Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 40 Tập 1 - Cánh diều
Với soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 40 Tập 1 trang 40, 41, 42 Ngữ văn lớp 8 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.
1. Thơ sáu chữ, bảy chữ
- Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ (sáu tiếng). Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2, có khi ngắn nhịp 3/3. Ví dụ:
Nhà mình sát đường/ họ đến
Có cho/ thì có là bao
Con không bao giờ/ được hỏi
Quê hương họ/ ở nơi nào
(Trần Nhuận Minh)
- Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi ngắt nhịp 3/4. Cách ngắt nhịp còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng thơ. Ví dụ:
Tà áo nâu/ in giữa cánh đồng
Gió chiều cuốn bụi/ bốc sau lưng
Bóng u/ hay bóng người thôn nữ
Cúi nón mang đi/ cặp má hồng.
(Đoàn Văn Cừ)
- Bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ thường có nhiều vần. Vần thường là vần chân (được gieo ở cuối dòng thơ thứ nhất, thứ hai, thứ tư ở mỗi khổ), có thể gieo vần liền (vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ) hoặc vần cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ).
2. Bố cục, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo trong bài thơ
- Bố cục là sự tổ chức, sắp xếp các dòng thơ, khổ thơ tương ứng với một nội dung nhất định để tạo thành một bài thơ. Các bài thơ Đường luật thường có bố cục cố định, chẳng hạn: thơ thất ngôn bát cú thường có bốn phần: đề, thực, luận, kết (mỗi phần hai câu); thơ tứ tuyệt cũng gồm bốn phần: khởi, thừa, chuyển, hợp (mỗi phần một câu). Thơ hiện đại (nói chung) thường bố cục theo nội dung mạch cảm xúc, mỗi phần có thể gồm nhiều câu, nhiều khổ. Ví dụ, bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư được chia làm ba khổ thơ. Khổ đầu thể hiện những tín hiệu đánh thức kí ức về người mẹ trong tâm tưởng của nhà thơ. Hai khổ thơ thể hiện hình ảnh người mẹ trong kí ức của tác giả.
- Mạch cảm xúc là diễn biến dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả trong bài thơ. Ví dụ, mạch cảm xúc của bài thơ Nắng mới được thể hiện như sơ đồ dưới đây:
Như vậy, bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ Nắng mới được thể hiện theo trình tự thời gian, từ hiện tại ngược về quá khứ, nhằm nhấn mạnh tình cảm yêu thương sâu đậm của tác giả dành cho người mẹ của mình.
- Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt được thể hiện xuyên suốt tác phẩm nhằm thể hiện tư tưởng của tác giả. Ví dụ, cảm hứng chủ đạo trong trong bài thơ Nắng mới (Lưu Trọng Lư) là nỗi nhớ thương sâu sắc của tác giả dành cho người mẹ.
3. Sắc thái nghĩa của từ ngữ
Sắc thái nghĩa là nét nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản của từ ngữ. Các sắc thái nghĩa chủ yếu của từ ngữ là:
- Sắc thái miêu tả, ví dụ: các từ ghép như trắng tinh, trắng xóa đều chỉ màu trắng nhưng được phân biệt với nhau nhờ các yếu tố phụ (trắng tinh: rất trắng, thuần một màu, gây cảm giác rất sạch; trắng xóa: trắng đều khắp trên một diện rộng).
- Sắc thái biểu cảm, ví dụ: các từ thuần Việt như cha, mẹ, vợ,…thường có sắc thái thân mật; còn các từ Hán Việt đồng nghĩa như thân phụ, thân mẫu, phu nhân,…thường có sắc thái trang trọng.
Trong nói (viết), cần lựa chọn các từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp để nâng cao hiệu quả giao tiếp.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều