Top 20 Tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc

Tổng hợp trên 20 đoạn văn tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Đề bài: Có người cho rằng, qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. Ý kiến của em như thế nào? (Trình bày thành đoạn văn khoảng 8 - 10 dòng)

Tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc - mẫu 1

Sau khi đọc xong truyện Người mẹ vườn cau, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã đem tới chúng ta thông điệp vô cùng sâu sắc và ý nghĩa về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Nhờ có công lao to lớn của những thế hệ đi trước, không ngại gian khổ, hiểm nguy đến tính mạng, mà chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay, một cuộc sống không có chiến tranh, bom đạn, đau thương và mất mát. Từ đó, văn bản dăn dạy chúng ta cần có lòng biết ơn đến những anh hùng đã hi sinh cho nền độc lập nước nhà, đồng thời cần tích cực rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững chắc.

Tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc - mẫu 2

Câu chuyện Người mẹ vườn cau, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã gợi cho ta suy nghĩ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Truyền thống ấy được hình thành và phát triển từ lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Điều đó gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn. Một đất nước mà con người hiểu, biết ơn những giá trị mà bản thân mình được hưởng sẽ là một đất nước phát triển bền vững trên cơ sở của lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết.

Tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc - mẫu 3

Qua văn bản “Người mẹ vườn cau”, tác giả Nguyễn Ngọc Tư muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Lòng biết ơn đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Thế kỉ XX, đất nước ta phải trải qua hai cuộc chiến lớn để lại nhiều mất mát, đau thương cho con người Việt Nam. Đã có rất nhiều người hy sinh mạng sống của mình cho độc lập dân tộc trong đó còn có những người mẹ gạt nước mắt tiễn con ra trận. Khi hoà bình lập lại, con người quá mải mê với cơm áo gạo tiền mà quên đi quá khứ thế nhưng quá khứ ấy vẫn luôn vẹn nguyên, thuỷ chung giống như hình ảnh người mẹ vườn cau ngày ngày chờ đợi những cựu chiến binh đến thăm bà lúc tuổi già. Văn bản cũng là lời cảnh tỉnh với những ai đã quên đi quá khứ, chúng ta cần phải biết ơn thế hệ trước đã cho ta cuộc sống như ngày hôm nay.

Tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc - mẫu 4

Qua văn bản "người mẹ cây cau", tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Với ngôn từ giản dị nhưng dạt dào cảm xúc, truyện ngắn "Người mẹ vườn cau" đã mang gợi đến cho mỗi chúng ta những kỉ niệm hạnh phúc về mẹ và những bài học về việc báo đáp công ơn mẹ. Hình ảnh bà nội cũng là hình ảnh của một người mẹ Việt Nam anh hùng vĩ đại, một người phụ nữ đã hi sinh rất nhiều vì đất nước những năm kháng chiến. Qua truyện ta thấu hiểu, biết ơn, kính trọng những người đã hy sinh vì lý tưởng cách mạng, vì nền hòa bình tổ quốc và những người mẹ anh hùng.

Tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc - mẫu 5

Có người cho rằng, qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đầu tiên, cần phải hiểu được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” ý chỉ lối sống biết ơn, trọng tình nghĩa. Hình tượng trung tâm được khắc họa trong truyện ngắn là một bà mẹ Việt Nam anh hùng - đó là nhân vật “nội ở vườn cau”. Có thể thấy rằng, hình ảnh “nội ở vườn cau” chính là đại diện cho biết bao người mẹ trên khắp đất nước Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh. Họ đã nén nước mắt để tiễn con lên đường đi chiến đấu, hay sẵn sàng nhường miếng cơm để nuôi bộ đội. Công việc của họ đôi khi chỉ là nhặt ve chai nhưng lại trở thành anh hùng trong lòng biết bao con người. Khi hòa bình lặp lại, những người con của “nội vườn cau”, trong đó có ba của nhân vật “tôi” vẫn thường về thăm để bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng. Đặc biệt, ở gần cuối truyện, ba của nhân vật “tôi” vì mải mê công việc mà không về thăm nội ở vườn cau. Đó giống như một lời cảnh tỉnh với những người đã quên đi quá khứ. Có thể khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn.

Tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc - mẫu 6

Truyện ngắn “Người mẹ vườn cau” đã thành công nhắn gửi tới người đọc một đạo lí quý báu của dân tộc. Đó chính là “uống nước nhớ nguồn”. Trong những năm tháng chiến tranh dai dẳng, đã có rất nhiều người lính xung phong ra tiền tuyến, cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Cũng có bao người mẹ lén lau nước mắt khi tiễn con ra trận, trở thành hậu phương vững chắc cho những người chiến sĩ. Đó là hình ảnh của nhân vật ba, “hai chú trên ban thờ” và cả của má Tư. Với giọng văn nhẹ nhàng, giản dị, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã giúp người đọc cảm nhận rõ hơn sự hi sinh của bao thế hệ đi trước.

Tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc - mẫu 7

Có người cho rằng, qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Theo tôi, quan điểm trên là hoàn toàn đúng đắn. Trước hết, cần hiểu được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” muốn nói đến lối sống biết ơn, trọng tình nghĩa. Ở trong truyện ngắn này, tác giả đã khắc họa hình tượng trung tâm trong truyện là một bà mẹ Việt Nam anh hùng, từ đó gửi gắm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc. Hình ảnh nội ở vườn cau hiện lên qua lời kể của “tôi” - vẫn còn là một đứa trẻ - nhưng lại thật đẹp đẽ, cao cả. Nhân vật “tôi” vẫn thường được ba đưa về thăm nội ở vườn cau, nghe kể chuyện về cuộc đời của nội. Đặc biệt, ở gần cuối truyện, ba của nhân vật “tôi” vì mải mê công việc mà không về thăm nội ở vườn cau. Đó giống như một lời cảnh tỉnh với những người đã quên đi quá khứ. Như vậy, có thể thấy rằng, ý kiến đánh giá trên là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc.

Tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc - mẫu 8

“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua truyện ngắn “Người mẹ vườn cau”. Đó là câu chuyện về má Tư – một người mẹ Việt Nam anh hùng. Bà đã đi bán ve chai, đưa thư, mang theo thức ăn và tin tức,… Giờ tuổi đã cao, bà vẫn hàng năm hương khói, làm giỗ cho các chiến sĩ năm xưa. Đồng thời, hình ảnh người lính đã hi sinh thân mình vì Tổ quốc cũng được hiện lên qua lời kể của nhà văn. Có thể nói, tác phẩm “Người mẹ vườn cau” đã thành công giúp độc giả cảm nhận rõ hơn công lao của thế hệ đi trước. Từ đó thêm trân trọng cuộc sống hòa bình hiện tại.

Tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc - mẫu 9

Qua truyện ngắn "Người mẹ vườn cau", tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, đây là một ý kiến đúng. Đất nước Việt Nam hơn bốn ngàn năm văn hiến của chúng ta đã trải qua biết bao cuộc chiến đấu anh dũng để dành được hoà bình. Trong những cuộc chiến đó, đã có biết bao người như bà nội vườn cau mất đi con cái, vì con của họ đã ngã xuống cho độc lập tự do của đất nước. Những người đồng chí còn sống sót sau những trận chiến như ba của nhân vật tôi đã coi mẹ của đồng đội đã mất như mẹ của mình mà thăm nom, làm tròn chữ hiếu thay bạn mình. Qua truyện, người đọc chúng ta đã biết đến và kính trọng hơn những người mẹ Việt Nam anh hùng như bà nội vườn cau.

Tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc - mẫu 10

Qua truyện ngắn “Người mẹ vườn cau”, Nguyễn Ngọc Tư đã thành công truyền tải thông điệp “uống nước nhớ nguồn”. Đây là đạo lí quý báu của người dân Việt Nam. Trong năm tháng chiến tranh, đã có biết bao người ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc. Đó là những người chiến sĩ quả cảm, giờ chỉ còn được gọi với danh xưng “hai chú trên bàn thờ”; là người mẹ Việt Nam anh hùng từng phải đi bán ve chai nuôi quân. Tất cả đã góp phần thể hiện lòng biết ơn mà nhà văn dành cho thế hệ đi trước. Từ đó đem đến nhiều bài học cho độc giả.

Xem thêm các bài Soạn văn 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Cánh diều khác