Top 20 Nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi
Tổng hợp trên 20 bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại): lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi - mẫu 1
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, mạng xã hội trở thành nơi giao lưu của nhiều bạn trẻ. Bên cạnh đó do quá lạm dụng các ứng dụng tiện lợi đó mà các bạn trẻ hiện nay đang có lối sống không lành mạnh, đó là sống ảo.
Về vấn đề này, báo điện tử Dân Trí có bài: Bi hài “hot girl” sống “ảo”. Bài báo đề cập đến hiện tượng sống ảo của không ít bạn trẻ ngày nay.
Theo bài báo, hiện nay có nhiều bạn trẻ đăng hình lên các trang mạng xã hội với mục đích tự đánh bóng tên tuổi của mình, khoe sắc đẹp, khoe thân thể với những tấm hình đã qua chỉnh sửa, trong khi thực tế lại khác hẳn. “Hot girl” được nói tới trong bài báo chỉ là một trường hợp trong vô số những bạn trẻ hiện nay đang đắm chìm trong thế giới ảo với những bức ảnh được chỉnh bằng phần mềm Camera 360 độ. Có thể nói, đây là trường hợp điển hình cho lối sống ảo của một bộ phận thanh niên hiện nay.
Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận “Sống ảo” là gì? Và nó có điều gì mà rất nhiều bạn ham mê nó đến vậy? Sống ảo là sống trong hoang tưởng không đúng với thực tại của cuộc sống. Các bạn không cần giao lưu hay tham gia những chương trình ngoại khóa cũng có thể kết bạn và nói chuyện với mọi người khắp nơi. Đó là mạng xã hội facebook, instagram, twitter, Yahoo!….. và có rất nhiều mạng xã hội hữu ích khác. Vì chúng quá là hiện đại nên các bạn đã ham mê quá mức. Bệnh ảo tưởng đối với một bộ phận người trẻ là có nguyên nhân. Trước tiên là nguyên nhân tâm lý: Nhiều bạn trẻ thích thể hiện bản thân, hành vi của họ là để bù đắp cho sự thiếu tự tin ngoài thực tế. Nói cách khác, họ muốn được yêu thương, ngưỡng mộ, chấp nhận thông qua việc đăng những ảnh mà họ cho rằng sẽ khiến họ trở nên hấp dẫn hơn, và theo kịp thời đại. Suy cho cùng, sống “ảo” là hệ quả của việc sống thiếu bản lĩnh, thói quen mong hưởng thụ nhiều hơn cố gắng.
Các bạn có thể ngồi hàng giờ để nhắn tin với những người mới quen mà quên đi các bạn của mình. Đã gọi là thế giới ảo thì cuộc sống trong đó vô cùng đẹp và hấp dẫn. Mỗi người có thể xây dựng một ngôi nhà tuyệt đẹp trên đó và có rất nhiều người gọi là bạn. Nhiều bạn đã lạm dụng mạng xã hội để đăng những hình ảnh không lành mạnh chỉ với mục đích là được mọi người chú ý. Hay dùng những lời nói không văn minh để thể hiện mình hay gọi theo cách khác là “anh hùng bàn phím” đã gây ra nhiều mâu thuẫn.
Sống ảo mang đến nhiều hệ luỵ cho cọn người. Có nhiều bạn xem phải những thông tin, hình ảnh không đúng mà có lối sống sai lệch, tinh thần không ổn định. Có hiện tượng phổ biến là nhiều bạn yêu trên mạng. Đây không phải là điều sai nhưng liệu bạn đã đủ chín chắn và thông minh để biết đây là tình yêu thật sự hay là sự thật đây chỉ là để lừa đảo? Nhiều bạn đã nhẹ dạ cả tin mà tin vào những lời đường mật của một người chưa hề gặp rồi khi biết rằng chàng trai bạn hằng yêu thương chỉ mang tên lừa đảo. Thật sự có rất nhiều mối nguy hiểm mà bạn không lường trước được. Bạn có thể ngồi hàng giờ để lên mạng, chìm đắm trong thế giới ảo và xa lánh thế giới thật. Các bạn trẻ sẽ khi bước ra thế giới thật cảm thấy thật lạ lẫm, không xác định được hướng đi của mình. Đã dẫn đến tình cảm của con và bố mẹ ngày càng rạn nứt, bạn bè xa dần nhau. Và quan trọng là việc học của các bạn sẽ giảm sút, thành tích đi xuống hay nói cách khác việc đỗ đại học là quá xa vời.
Quả thực mạng xã hội rất hữu ích. Giúp chúng ta làm quen với nhiều bạn hơn. Không tốn nhiều thời gian để nhắn tin và có thể đăng ảnh, chia sẻ cảm xúc của mình với mọi người. Nhưng các bạn cần dùng chúng đúng lúc và hợp lí. Có thể học xong các bạn lên để cập nhật tin tức hay để giải toả căng thẳng. Người lớn cũng nên quan tâm các bạn nhiều hơn. Vì đây là thời điểm các bạn bắt đầu lớn dễ bị cám dỗ. Cần tạo ra nhiều môi trường cho các bạn vui chơi sau giờ học để không dẫn đến tình trạng ngồi lên mạng suốt ngày.
Sống ảo có thể coi là một căn bệnh khó chữa. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của giới trẻ. Vậy mỗi người cần có lối sống lành mạnh không bị quá thu hút bởi mạng xã hội. Nói cách khác mạng xã hội như con dao hai lưỡi. Nếu bạn biết các sử dụng thì nó vô cùng có ích. Nhưng nếu bạn quá ham mê nó có thể là con dao giết chết tâm hồn bạn.
Bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi - mẫu 2
Mạng xã hội ngày càng phát triển với rất nhiều các tiện ích nhưng cũng có không ít những mặt trái. Những lượt like (thích), comment (bình luận), share (chia sẻ) của cộng đồng mạng đã thu hút biết bao con người chăm chỉ đăng ảnh, đăng status, chìm mình vào thế giới ảo. Chính điều đó đã hình thành nên lối sống ảo ở bộ phận giới trẻ hiện nay.
Sống ảo là lối sống, phong cách sống không giống với hoàn cảnh thực của con người ở trên mạng xã hội. Thậm chí lối sống ấy được giới trẻ thể hiện có phần thái quá, lố bịch. Sống ảo cũng có nghĩa là mơ tưởng, ảo tưởng về cuộc sống hiện tại. Nó đã trở thành một xu thế, một trào lưu trong xã hội hiện nay. Các bạn trẻ sống ảo ngày càng nhiều. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các hiện tượng sống ảo trên facebook, instagram, zalo,… bởi đây là các mạng xã hội thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Chỉ cần điện thoại hoặc máy tính có kết nối wifi, mạng internet là chúng ta có thể truy cập vào các trang mạng xã hội bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu. Một ngày có 24 giờ nhưng có những bạn trẻ dành đến 18 - 20 giờ để online trên mạng xã hội. Họ dành quá nhiều thời gian cho việc sống ảo mà quên đi cuộc sống ở thực tại. Họ sống ảo bằng cách đăng rất nhiều những hình ảnh của bản thân, đăng status tâm trạng,… để câu like từ cộng đồng mạng. Để bài viết của mình có nhiều lượt like, comment, share, nhiều bạn trẻ đã đăng hình khoe cơ thể, thân hình nóng bỏng của mình lên facebook. Thậm chí họ còn đăng tải những nội dung nhạy cảm, những nội dung có tính chất kích động, gây tò mò cho mọi người.
Những hình ảnh nhạy cảm luôn thu hút sự hiếu kì của dư luận. Nhiều bạn trẻ đã lạm dụng điều này để đăng những tấm hình khoe những bộ phận gợi cảm trên cơ thể để ảnh của mình được nhiều like. Họ lấy việc người khác like, comment, share ảnh của mình làm niềm vui. Cũng có những người chăm chỉ đi bình luận dạo ở các trang facebook để trở thành fan cứng. Thậm chí nhiều bạn trẻ có thói quen chuyện gì cũng đăng lên facebook, chuyện gì cũng mang lên mạng xã hội để khoe khoang. Ngay cả chuyện hôm nay ăn uống những gì, đi chơi ở đâu họ cũng đăng lên mạng xã hội. Những sự bực tức, bức xúc cũng được giới trẻ chia sẻ trên facebook, instagram, zalo. Một chữ "buồn", "chán",… cũng đủ nhận về một lượt tương tác khá lớn. Có người đăng những dòng trạng thái như vậy là muốn có người sẻ chia đồng cảm nhưng có những người chỉ đăng để xem status đó có bao nhiêu lượt like, comment. Họ lấy đó làm thú vui tiêu khiển.
Chỉ cần những có những bức ảnh sở hữu hàng nghìn, trăm nghìn lượt like hay facebook có hàng chục nghìn người theo dõi là các bạn có thể trở thành hot girl, hot boy của cộng đồng mạng. Chẳng cần tham gia bất cứ hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện nào mà những con người ấy nghiễm nhiên trở thành người nổi tiếng. Chính họ đã quá ảo tưởng về bản thân mình. Để được mọi người khen là xinh đẹp, những cô gái đã chỉnh sửa ảnh qua các phần mềm photoshop đánh lừa con mắt của mọi người. Chính nhan sắc trên các bức ảnh ảo lại được ngợi ca nhiều hơn nhan sắc ngoài đời thực. Không chỉ khoe nhan sắc, thân hình, nhiều bạn trẻ còn khoe sự giàu có của gia đình, khoe người yêu,… Có những bạn trẻ vì ghen tị với người khác vì họ có người yêu, họ được đi du lịch nhiều nơi nên đã tự chụp những bức ảnh nắm tay, tựa vai hay cắt ghép rồi chỉnh sửa để đăng facebook, khoe với cả xã hội biết rằng mình cũng có người yêu, mình cũng được đi du lịch ở Nha Trang hay Phú Quốc, Đà Lạt,...
Những con người ấy chìm đắm trong thế giới ảo quá nhiều, con người trong thế giới ảo và con người ngoài thực tế của họ khác xa nhau. Trên mạng xã hội họ là con người cởi mở, có thể nói chuyện với bất kì ai, thậm chí họ có thể nói chuyện, tâm sự với một người hoàn toàn xa lạ nhưng trong cuộc sống thực thì họ lại thu mình, sống khép kín. Dường như họ sợ việc phải giao tiếp với những người xung quanh một cách trực tiếp. Họ tự thu mình lại trong một vỏ bọc, một cái bao để có thể tự do, thoải mái trong thế giới ảo.
Hiện tượng sống ảo bắt nguồn từ việc giới trẻ mong muốn được thể hiện bản thân, khát khao được nổi tiếng, trở thành một hiện tượng xã hội thu hút sự quan tâm của mọi người. Họ không chọn cách nổi tiếng bằng con đường học hành, thi cử hay nổi tiếng bằng những việc làm có ích cho xã hội mà thay vào đó là sự nổi tiếng do những phát ngôn gây sốc, những tấm ảnh chỉnh sửa quá đà,… Mong muốn được khoe khoang bản thân cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sống ảo. Bên cạnh đó, sự thiếu quan tâm của gia đình, người thân cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí của các bạn trẻ. Vì ngại chia sẻ với những người xung quanh nên họ có thể chia sẻ mọi chuyện với một người xa lạ trên mạng xã hội. Sống ảo cũng bắt nguồn từ sự nhận thức lệch lạc của mỗi người. Họ cho rằng sống ảo là lối sống thời thượng, rất phù hợp với thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay.
Chính những suy nghĩ ấy đã khiến hiện tượng sống ảo ngày càng lan rộng và để lại nhiều hậu quả trong giới trẻ. Sống ảo chiếm khá nhiều quỹ thời gian của họ khiến họ mất tập trung vào học tập, công việc. Họ chỉ quan tâm đến thế giới ảo mà không quan tâm đến cuộc sống ngoài đời thực của mình. Họ thu mình vào một thế giới riêng, thế giới với những ảo mộng mà không giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Điều đó có thể dẫn tới những suy nghĩ và hành động tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến chính bản thân người sống ảo và những người xung quanh.
Để ngăn chặn cũng như bài trừ hiện tượng sống ảo chúng ta cần sử dụng mạng xã hội một cách hợp lí, hiệu quả. Mỗi người cần có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội để có cuộc sống ý nghĩa. Tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại của việc sống ảo để mọi người có lối sống tích cực. Bên cạnh đó cũng cần phê phán những hiện tượng sống ảo để các cá nhân ấy ý thức được hành động của mình. Có như vậy thì hiện tượng sống ảo mới giảm thiểu và không còn xuất hiện trong giới trẻ. Đăng tải những thông tin về cuộc sống cá nhân lên mạng xã hội sẽ khiến kẻ xấu lợi dụng để thực hiện ý đồ của mình. Đó chẳng phải là hành động tự mình hại mình hay sao?
Mỗi chúng ta hãy học tập thật tốt để trở thành người công dân có ích cho xã hội. Đắm chìm trong thế giới ảo sẽ khiến chúng ta bỏ lỡ đi những giá trị thực của cuộc sống. Vì thế, hãy bước ra khỏi thế giới ảo để khám phá cuộc sống muôn màu muôn vẻ các bạn nhé!
Bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi - mẫu 3
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Cuộc sống hôm nay đang dần thay da đổi thịt, con người tiến gần hơn với các phương tiện hiện đại, tinh vi. Nhưng mặt trái đáng buồn của sự phát triển này chính là hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay.
Sống ảo, hiểu một cách đơn giản đó là lối sống thoát li thực tại, sống không giao tiếp với cuộc sống bên ngoài. Sống ảo là một hình thức phổ biến nhất hiện nay đối với các bạn trẻ, đặc biệt là ở trên các trang mạng xã hội facebook, instagram, zalo, ... Sống ảo đang được các bạn trẻ hưởng ứng nhanh chóng và xem đó như một cách thể hiện và khẳng định đẳng cấp của bản thân.
Thực trạng hiện nay có rất nhiều bạn thích sống ảo hơn là sống thật. Khi xã hội phát triển đồng nghĩa rằng các phương tiện truyền thông cũng trở nên đa dạng và phát triển. Các mạng xã hội xuất hiện ngày càng phổ biến và các phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa ảnh ngày càng đa dạng, nó khiến những bức hình trở nên sắc nét hơn, có nhiều hiệu ứng hấp dẫn hơn và nó khác hoàn toàn vẻ mặt mộc thực có ngoài đời. Những hình ảnh đã qua chỉnh sửa ấy được giới trẻ "post" lên các trang mạng xã hội kèm theo những câu status tâm trạng để người người like, comment hay share. Lượt thích, lượt bình luận hay lượt chia sẻ càng nhiều nó càng khiến con người mải mê, đắm chìm với cuộc sống ảo của mình trên mạng.
Không chỉ dừng lại ở đó, sống ảo chính là một cách để họ trốn tránh hiện thực đời sống thường ngày, họ không dám đối mặt với nó. Những bức bối, những khó chịu của cuộc sống đời thực khiến con người mệt mỏi, bất lực muốn tìm đến một nơi để giải tỏa, để trút hết tâm tư. Và họ tìm đến với mạng xã hội như một thứ thuốc giải thần kì. Từ đó tạo nên sự đối lập sống thật và sống ảo. Một sự thật đang diễn ra khá phố biến đó là nhiều người ngoài đời thực rất ít nói, kiệm lời nhưng khi lên mạng xã hội thì họ như trở thành một con người khác, hoạt bát, năng nổ, dễ bắt chuyện. Những cô cậu trẻ tuổi với vẻ ngoài bình thường nhưng khi được lên mạng lại trở thành hot girl, hot boy được nhiều người theo dõi. Chính những điều ấy hình thành cho giới trẻ thói quen sống ảo, đóng khép mình với cuộc đời thực ngoài kia.
Sống ảo là một hiện tượng tiêu cực, dễ dàng ảnh hưởng tới sự phát triển của mỗi người. Chẳng ai có thể lường trước những hậu quả khi một người sống quá ảo. Sống xa rời thực tế, họ ngại bắt chuyện với cộng đồng, lúc nào cũng bó mình nơi bốn bức tường với máy tính, smartphone có kết nối internet. Họ tìm đến những người xa lạ chưa gặp mặt bao giờ để trút bầu tâm sự. Điều đó không những đánh mất đi chính con người thật của họ mà còn là nguyên nhân gây nên chứng bệnh trầm cảm ở giới trẻ hiện nay. Thế giới ảo đầy rẫy những nút like, nút share, là thế giới mà con người kết bạn bốn phương nhưng nói chuyện để rồi quên mà chẳng bao giờ gặp gỡ. Thế giới của những tâm tư, tình cảm, thế giới của những điều huyễn hoặc mà khi con người đắm chìm vào sẽ rất khó để thoát ra, nó như có ma lực khiến con người mê mệt với các trang mạng xã hội.
Không ai có thể phủ nhận được những lợi ích của truyền thông đa phương tiện đem lại nhưng khi giới trẻ quá sống ảo, con người ta dần mất sự kiểm chứng xác thực với các thông tin trên mạng xã hội, mơ hồ đồn đại và tin rằng đó là thật. Những thông tin sai lệch trên mạng xã hội vô tình đầu độc suy nghĩ con người, khiến con người mất dần lí trí. Ngày hôm nay, ta chứng kiến không biết bao nhiêu vụ tin tặc lừa đảo, bao nhiêu vụ nghi ngờ lẫn nhau trên facebook rồi hẹn đánh nhau,... Biết bao con người đã đi vào con đường lầm lỡ vì tin vào mạng xã hội, vì đắm chìm trong thế giới đó. Học sinh lười học, ngày ngày mải mê bên máy tính, điện thoại, lúc nào cũng chăm chăm làm sao để có những bức hình đẹp mà không suy nghĩ tới bổn phận và trách nhiệm của một người học sinh. Tất cả thực trạng ấy là một giọt nước mắt buồn cho cả một xã hội đang phát triển theo con đường hội nhập.
Từ khi nào sống ảo trở thành một căn bệnh nguy hiểm như thế? Khi xã hội ngày càng phát triển, các máy móc hiện đại ra đời, các ứng dụng được nâng cấp tinh vi, nó thỏa mãn nhu cầu chơi bời, giải tỏa tâm trạng của giới trẻ. Giới trẻ tìm đến mạng xã hội nhiều hơn, đắm chìm vào nó để quên rằng mình đang sống trong một cuộc sống thật với sự tổng hòa các mối quan hệ. Bố mẹ ngày nay có tâm lí chiều con hơn, con thích điều gì là sẽ đáp ứng được, vì vậy giới trẻ dễ đua đòi, sa đọa mà phụ huynh thì mất dần sự kiểm soát. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn bắt nguồn từ chính bản thân mỗi người trẻ. Họ dễ bị cám dỗ, không làm chủ được mình, không có ý thức sắp xếp thời gian hợp lí, vì vậy vô tình để thế giới ảo điều khiển con người mình.
Thật đáng buồn khi nhìn vào xã hội hôm nay còn một số lượng lớn các bạn trẻ sống ảo mà quên đi thế giới thực ngoài kia mới thật sự đáng sống. Mỗi người cần tự răn đe bản thân trước sự cám dỗ của những nút like, share trên mạng xã hội, hãy hòa nhập với cộng đồng nhiều hơn, đi ra ngoài và trải nghiệm cuộc sống muôn màu. Hãy biến mạng xã hội là công cụ giải trí những lúc mệt mỏi, đừng để nó lấn chiếm thời gian và cuộc đời của bạn.
Bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi - mẫu 4
Bạn là một người trẻ thuộc thế hệ GEN Z giống như tôi? Xin hỏi, mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho các mạng xã hội như facebook, instagram, tiktok… Nói cách khác, mỗi ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc “sống ảo” trên các ứng dụng mạng xã hội? Bạn có biết bạn được gì và mất gì khi “sống ảo” không? Liệu chúng ta sống thật như thế nào và sống ảo ra sao để có thể cân bằng cuộc sống của mình?
Bạn hiểu thế nào là sống ảo? Theo tôi, sống ảo là hành động, việc làm xa rời với thực tế, tự tạo ra niềm vui cho riêng mình qua những lượt tương tác trên mạng xã hội như câu like, thả tim, lượt theo dõi… Sống ảo là một trào lưu thường thấy trên các mạng xã hội đặc biệt là đối với mạng xã hội Facebook, Instagram và đang trở thành xu hướng khá phổ biến của nhiều bạn trẻ. Sống ảo cũng có nghĩa là mơ tưởng, ảo tưởng về cuộc sống hiện tại, mơ về một cuộc sống không có thật.
Hiện nay, sống ảo thường được bắt gặp ở hầu hết các đối tượng, trong đó nhiều nhất là giới trẻ. Biểu hiện của sống ảo đó là dành phần lớn quỹ thời gian của bản thân cho các mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok... Đắm chìm vào mạng xã hội với các hoạt động: đăng status, chỉnh sửa ảnh, khoe ảnh, bình luận dạo,... Một người đắm chìm vào sống ảo là khi có chuyện gì cũng đăng lên mạng xã hội; thậm chí lấy việc người khác like, bình luận, chia sẻ ảnh hay bài viết của mình làm thú vui. Hay việc chỉnh sửa, xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội khác xa với cuộc sống thực; hoặc đăng tải, chia sẻ những nội dung nhạy cảm nhằm mục đích câu like, thu hút sự tò mò, hiếu kì của đám đông. Người thích sống ảo là trên mạng xã hội có thể chia sẻ rất cởi mở nhưng trong cuộc sống hiện thực thì lại thu mình, khép kín, khó khăn trong giao tiếp, không tham gia các hoạt động cộng đồng trong hiện thực.
Sống ảo gây rất nhiều tác hại với chúng ta. Đầu tiên, sống ảo sẽ khiến ta tiêu tốn nhiều thời gian vào những việc vô nghĩa, không quan tâm đến cuộc sống ở thực tại; thậm chí, quên đi cuộc sống thực tại để chạy theo mẫu hình cuộc sống xây dựng trên mạng. Sống ảo khiến ta mất tập trung vào học tập, công việc; có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành động tiêu cực. Nghiêm trọng hơn, sống ảo khiến ta mất dần khả năng giao tiếp, tạo quan hệ với mọi người xung quanh; dễ dẫn đến trầm cảm, thụ động, tự ti trong các mối quan hệ thực; dễ bị kẻ xấu lợi dụng vào mục đích xấu, con người trở nên dửng dưng, vô cảm, ích kỷ hơn.
Còn nhớ, vào năm 2017, khi video review mở hộp Iphone X của một người làm nghề review nổi tiếng về công nghệ là Emkwan Reviewer bị một tài khoản người Việt Nam là T.T cắt ghép và đăng cùng dòng trạng thái “Đập hộp iPhone X đầu tiên của VN” đã gây xôn xao mạng xã hội. Tuy nhiên, chỉ sau 1 giờ đăng tải anh chàng đã phải gỡ vội vì đã bị cộng đồng mạng phát hiện việc sử dụng hình ảnh cắt ghép video trên mạng để sống ảo. May mắn, anh chàng T.T đó chưa phải chịu hậu quả nghiêm trọng vì thói quen sống ảo của mình. Nhưng vào ngày 9/10/ 2022, người tên Nguyễn Kiên Quyết (SN 1982, trú tại TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), đẻ thỏa mãn cái tôi cá nhân đã đăng tải trên facebook thông tin thất thiệt, gây hoang mang dư luận, tạo tâm lý bất an khiến người dân nơi đó đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng. Vì thế, đối tượng đã bị Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Hà Nam xử lí thích đáng.
Vậy vì sao lại nhiều người bất chấp hậu quả mà chạy theo việc sống ảo như vậy? Nguyên nhân là vì họ muốn thể hiện, khoe khoang bản thân, không muốn chấp nhận hiện thực. Hoặc họ bị cám dỗ, muốn trở thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Cũng có thể do thiếu sự quan tâm của gia đình, người thân nên họ cô đơn và đắm mình vào cuộc sống ảo.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể khắc phục việc chìm đắm vào việc sống ảo? Mỗi người hãy sử dụng mạng xã hội một cách chừng mực, nên xem đó là một nơi để giải trí sau nhiều giờ làm việc căng thẳng, không nên phụ thuộc. Hãy kiểm soát bản thân, không nên việc gì cũng đưa lên mạng xã hội. Dành thời gian cho những việc có ích, sống hoà đồng, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh. Đồng thời, tch cực học tập và rèn luyện; có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội để có cuộc sống ý nghĩa. Tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại của việc sống ảo để mọi người có lối sống tích cực hơn, sử dụng mạng xã
Các bạn ạ, mặc dù mạng xã hội mang đến nhiều lợi ích nhưng hãy sử dụng mạng xã hội và sống ảo một cách khoa học để không làm xáo trộn cuộc sống thực tại và cuộc sống ảo. Sống ảo có thể coi là một căn bệnh khó chữa, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của giới trẻ. Vậy nên mỗi người cần có lối sống lành mạnh, không quá bị thu hút bởi mạng xã hội. Sống ảo là một hiện tượng không xấu nếu như chúng ta biết chừng mực. Hãy tỉnh táo và hãy sống thực tế hơn là sống ảo!
Xem thêm các bài văn mẫu 8 Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT