không chỉ là một phần của bức tranh mà còn là biểu tượng cho sự thoải mái và rộng lớn. Nhân vật trữ tình đứng ở gần, nhưng ánh nhìn của anh ta mở ra không gian lớn, bao la của mùa thu. Tất cả những chi tiết này được sắp xếp một cách khéo léo, tạo nên một bức tranh mùa thu tĩnh lặng, tràn ngập cảm xúc. Cảm giác của độc giả được chuyển đổi từ sự lạnh lẽo của ao thu đến hình ảnh nhỏ bé nhưng đẹp đẽ của chiếc thuyền câu, và cuối cùng là sự thoải mái và rộng lớn của bầu trời xanh ngắt.
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 17
Bài thơ "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến để lại trong tâm trí tôi một ấn tượng sâu sắc bởi hai câu kết:
“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
Bài thơ "Tựa gối ôm cần" của Hàn Mặc Tử mang đến cho người đọc không gian tĩnh lặng và hình ảnh sâu sắc của một người câu cá, nhưng cũng là tâm trạng bi thương của một nhà thơ đã chấp nhận những tổn thương từ thời cuộc và danh lợi. "Tựa gối ôm cần" không chỉ là một tư thế của người câu cá mà còn là biểu tượng cho sự thoải mái, nhàn nhã, và tìm kiếm bình yên. Hành động "ôm cần" như là một cách giữ gìn và yêu thương, tìm thấy niềm vui trong những khoảnh khắc bình yên giữa cuộc sống hối hả.
Âm thanh "cá đâu đớp động" mang lại sự mơ hồ và xa vắng, tăng thêm không khí lạc quan và nhẹ nhàng. "Cá đâu" không chỉ là con cá, mà còn là biểu tượng cho những mong đợi, hy vọng mơ hồ của người câu cá - có thể là nhà thơ Hàn Mặc Tử chính mình. Sự bất lực và xa cách trong tâm hồn nhà thơ đều được thể hiện qua hình ảnh này. Những từ ngữ như "tựa gối," "ôm," và "động dưới chân bèo" tạo nên một không gian yên bình, tĩnh lặng, đồng thời nó cũng phản ánh tâm trạng buồn bã, cô đơn của nhà thơ. Bức tranh mùa câu cá không chỉ là hình ảnh nghệ thuật mà còn là một bức tranh tâm hồn, làm cho độc giả hiểu được tâm trạng và ý nghĩa sâu xa của tác giả trong thời kỳ khó khăn của xã hội.
Đoạn văn phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu - mẫu 18
Trong bài thơ "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến, những hình ảnh "sóng biếc, lá vàng" và đường nét "hơi gợn tí, khẽ đưa vèo" đã khắc họa nên một cảnh sắc mùa thu tinh tế, đẹp mắt.
"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo."
Trong bài thơ "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến, không gian được miêu tả mở rộng thêm, tạo nên một bức tranh thu tuyệt vời với chiều cao của bầu trời "xanh ngắt" và những tầng mây "lơ lửng" trôi nhẹ nhàng theo làn gió. Màu sắc xanh ngắt của bầu trời không chỉ là một màu xanh đơn thuần mà còn mang theo chiều sâu, sự bao la của không gian. Từ "xanh ngắt" không chỉ là một miêu tả về màu sắc mà còn là cách tác giả thể hiện sự hiện diện của bầu trời đẹp đẽ và không giới hạn. Một bầu trời thu không mây mà xanh ngắt độc đáo, như một không gian không tận, mở cửa sổ cho linh hồn bay bổng và thoải mái.
Điểm nhìn của nhà thơ chuyển về gần, là nơi thôn xóm vắng lặng. Mô tả về con đường quanh co, hoang vu và không một bóng người qua lại, tạo ra một bức tranh yên bình, nhưng cũng chứa đựng một nỗi buồn cô tịch. Bức tranh đưa người đọc đến không gian của sự êm đềm, nhưng đồng thời cũng thoát khỏi sự sống động của cuộc sống thường nhật. Sự tĩnh lặng của thôn xóm làm nổi bật cảm xúc hiu quạnh và nổi buồn, khiến cho không gian thu trở thành một khoảnh khắc thoáng qua, nhưng cũng đầy ý nghĩa.
Xem thêm các bài Soạn văn 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT