Top 20 Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán

Tổng hợp trên 20 bài văn nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học: suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã đọc hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã đọc - mẫu 1

Trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam, “Lợn cưới, áo mới” là một trong những câu truyện đặc sắc và ý nghĩa. Chuyện không chỉ mang lại những tiếng cười sảng khoái, bài học sâu sắc mà còn đặc biệt chế giễu tính khoe khoang của con người.

Truyện như một màn hài kịch ngắn, kể lại cuộc nói chuyện của hai anh chàng có tính khoe khoang, buồn cười thay là họ lại khoa khoang những thứ chẳng đáng là bao. Một anh thì khoe con lợn cưới bị xổng chuồng, còn một anh lại khoe chiếc áo mới may. Anh chàng đi tìm lợn kia rơi vào hoàn cảnh thật đặc biệt, đó là khi gia đình anh đang có việc lớn – đám cưới, con lợn để làm cỗ cưới lại bị xổng chuồng chaỵ mất và anh ta phải đi tìm. Trong lúc công việc đang lu bu và tất bật, tưởng chường như anh ta chỉ mải đi tìm lợn thôi nhưng không ngờ anh ta vẫn còn tâm trí để khoe khoang. Điều đó thể hiện ở cách hỏi của anh ta, đáng lẽ ra anh ta chỉ cần hỏi rằng: “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?”, và thêm vào đó là màu sắc, kích thước, đặc điểm của con lợn. Nhưng không, anh ta đã hỏi rằng: “Bác có thấycon lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”, có thể thấy, anh ta nói “con lợn cưới” chỉ để khoe ra chứ không phải là đặc điểm để chỉ cho con lợn, thông tin đó là không cần thiết đối với người được hỏi. Điều đó đã chứng tỏ, anh ta chỉ lấy việc tìm lợn làm cái cớ để khoe khoang con lợn của mình. Tuy nhiên, anh chàng được hỏi cũng không khác gì, anh ta cũng là một người thích khoe khoang. Anh ta mới may được một chiếc áo mới, muốn khoe đến mức không chờ dịp lễ tết hay đi chơi mới mặc mà liền đem ra mặc ngay.

Khoe áo mới thường là sở thích và thói quen của trẻ thơ, nhưng chính anh chàng này đã biến mình thành trẻ con, mặc áo mới với mục đích khoe của. Anh ta không chờ ai vào nhà rồi khoe mà lại đứng hỏng ở ngoài cửa, đợi có ai đi qua người ta khen, vì muốn được khoe mà anh ta đứng suốt sáng đến chiều, kiên nhẫn chờ khoe bằng được. May gặp được anh chàng đi tìm lợn hỏi thăm, khi được hỏi anh ta đã đáp rằng: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Có thể thấy, tính khoe khoang của nhân vật đã được cường điệu hóa lên tới tột đỉnh, ở ngoài thực tế sẽ không có ai lại khoe của một cách vô duyên và trơ trẽn như thế.

Tuy nhiên nó đã nhấn mạnh được tính chất lời khoe và cách khoe quá phi lí, trái thường tình khiến cho người đọc không khỏi chế giễu. Tính khoe khoang, thích thể hiện và tỏ ra giàu có là một thói xấu thường thấy của những người giàu xổi, học đòi. Tính khoe khoang là một tật xấu nói chung, tuy nhiên trong truyện này các nhân vật không khoe tài, khoe địa vị hay công lao mà chỉ khoe những thứ tầm thường, nhỏ nhặt.

Như vậy, qua câu chuyện “Lợn cưới, áo mới”, chúng ta hiểu được thế nào là tính khoe khoang và nếu tính khoe đó trở thành một thói quen sẽ trở thành một thói xấu, gây khó chịu cho mọi người xung quanh, làm mất đi giá trị con người.

Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã đọc - mẫu 2

Mô-li-e được coi là nhà viết kịch có nhiều tác phẩm đạt đến mức kinh điển của thế giới. Vở kịch “Trưởng giả học làm sang” là một tác phẩm nổi tiếng của ông, trong đó trích đoạn “Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” là một trích đoạn tiêu biểu.

Ông Giuốc-đanh hám danh muốn trang bị cho mình cái vỏ bề ngoài như những người quý tộc. Ông thuê một kíp thợ vườn để may sắm trang phục cho mình. Kíp thợ vườn hiểu biết về giới quý tộc cũng chẳng nhiều nhặn gì hơn ông Giuốc-đanh. Đã thế, cái gì họ cũng phán bừa, làm bừa, nhưng ông Giuốc-đanh dốt nát, thiển cận đều cho xuôi ráo! Ông Giuốc-đanh có phẩm tước gì mà may áo lễ phục để mặc? Rõ ràng ông chẳng hiểu gì về trào phục, nhưng lại tấp tểnh muốn làm quý tộc, nên ông bất chấp tất cả, cứ thuê may và cứ mặc, mặc vào là phải thành quý tộc, ít nhất cũng là quý tộc áo. Ông Giuốc-đanh hám danh đến mức cứ cái gì dính líu đến quý tộc để ông giống được quý tộc là ông mê và làm theo ngay. Vì thế, đi bít tất chật, bị đứt mất hai mắt, nhưng nghe phó may phỉnh vài lời: Nó giãn ra thì lại rộng quá ấy chứ thì ông Giuốc- đanh xuôi tai liền. Đi giày tuột, kêu đau chân, nhưng phó may bảo không đau, Ngài tưởng tượng ra thế rồi phó may lờ đi, chuyển phắt sang chiếc áo lễ phục. Ông Giuốc-đanh muốn nói thêm về sự đau chân cũng không được nữa.

Những tràng cười bít tất rách, giày chật chân đau vừa đứt, người xem được những tràng cười khác khi ông mặc lễ phục. Ông Giuốc-đanh phát hiện hoa trên áo bị may ngược, nhưng nghe phó may phỉnh bừa vì những người quí phái đều mặc như thế này cả, thì ông Giuốc-đanh vững tâm ngay. Người xem không thể nhịn được cười khi phó may và thợ bạn cởi quần đùi, lột áo cánh để mặc áo trào cho ông Giuốc-đanh. Ông ta như một thằng hề, súng sính đi lại theo nhịp đàn, vì đó là nghi thức dành cho quý tộc. Ông Giuốc-đanh nhận ra rằng ăn mặc ra người quý phái có hơn vì mặc áo trào mà ông được gọi ngay là Ông lớn, rồi Cụ lớn, rồi Đức ông! Ông Giuốc-đanh lấy làm khoái chí với những tiếng tôn xưng ấy và liên tục móc tiền để ban thưởng, hay nói cách khác, ông đã bỏ tiền ra mua những tiếng mà bấy nay ông hằng khao khát! Trong thâm tâm, ông còn định ban thưởng cho bọn thợ may cả túi tiền nếu được tôn xưng là Tướng công! Nhưng nực cười là ông Giuốc-đanh sực tỉnh, tự thú với chính mình: như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền. Vậy ra Giuốc-đanh cũng chẳng hào phóng gì, ông muốn mua danh nhưng cũng sợ mất nhiều tiền, ông chỉ dừng ở tiếng Đức ông để giữ lại tiền và cũng là để giữ lấy cải bản chất tham tiền và hà tiện của ông!

Mô-li-e đã sắp xếp các pha cười theo từng cung bậc khác nhau trong những tình huống được chọn lựa khá đắt để cho mỗi pha cười khắc họa được một nét đặc biệt của anh trưởng giả nhố nhăng muốn học đòi làm quý tộc. Tiếng cười đối với bọn phó may hám lợi cũng không kém phần rôm rả. Bản thân bọn phó may cũng chẳng có hiểu biết gì về trang phục của giới quý tộc, vì chúng chỉ là hạng thợ vườn, nhưng bọn này biết lợi dụng triệt để để tính hám danh của gã trưởng giả để moi tiền. Mô-li-e đã cho người xem những mẻ cười về bọn này ở những khía cạnh sau đây:

Tính ba hoa khoác lác: Phó may bảo rằng hắn phải cho hai mươi thợ bạn làm cái áo lễ phục cho ông Giuốc-đanh. Hắn tuyên bố đây là cái áo đẹp nhất trong triều, may đúng kiểu nhất và dám chấp nhận các thợ may giỏi nhất, hắn còn đố họa sĩ nào vẽ được một cái nào vừa vặn hơn cái áo này. Hắn biện bác đủ cách để lừa ông Giuốc-đanh thiển cận. Áo may ngược hoa nhưng phó may lại bảo là người sang trọng đều mặc thế, rồi nếu ông Giuốc- đanh kêu giày chật, đau chân thì phó may bảo ông tưởng tượng ra như vậy, ông Giuốc-đanh cãi thì hắn lảng đi để bắt vào chuyện chiếc áo lễ phục, ông Giuốc-đanh phát hiện phó may ăn bớt vải và mặc áo bằng vải ăn bớt đó ngay trước mặt ông ta, thì phó may trơ tráo thừa nhận, rồi lấn lướt không trả lời câu hỏi của ông Giuốc-đanh, hắn mời ông ta thử áo. Rõ ràng đây là hạng lừa phỉnh đã thành nghề để kiếm ăn. Tệ xun xoe nịnh bợ: Bọn thợ may biết rõ gan ruột ông Giuôc- đanh đang muốn gì. Chúng vòi vĩnh ông cho ít nhiều để uống rượu, vì đã may cho ông chiếc áo lễ phục nhưng ông Giuốc-đanh lại thương cho chúng vì tiếng Ông lớn. Biết thóp thế, bọn thợ bạn lại tuôn ra những tiếng Cụ lớn rồi Đức ông! Chúng có tiếc gì mấy cái tiếng nịnh bợ, tâng bốc ấy đâu, chỉ cốt làm mát lòng ông Giuốc- đanh hám danh và để vơ tiền một cách hợp lý mà thôi.

Mô-li-e đã đem đến cho người xem những tiếng cười có ý nghĩa phê phán thật giá trị. Ông phê phán, những thói rởm cả trong tầng lớp quý tộc, cả trong bọn giả danh của giai cấp tư sản, bọn trưởng giả muốn học làm sang, và đứng về phía nhân dân tỉnh táo - tức khán giả - để chửi thẳng vào bọn dốt nát, ngu xuẩn đó. Ông đã dựng lên hai loại người với những nét tâm lý khác nhau, nhưng lại biết kiếm chác những cái cần thiết. Ông Giuốc-đanh thừa tiền, vô học, muốn kiếm cái danh vì ông rất háo danh. Bọn phó may vô tài, biển lận, muốn kiếm thật nhiều tiền vì chúng rất hám tiền. Hai bên đều đạt mục đích cả. Một bên được cái danh hão, còn một bên được tiền thật. Cái đáng mỉa mai hài hước cũng toát lên từ đó

Sự chênh lệch, mất cân xứng giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong và bên ngoài là nguyên tác cơ bản để nhà văn tạo ra cái hài. Ở lớp kịch này cũng vậy, Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng, bất hoà giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-đanh, với hàng loạt các tình tiết gây cười: bộ lễ phục với những bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tôn xưng quý phái hão, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc-đanh khi mặc lễ phục cũng như khi được tôn xưng... qua đó nhà văn chế giễu thói học đòi làm sang vẫn thường thấy trong xã hội.

Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã đọc - mẫu 3

Con người sinh ra không ai là hoàn hảo cả. Ai cũng có những khuyết điểm của riêng mình. Nhưng sửa chữa và khắc phục những khuyết điểm ấy như thế nào lại là do ý chí, suy nghĩ của mỗi người. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người tự dấn thân mình vào những thói hư tật xấu.

Vậy, “thói hư tật xấu” là gì? Thói hư tật xấu chính là những thói quen không tốt, mặt trái của xã hội, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự. Thói hư tật xấu được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: nghiện thuốc lá, ngủ nướng, ở bẩn,… đây là những hành vi đáng bị phê phán.

Thói hư tật xấu xảy ra ở nhiều nơi, nhiều thời gian với những biểu hiện khác nhau, trong đó, chúng ta có thể thấy rất nhiều khi đi trên đường, trong nhà trường, nơi công sở… Có thể kể đến một số biểu hiện cụ thể như: trộm cắp, hút thuốc lá, chích ma túy, chơi bời, vô văn hóa, thiếu lịch sự với bố mẹ và những người xung quanh, chửi tục,… Vậy những thói hư tật xấu có tác hại gì đến con người. Trước hết, nó khiến con người đánh mất đi những bản chất vốn có của mình, đi theo những điều sai trái không được xã hội công nhận. Bên cạnh đó, con người sẽ đánh mất bản thân, đánh mất nhiều cơ hội quý giá. Và một tác hại có thể nhìn rõ đó là những người có thói hưu tật xấu sẽ bị xã hội kì thị,…

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người có thói hư tật xấu vẫn còn nhiều người tốt bụng, biết yêu thương, sống có lí tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp. Lại có những người sớm nhật ra những khuyết điểm của bản thân, có ý thức sửa chữa, khắc phục để hoàn thiện chính mình,… những người này xứng đáng được tuyên dương và ca ngợi.

Ai rồi cũng phải khôn lớn, ai rồi cũng trở thành người trưởng thành. Chúng ta hãy trở thành những con người biết phát triển bản thân mình, hướng đến những điều tốt đẹp để khiến cho xã hội này ngày càng văn minh hơn.

Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã đọc - mẫu 4

Trên các phương tiện truyền thông luôn liệt kê rất nhiều thói hư tật xấu cần phải sửa đổi của con người ngày nay. Thói hư tật xấu vẫn luôn là chủ muôn thủa để con người nói về và bàn tán.

Thói hư tật xấu là tính cách không tốt đã thành nếp. Nói cách dễ hiểu hơn thói hư tất xấu là tất cả các thói quen, tính cách của con người, tập thể ảnh hưởng đến người khác, tập thể khác hay thậm chí là văn hóa và xã hội. Thói hư thật xấu không dành cho một độ tuổi mà con người nào cũng có thể dính vào một thói hư tật xấu nhất định.

Thói hư tật xấu ở lứa tuổi trẻ em, ví dụ như vô lễ với người lớn tuổi, khóc hay ăn vạ đòi bằng được điều gì đó nếu không đạt được. Với lứa tuổi sinh viên, học sinh thói xấu cụ thể nhất là thói lười biếng, không chịu học tập, dễ sa vào tai tệ nạn như hút thuốc, trộm cướp… Người trung tuổi có thể nghiện bài bạc, lô đề… Thói hư tật xấu cũng có thể chia ra theo môi trường. Môi trường ở gia đình họ hàng ví dụ như con cái không quan tâm, báo hiếu cha mẹ. Môi trường nhà trường có thể thói không ngoan ngoãn lễ phép, học chống đối của học trò. Môi trường công sở, thói đi muộn, nói xấu nhau trong giờ, không tận tâm làm việc. Môi trường thiên nhiên như vứt rác bừa bãi… Tất cả mọi nơi, mọi hoàn cảnh đều có những thói hư tật xấu nhất định. Thói hư tật xấu ấy có thể chỉ ảnh hưởng đến bản thân nhưng phần lớn lại ảnh đến người khác cần loại bỏ một cách triệt để. Chúng ta có thể phân tích một thói hư tật xấu là nghiện thuốc lá. Theo như một số liệu, nước ta nằm trong top những nước sử dụng thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi. Ngoài gây tác hại cho bản thân, hút thuốc còn gây tác hại cho người xung quanh. Người vợ khi hít nhiều khói thuốc sẽ có khả năng bị ung thư không kém người hút thuốc, con cái sinh ra dễ bị mắc các bệnh, sức đề kháng yếu, nguy hiểm hơn có thể là bị chậm phát triển hoặc ung thư… Tàn thuốc có thể vô tình làm bỏng trẻ em hoặc gây cháy nổ. Vậy hút thuốc có hại cho chính bản thân và những người xung quanh thì có nên hay không ?

Để kể về thói hư tật xấu trong xã hội thì nhiều vô kể, vậy nó xuất phát từ đâu? Con người luôn muốn thỏa mãn cho bản thân (sự lười biếng, ham muốn không tốt…) nhưng vô tình gây họa cho người khác, sự vật khác mà không hay biết hoặc thậm chí là mặc kệ. Thói hư tật xấu sinh ra từ sự ích kỷ của con người hoặc do suy nghĩ chưa chính chắn mà hành động thiếu suy nghĩ.

Thói hư tật xấu gây ra hậu quả lớn làm cho xã hội chậm phát triển, một số là giảm sút sức khỏe, ôi nhiễm môi trường… Điều ấy không ai mong muốn. Hành động tuy nhỏ nhưng lại gây ra góp nên hậu quả lớn, vậy mọi người cần làm gì? Vì thói hư tật xấu là tính cách không tốt đã thành nếp. Khi bắt đầu làm điều gì đó chúng ta cảm thấy sai lầm thì không nên lặp lại. Mọi thứ cần có sự suy nghĩ chính chắn để hành động.

Hãy suy nghĩ cho bản thân, gia đình, bạn bè, tập thể giảm triệt để những thói hư tật xấu không tốt. Chúng ta xứng đáng có một thế giới văn minh.

Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã đọc - mẫu 5

Trong cuộc sống bên cạnh những con người nỗ lực cống hiến để xã hội tốt hơn thì vẫn còn có nhiều người có lối sống, cách suy nghĩ lệch lạc, rơi vào những thói hư tật xấu ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Thói là lối, cách sống, cách hoạt động không tốt được lặp lại lâu ngày thành quen. “Tật” là thói quen xấu, khó sửa. “Thói hư tật xấu” là cách sống, cách hành động sai lầm được lặp đi lặp lại thành thói quen khó sửa. Thói hư tật xấu chính là những thói quen không tốt, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước mà chúng ta cần bài trừ, loại bỏ để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Thói quen xấu là người bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. Trong mỗi con người, thường có cả hai mặt tốt và xấu. Lối sống buông thả là mảnh đất màu mỡ cho những thói quen xấu nảy nở và phát triển. Tác hại của các thói hư tật xấu là vô cùng ghê gớm. Một khi đã nhiễm phải tệ nạn lâu ngày thì rất khó từ bỏ. Thói hư tật xấu gây ra hậu quả lớn làm cho xã hội chậm phát triển. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu để trước hết là bảo vệ phẩm cách được trong sáng, sau đó là góp phần bảo vệ gia đình, xã hội, bảo vệ truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Khi đã lỡ mắc thói xấu phải quyết tâm từ bỏ nó, để làm lại cuộc đời. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người tốt bụng, biết yêu thương, sống có lí tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp. Lại có những người sớm nhật ra những khuyết điểm của bản thân, có ý thức sửa chữa, khắc phục để hoàn thiện chính mình,… những người này xứng đáng được tuyên dương và ca ngợi. Cuộc đời quá ngắn để có chỗ cho những sai lầm có thể trượt dài. Nếu bạn lỡ có những thói hư tật xấu hãy sớm nhận thức được và hối cải, thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực, bỏ đi những thói quen xấu đó để bản thân cũng như xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã đọc - mẫu 6

Xã hội ngày càng nổi cộm lên những vấn đề vô cùng phức tạp và rắc rối. Một trong những nguyên nhân chính của những rắc rối đó là do thói hư tập xấu của con người. Thói hư tật xấu là những thói quen không tốt, mặt trái của xã hội, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự như: nói tục chửi bậy, hút thuốc lá, uống rượu bia, mê tín dị đoan,… thói hư tất xấu có từ lâu đời, nó đã và đang gây ra những ảnh hưởng to lớn cho xã hội ngày nay. Thói hư tật xấu của con người có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không thể không nhắc đến là do môi trường xung quanh ảnh hưởng từ lúc còn nhỏ đến lúc hình thành nhân cách. Nó khiến ta đánh mất đi những bản chất vốn có của mình, đi theo những điều sai trái không được xã hội công nhận, đánh mất nhiều cơ hội quý giá và nặng nề hơn là bị xã hội kì thị,… Tuy nhiên, ta không thể phủ định rằng trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người có thói hư tật xấu vẫn còn nhiều người tốt bụng, biết yêu thương, sống có lí tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp,… những người này xứng đáng được tuyên dương và ca ngợi. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, trước hết chúng ta cần rèn luyện cho bản thân một lối sống lành mạnh, tích cực, luôn hướng đến và làm theo những điều tốt đẹp của cuộc sống, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh. Chúng ta chỉ được sống một lần duy nhất, hãy sống một cuộc sống thật trọn vẹn, lan tỏa những thông điệp tích cực và làm theo những điều hay lẽ phải. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết phấn đấu vươn lên, ta sẽ được đền đáp xứng đáng.

Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã đọc - mẫu 7

Khi đất nước đang ngày càng phát triển và hòa nhập với kinh tế thế giới thì có rất nhiều cơ hội đặt ra. Cần phải biết nắm bắt thời cơ cũng như điều kiện thuận lợi để phát triển mình. Tuy nhiên bên cạnh đó có rất nhiều thách thức còn tồn tại, ủ mầm cần được phát hiện và triệt tiêu. Một trong những thách thức đó chính là thói hư tật xấu.

Thói hư tật xấu ở thời đại nào, xã hội nào cũng có những khi nhu cầu của con người ngày càng cao, kinh tế phát triển thì dường như nó càng lây lan mạnh hơn. Thói hư tật xấu chính là những thói quen không tốt, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự. Tất cả sẽ tạo thành thói quen và dần dần hình thành tính cách không tốt của bản thân người đó. Thói hư tật xấu chỉ là một từ ngữ gói gọn rất nhiều hành vi không đúng, vi phạm xã hội, vi phạm nhân phẩm.

Biểu hiện của thói hư tật xấu không hề hiếm trong xã hội hiện nay. Chúng ta có thể thấy rất nhiều khi đi trên đường, trong nhà trường, nơi công sở…Có thể kể đến một số biểu hiện cụ thể như: trộm cắp, hút thuốc lá, chích ma túy, chơi bời, vô văn hóa, thiếu lịch sự với bố mẹ và những người xung quanh. Những hình vi này từ mức thấp nhất sẽ dần hình thành nên thói quen khó bỏ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển xã hội cũng như nhân cách của con người đó.

Hằng ngày chúng ta vẫn thường nghe những câu văng tục, chửi thề ngay khi đi trên đường. Có thể họ không chửi ai cụ thể, chỉ là câu cửa miệng nhưng đây là điều không nên, vì nó làm mất đi sự thanh lịch và nét đẹp văn hóa giao tiếp.

Gần đây nạn trộm cắp đang diễn ra khá phức tạp ở lứa tuổi còn rất trẻ. Chắc chắn bạn đã từng gặp nhiều em học sinh cấp 2, cấp 3 bị công an xã gọi đến làm việc vì tội trộm cắp tài sản để tiêu xài cũng như thỏa mãn một số nhu cầu cá nhân. Đáng nhẽ ra lứa tuổi này cần được giáo dục và rèn luyện đến nơi đến chốn, ý thức của các em cần phải hiểu biết nhưng các em đã tự hủy hoại đi nhân phẩm bằng những hành vi xấu như thế này.

Không chỉ dừng lại ở đó, các em vì quá trẻ nên rất dễ bị những người lớn tuổi hơn, ranh ma hơn dụ dỗ làm những việc sai trái. Từ việc trộm cắp vặt, các em đã bị lôi kéo vào đường dây cướp giật có tổ chức. Các em bị sa vào vũng bùn, ở đó các em thành những kẻ đầu đường xó chợ, trắng trợn cướp bóc, rồi chích hút…Tất cả những hành vi đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu mà có thể các em vẫn ước chừng được trước.

Tương lai của các em, nhân phẩm của các em sẽ chẳng mấy chốc bị hủy hoại trong bàn tay của chính mình. Điều này thật đáng buồn biết bao.

Thói hư tật xấu trong xã hội hiện nay diễn ra với tốc độ chóng mặt, rất khó kiểm soát. Nếu không kịp thời ngăn chặn tình trạng trên thì chắc chắn rằng xã hội này ngày càng loạn lạc. Cơ quan chức năng, chính quyền cần có biện pháp cụ thể vừa răn đe, vừa khuyên nhủ để đưa các em trở về với cuộc sống thường ngày, hòa nhập cộng đồng.

Để ngăn chặn, làm hạn chế những thói hư tật xấu ảnh hưởng không tốt đến xã hội và bản thân bạn thì đòi hỏi nhận thức của mỗi người cần được nâng cao. Đây chính là điều tiên quyết có thể giúp bạn vượt qua những cám dỗ đề hòa nhập xã hội, hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn.

Thế hệ trẻ hiện nay cần nhận thức rõ được thói hư tật xấu sẽ có sức công phá lớn như thế nào để tránh và không sa vào. Đó chính là ý thức và bản lĩnh của mỗi người.

Như vậy thói hư tật xấu ngày càng diễn ra phức tạp trong xã hội. Bởi vậy yêu cầu mọi người cần phải có sự kiên nhẫn chống lại cái xấu, rèn luyện bản thân mình ngày càng tốt đẹp hơn.

Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã đọc - mẫu 8

Con người không ai là hoàn hảo cả. Muốn trở nên tốt hơn thì chúng ta cần không ngừng rèn luyện bản thân mình từng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng làm được điều đó mà trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống với những thói hư tật xấu. Thói hư tật xấu được hiểu là những thói quen không tốt, những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của con người. Thói hư tật xấu là mặt trái của xã hội, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự. Thói hư tật xấu được biểu hiện cụ thể qua các hành vi như: trộm cắp, hút thuốc lá, chích ma túy, chơi bời, vô văn hóa, thiếu lịch sự với bố mẹ và những người xung quanh, chửi tục,… Thói hư tật xấu khiến con người đánh mất đi những bản chất vốn có của mình, đi theo những điều sai trái không được xã hội công nhận và đánh mất nhiều cơ hội quý giá. Nặng nề hơn nữa là bị xã hội kì thị,… Mỗi người hãy tự có ý thức rèn luyện bản thân, tránh xa thói hư tật xấu, xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh, tốt đẹp. Tuy nhiên, trong cuộc sống, bên cạnh những người có thói hư tật xấu vẫn còn nhiều người tốt bụng, biết yêu thương, sống có lí tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp. Lại có những người sống và cống hiến hết mình cho đất nước, cho xã hội… những người này xứng đáng được tuyên dương và ca ngợi. Mỗi người nâng cao ý thức một chút, sống tốt hơn một chút, hướng đến những điều tốt đẹp một chút thì sẽ đẩy xa được những thói hư tật xấu và tốt lên từng ngày. Hãy thay đổi bản thân mình ngay từ hôm nay.

Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã đọc - mẫu 9

Thói quen tốt dẫn ta đến thành công. Thói quen xấu đưa ta đến thất bại. Không có gì tồi tệ và đáng buồn hơn những thói quen xấu có ở con người. Không những nó làm cho ta ngày càng xấu đi, ngăn cản ta đi đến thành công mà còn dẫn ta đến những sai lầm không đáng có. Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp.

Thói quen xấu là những thói quen không tốt, những hành vi thiếu văn hóa, thiếu lịch sự. Chúng là những yếu tố hình thành tính cách con người ta sau này. Chính vì thế ta phải từ bỏ chúng từ bây giờ. Tuy nhiên, ngoài những thói quen xấu ấy, ta còn có những thói quen tốt, giúp ta cải thiện bản thân.

Một vài thói hư tật xấu có ở con người mà chúng ta vẫn thường thấy như lòng đố kị, thói ích kỉ, tật lười biếng, sống dựa dẫm, nói xấu sau lưng người khác, ăn cắp vặt, phá hoại tài sản của người khác, sự vô cảm,….Trong đó, căn bệnh vô cảm của con người là thói hư tật xấu đáng sợ nhất. Chúng ta có thể đã chữa trị được hầu hết thói xấu xa; nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra liều thuốc cho thói xấu tồi tệ nhất, sự vô cảm của con người.

Thói quen xấu là ngọn nguồn của mọi sai lầm. Nó ban đầu chỉ là sợi chỉ mỏng manh nhưng sau đó là sợi dây xích chắc chắn trói buộc cuộc đời ta. Thói quen xấu thường được biểu hiện rõ ràng, từ những việc làm xấu nhỏ nhất như xưng hô thiếu lịch sự, thiếu ý thức học tập,…. cho đến những việc lớn như trộm cắp hay hút chích. Những thói quen ấy rất khó bỏ, ảnh hưởng xấu đến tương lai và nhân cách ta sau này.

Những thói xấu ấy nên được thay thế bằng những thói quen tốt. Hãy bắt đầu bằng việc tự giác học tập, làm việc nhà, tập thể dục vào mỗi sáng…. Chúng không những cải thiện tính cách của ta mà còn cho ta nhiều lợi ích khác.

Thói quen tốt là chìa khóa đưa ta đến thành công. Trước khi có thể trở nên tài giỏi ở một lĩnh vực thì ta phải có nhân cách tốt. Một người vô văn hóa, thiếu đạo đức không thể trở thành người tài giỏi. Và ta phải rèn luyện nhân cách của mình từ những thói quen hằng ngày. Thất bại chỉ là thành công tạm thời bị trì hoãn, chừng nào lòng can đảm còn tôi luyện cho khát vọng. Thói quen kiên định chính là thói quen chiến thắng.

Nguyên nhân mà ta có nhiều thói quen xấu hơn thói quen tốt là vì điều xấu có sức cám dỗ mãnh liệt, khó kìm hãm. Chúng thường nghe rất thú vị và hấp dẫn, nhưng lại mang đến hậu quả nặng nề, thậm chí là đánh đổi lấy mạng sống của chính ta. Tất cả hành động của con người bắt nguồn từ một hoặc nhiều lý do trong những lý do sau: tình cờ, bản tính, bắt ép, thói quen, lý trí, đam mê, và dục vọng.

Hiện nay, mỗi khi ra đường, ta có thể nghe được những lời chửi rủa văng tục ở mọi nơi, ngay cả những nơi mà chúng không nên xuất hiện, điển hình là trường học. Chính những điều nãy đã khiến ta đánh mất nét đẹp văn hóa, thanh lịch trong giao tiếp, ứng xử hằng ngày.

Ngoài những thói quen xấu trong giao tiếp, ta cũng thấy những bài viết về nạn trộm cắp đầy rẫy trên những trang báo, mạng xã hội,… Những vụ trộm cắp ấy xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhưng nổi bật lại là ở những học sinh cấp 2, cấp 3. Thông thường, nguyên nhân là để thỏa mãn như cầu cá nhân. Họ không được giáo dục, rèn luyện đến nơi đến chốn, thiếu ý thức, để rồi tự hủy hoại nhân cách của mình bằng những hành vi ấy. Tương lai của ta lại bị hủy hoại bởi chính bàn tay của mình trong chớp mắt. Thật đáng buồn.

Những thói quen ta hình thành trong thời thơ ấu không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt. Thói quen tốt sẽ đưa ta đến thành công. Thói quen xấu lại lôi kéo ta vào tương lai mịt mù, đầy tăm tối. Hãy giữ lấy sự tỉnh táo, bình tĩnh và kiên nhẫn chống lại cái xấu, đưa xã hội loài người bước về phía trước, hướng đến một thế giới tốt đẹp hơn. Để thay đổi thói quen, không còn cách nào tốt hơn là hãy lập một quyết định lý trí, rồi thực hiện hành vi mới một cách quyết liệt.

Trong cuộc sống ai cũng muốn mình sẽ là người thành công nhưng những phẩm chất của người thành công không tự nhiên mà có. Nó phải được rèn luyện qua một quá trình, từ những thói quen hàng ngày của con người. Ngạn ngữ có câu: Gieo thói quen, gặt tính cách. Để có được những phẩm chất tốt, chúng ta phải bắt đầu từ những thói quen tốt. Đó là lí do của bài học hôm nay: Rèn luyện thói quen tốt.

Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã đọc - mẫu 10

Cùng với sự đa dạng văn hóa và hòa nhập giữa các nước trên thế giới, con người đã được học tập, giao lưu cùng rất nhiều phong tục, thói quen tốt. Tuy nhiên, còn có rất nhiều các thói quen xấu cần được loại bỏ để tránh gây tác hại xấu tới con người.

Thói hư tật xấu là những tính cách, hành động trái với thuần phong mỹ tục, không tốt đẹp. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến cá nhân mà còn lan rộng tới cả một tập thể. Thói hư tật xấu được hình ảnh ở tất cả các độ tuổi, cấp bậc, giới tính.

Biểu hiện của những thói hư thật xấu rất đa dạng, và còn được che lấp bởi rất nhiều yếu tố. Nó xảy ra ở khắp các khu vực, nẻo đường, địa điểm. Nổi bật như các hình thức trộm cắp, bài bạc, hút thuốc lá đang được phô bày ở các khu vực công cộng là rất phổ biến. Trẻ em thì ăn nói trống không với người lớn, khóc lóc, ăn vạ khi không vừa lòng. Nhiều trẻ em thanh thiếu niên chưa đủ tuổi nhưng đã tham gia các hoạt động đua đòi, đua xe trái phép, uống rư

Đó là những hiện tượng thường xảy ra ở quy mô nhỏ hay khu vực công cộng. Ngay cả những môi trường làm việc công sở, chuyên nghiệp, những người đi làm là những người có bằng cấp, học vị đầy đủ nhưng vẫn dung túng cho những thói hư tật xấu. Hiện tượng nhân viên đi làm muộn, xả rác bừa bãi, nói chuyện, lấn chiếm thời gian làm việc vào công việc cá nhân là rất phổ biến và xảy ra ở rất đông các công ty.

Có biết bao câu chuyện thương tâm, khi những đứa trẻ sơ sinh bị sinh ra bị cha mẹ vứt bỏ, hay trở thành trẻ mồ côi khi cha mẹ của các em ham mê, đua đòi chơi ma túy, tiêm chích, rồi bị lây nhiễm các bệnh thế kỷ chẳng thể nào chữa chị.. Hay hình ảnh của những người cha người mẹ, phải rơi những giọt nước mắt đến xót xa khi con mình phạm tội, chém giết, đi tù. Ngay cả trong môi trường giáo dục, các bạn học sinh tổ chức đánh bài, hút thuốc tập thể. Một trong những thói hư tật xấu nổi bật trong giới trẻ học sinh hiện nay còn là tổ chức đánh nhau có hội đồng. Những nam thanh nữ tú, tay cầm mũ cối, sẵn sàng lăn xả đánh bạn đã trở thành vấn nạn đáng báo động trong giới học đường.

Những thói hư tật xấu ấy gây ảnh hưởng đến cả một tập thể cộng đồng. Khi trẻ em còn chưa nhận thức rõ phân biệt đúng sai, các em đã bị tiêm nhiễm những hành vi, lời nói của người lớn một cách vô tình. Hay những tệ nạn như hút thuốc, ma túy gây nên cho con người vô số bệnh tật, ảnh hưởng cả thế hệ mai sau khi người có bầu hít phải khói thuốc, hay cha mẹ bị bênh AIDS sẽ lây bệnh cho con trẻ, con cái sinh ra dễ mắc các bệnh, sức đề kháng yếu. Nghiêm trọng hơn nữa là số lượng người trẻ tuổi trở thành tội phạm có nguy cơ tăng cao trong thời gian gần đây. Đó cũng là hệ lụy do các thói hư tật xấu gây nên. Có những vụ án các thanh niên nam nữ bị chết ngạt trong một chiếc xe oto, bị nghi là do bị sốc ma túy gây nên nỗi đau cho biết bao gia đình.

Thói hư tật xấu trong xã hội hiện nay diễn ra với rất nhiều nguyên nhân. Khi con người muốn thỏa mãn, thể hiện độ chơi bời thay vì chăm chỉ làm lụng, sống một cuộc sống đạo đức, văn minh. Thói hư tật xấu sinh ra trong sự ích kỷ, cũng là sự bồng bột thiếu suy nghĩ của mỗi người chỉ biết nghĩ cho cá nhân họ. Chính vì thế, cơ quan chức năng cần có biện pháp tuyên truyền, răn đe mạnh mẽ đối với những cá nhân, tập thể vi phạm các thói hư tật xấu, để giúp họ quay trở về cuộc sống lành mạnh. Quan trọng nhất là bản thân mỗi người cần có ý thức, giữ cho bản thân được trong sạch, sống nghiêm chỉnh chấp hành các đạo đức của xã hội.

Thói hư tật xấu ngày càng bị biến chướng và diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Vì vậy, tất cả mọi người cần chung tay bài trừ, đẩy lùi thói hư tật xấu để cuộc sống của chúng ta trở nên văn minh, tốt đẹp hơn.

Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã đọc - mẫu 11

Thói hư tật xấu là điều không thể tránh khỏi trong xã hội loài người. Điều quan trọng là chúng ta nhận thức về chúng như thế nào và làm gì để thay đổi chúng?

Ở mỗi khía cạnh chúng lại có những ảnh hưởng tiêu cực khác nhau đến đời sống con người, ở đây, xin được bàn về một thói tật thường hay gặp ở người Việt Nam mà như nhà nghiên cứu Vương Tri Nhân trong một lần trả lời phỏng vấn phóng viên báo Tiền phong đã đề cập: “Thói xấu nhất của người Việt Nam là sợ nói về thói xấu của mình”. Suy xét thói xấu này để thấy được một thói xấu có ảnh hưởng lớn như thế nào trong việc kìm hãm sự phát triển của con người và xã hội, nhất là một xã hội hiện đại ngày nay.

Thói hư tật xấu là những biểu hiện tiêu cực trong lối sống, suy nghĩ, hành động của con người. Con người không thể hoàn thiện, “mười phân vẹn mười”, nhưng vấn đề là những thói tật của họ ở mức độ nào, có thể tạm chấp nhận, có thể tha thứ, có ảnh hưởng nhiều đến những người xung quanh cũng như trong xã hội hay không? Thói xấu là như vậy, nhưng thừa nhận thói xấu của mình để thay đổi lại là điều không phải ai cũng làm được, bởi vì người ta rất sợ phải nghe người khác nói về cái xấu của mình, dù là nó ở mức độ nào, có đúng hay không? Sợ người khác nói về cái xấu của mình tất biểu hiện của một tính cách nhút nhát, không tự tin vào bản thân cũng như những gì mình đã làm. Đó còn là biểu hiện của một người không có tinh thần cầu thị, luôn chỉ biết chấp nhận hiện tại, mà không thể vượt thoát ra khỏi chính mình và những nhược điểm của mình để hoàn thiện bản thân.

Xưa nay những lời nói hoa mĩ, bay bổng, ngọt ngào bao giờ cùng dễ lọt tai. Những lời nói thật mà là những sự thật mất lòng thì giống như trái đắng, khó để có thể thấy ngon lành được. Thế nên người ta vẫn tránh và cảm thấy khó chịu khi phải nghe chúng. Người Việt Nam quan niệm, nói ra thói xấu của mình là “vạch áo cho người xem lưng”. Tất nhiên cùng phải bàn đến việc nói trong trường hợp nào và với tinh thần như thế nào nhưng không thể vì thế mà “lờ” đi những khuyết điểm của bản thân và người khác. Thói xấu là những cái đáng bị phê phán; phê phán về cái xấu là một diều cần thiết. Lỗ Tấn cách đây cả thế kỉ từng quất ngọn roi phê phán vào lòng tự ái của người Trung Hoa để thức tỉnh một dân tộc còn đang ngái ngủ trước nguy cơ lạc hậu và mất nước. Lỗ Tấn đã dám nhắc đến những cái mà ông gọi là “quốc dân tỉnh”, để mong là một bác sĩ chữa bệnh tinh thần cho con người. Gô-gôn, Pu-skin, Sê-khốp nói đến một “kiếp người nhỏ bé” trong xã hội Nga thể kỉ XIX, chỉ biết sống với những toan tính, ước mơ nhỏ nhoi, chui vào trong cái bao của riêng mình, sống cuộc đời thừa, vô nghĩa lí. Ngay trong lịch sử Việt Nam thời kì cận đại cũng từng có hai nhà chính trị, hai nhân vật lịch sử quan trọng đã tự viết sách phê bình đường lối chính trị của mình là nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu (Tự phán) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Văn Cừ (Tự chi trích). Nhưng tự phê phán và tự trào tính cách của dân tộc thì phải nói đến một nhân vật nổi danh trên trường văn học và báo chí là Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936) ở đầu thế kỉ XX, Khi viết bài cho tờ báo quốc ngữ ra đời sớm nhất ở Bắc Kì 'Đăng cổ tùng báo' dưới bút danh Đào Thị Loan ông đã viết những bài phê phán mạnh mẽ những thói hư tật xấu như tục đốt vàng mã, thói hư danh, nạn cờ bạc... Đến khi trở thành chủ bút tờ “Đông Dương tạp chí” trong hai năm 1913 và 1914, ông mở chuyên mục mang tên “Xét tật mình”, Lại còn phải nhắc đến các học giả khi bàn về phong hỏa đất nước cũng như lưu tâm đến những mặt hạn chế, thói xấu của người Việt Nam đồng thời góp phần giải thích cái thân phận thấp kém của một quốc gia vừa bị mất nước, vừa thấp kém lạc hậu thời bấy giờ. Nhũng đánh giá của Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh thật nghiêm khắc, Các nhà hoạt động chính trị cũng không hề né tránh, Những bài viết của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh, Lương Văn Can... có tác dụng thức tỉnh hướng vào khát vọng phục hưng dân tộc. Ngay Nguyễn Ái Quốc, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc cũng từng nói thẳng với những đồng chí trẻ trong những lớp đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu về những thói tệ như sĩ diện, giấu dốt, thích làm quan của người mình. Vì sĩ diện, vì giấu dốt mà rất sợ khi nói về khuyết điểm của mình cũng như khi người khác nói về chúng.

Phê phán thói xấu sợ nói về thói xấu của mình trong mồi con người nghĩa là ta đã dám nhìn thẳng vào gương để tự soi mình, vạch ra nhưng thói hư tật xấu của bản thân mình từ đó mới mong có thể khắc phục được chúng. Tự phê phán có thể coi là một thứ vũ khí để tu thân. Điều này làm ta ý thức sâu sắc hơn việc dũng cảm nhìn nhận ra những yếu kém sẽ mang lại sức vươn lên mạnh mẽ cho một dân tộc. Đất nước đang ngày càng phát triển để hội nhập cùng thế giới. Công cuộc đổi mới được khởi động bằng nguyên lí: 'Hãy nhìn thẳng vào sự thật' hoàn toàn cần thiết và phù hợp với tinh thần tự phê phán, nhìn nhận một cách đúng đắn các thói hư tật xấu và cố gắng thay đổi chúng. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những thói hư tật xấu một cách biện chứng trong tính cách của mỗi con người cũng như dân tộc, tránh phiến diện và tuyệt đối hóa. Suy rộng ra, phải trở về nguyên lí: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” - con người sinh ra, về căn bản đều là tốt cả. Những cái xấu, những cái đi ngược với thiện tính của con người không thuộc về những tính cách của một dân tộc mà chủ yếu chỉ là biểu hiện của những con người trong một hoàn cảnh cụ thể đã để mất cái 'thiện căn' của mình, Biết nhận thức cái xấu, biết tự phê phán là có tinh thần cầu thị là một thái độ khôn ngoan không chỉ với một cá nhân, một cộng tồng mà có thể của cả một dân tộc. Và đó cũng là ý niệm cốt lõi của hai chữ 'giáo dục' trong bài thơ 'Nửa đêm' của Hồ Chí Minh:

'Ngủ thời ai cũng như lương thiện

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền

Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên'

Tự phê phán thói hư tật xấu là điều cần thiết đối với tất cả mọi người. Thế hệ trẻ cần phải là người ý thức được điều này một cách sâu sắc, cố gắng khẳng định mình đồng thời cũng nhận thức được những thói xấu của mình và có thái độ thiện chí, cầu thị trong việc tiếp nhận ý kiến góp ý của người khác, đó chính là điều cần thiết đối với con người hiện đại.

Nhà văn Nga Sê-khôp đã từng nói: Một con người sẽ tốt hơn nếu ta nói cho anh ta biết anh ta là người thế nào... Hãy để người Việt Nam được đến với thế giới trong một hình ảnh ngày càng đẹp đẽ và hoàn thiện hơn.

Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã đọc - mẫu 12

Trong xã hội hiện nay, có vô số những điều tốt đẹp, cùng những cơ hội mới đang mở ra trước mắt. Cuộc sống là không chờ đợi nếu chúng ta biết nắm bắt những cơ hội. Vậy nhưng để nắm bắt được cơ hội thì chúng ta cần phải hoàn thiện bản thân trước tiên. Và để làm được điều đó, chúng ta cần phải tránh xa, cũng như loại bỏ được những thói hư tật xấu trong cuộc sống.

Vậy thói hư tật xấu là gì? Ở đâu đâu xung quanh chúng ta cũng có thể xuất hiện những thói hư tật xấu, nhất là khi xã hội ngày càng phát triển, thì những thói hư tật xấu ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Hiểu đơn giản thì thói hư tật xấu chính là những thói quen, việc làm không tốt, thiếu văn hóa, cư xử không đúng mực…của một số người, lâu dần sẽ trở thành thói hư tật xấu của chính bản thân người đó.

Để kể ra thì những thói hư tật xấu không hề hiếm trong xã hội hiện nay. Chúng ta có thể bắt gặp ngay ở bên cạnh chúng ta, ở nhà trường, ở nơi làm việc, khi đi trên đường, hay có khi là trong chính gia đình, nơi mà chúng ta đang sinh sống hàng ngày. Một số thói hư tật xấu tiêu biểu đáng kể đến như thói quen hút thuốc lá, thuốc lào…gây ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh; rồi chơi bời tụ tập bạn xấu đua xe, hút chích…đều là những thói hư tật xấu đáng lên án hiện nay.

Có những thói hư tật xấu hiện hữu xung quanh chúng ta, mà người ta thường tưởng như rất đơn giản, không có vấn đề gì. Đơn cử đó là những câu nói tục chửi thề, dường như đã trở thành lời nói cửa miệng của không ít người. Người nói phải có người nghe, và người nghe những câu đó, chắc chắn sẽ cảm thấy không hề thoải mái, dễ chịu khi phải nghe những câu nói không hề hay ho, đẹp đẽ chút nào. Họ sẽ đánh giá thấp giá trị nhân phẩm của người đối diện, rồi còn có thể xa lánh người đó.

Thói hư tật xấu còn đang lây lan, ảnh hưởng không tốt đến giới trẻ, những người sẽ là tương lai của đất nước. Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm trên báo đài, phương tiện truyền thông đại chúng những thông tin được đưa lên hàng ngày, về những hành vi phạm tội của lứa tuổi thanh thiếu niên, nhẹ thì là những vi phạm nhỏ như trộm cắp vặt, bạo lực học đường…; đáng báo động hơn còn có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng như đâm chém, giết người… gây hậu quả không thể lường trước được. Cũng vì còn quá trẻ, lứa tuổi chưa nhận thức được việc mình làm, nên các em dễ dàng bị lôi kéo, dụ dỗ, cũng như sa đà vào những thói hư tật xấu, gây nên hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân, gia đình và cả xã hội.

Để ngăn chặn những thói hư tật xấu đang ngày càng lây lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tòan xã hội, mỗi người trong chúng ta cần phải chung tay, góp sức mới có thể làm được điều đó. Trước tiên là cẩn hoàn thiện bản thân mình, tránh xa những thói hư tật xấu, những thói quen không tốt. Tiếp đó góp phần nhắc nhở mọi người xung quanh, để mỗi người cùng có ý thức xây dựng một nếp sống văn minh, lịch sự.

Thật vậy, việc tránh xa những thói hư tật xấu là một vấn đề rất quan trọng, cần phải thực hiện kịp thời hiện nay. Mỗi người trong chúng ta cần phải cố gắng, để cuộc sống ngày một tươi đẹp, văn minh, không có những thói hư tật xấu xung quanh ta.

Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã đọc - mẫu 13

Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều tập quán, thói quen tốt còn có những tập quán, thói quen xấu có hại cho con người và xã hội. Những thói quen xấu có sức quyến rũ ghê gớm như chơi cờ bạc, hút thuốc lá, nghiện ma túy hoặc sách, băng, đĩa có nội dung độc hại, nếu ta không kiên định tự chủ, dần dần sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ. Ta gọi chung các thói xấu trên là tệ nạn xã hội.

Đối với bất kì một quốc gia nào thì tệ nạn xã hội cũng là một hiểm họa trước mắt và lâu dài, cần phải ra tay trừ bỏ. Vì những tác hại khôn lường của nó, chúng ta hãy kiên quyết nói: “Không!”.

Tại sao chúng ta lại phải nói “Không!” với các tệ nạn xã hội?

Cờ bạc, thuốc lá, ma túy… là thói hư tật xấu gây ra những tác hại ghê gớm với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống… Đây là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.

Ban đầu, chúng đến một cách ngẫn nhiên, tình cờ. Tuổi trẻ thường ham vui, ham lạ, đó là chỗ yếu để tệ nạn tấn công. Đám con trai mười lăm, mười bảy, vài lần nhìn các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ rất lãng tử, sành điệu, thấy hay hay, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút chích, khích bác vài câu chạm tự ái “nam nhi”. Ừ thì thử cho biết với đời, nhằm nhò gì, chuyện vặt! Một lần, hai lần…, rồi đến một lúc nào đó, không có không chịu được. Thiếu nó, ta cảm thấy bồn chồn, chống chếnh, buồn và lại tìm đến nó như tìm đến một sự giải thoát, một nguồn vui. Ví dụ, đã tập tành hút thuốc lá, hít heroin thì từ “thích” đến “nghiện” chẳng bao xa.

Mỗi khi cơn nghiện ập đến, nó hành hạ thân xác đến mức khó có thể chịu đựng nổi. Muốn có thuốc để thỏa mãn cơn nghiện thì phải có tiền. Không có tiền thì phải xoay sở mọi cách. Thế là trước thì lấy đồ nhà đem cầm, đem bán, sau thì đi lừa đảo, ăn trộm, ăn cắp, cướp giật, thậm chí giết người… Hỏi làm sao có thế tránh khỏi con đường tội lỗi ?!.

Như vậy là thói xấu đã biến ta thành nô lệ của nó. Nó là ông chủ vô hình nhưng khắc nghiệt, tàn bạo, chi phối toàn bộ tư tưởng, tình cảm và hành động của ta.

Tác hại của các tệ nạn là vô cùng ghê gớm. Một khi đã nhiễm phải tệ nạn lâu ngày thì rất khó từ bỏ. Chúng ta thử bàn đến tác hại của từng loại một.

Thứ nhất là cờ bạc. Người xưa đã đúc kết: “Cờ bạc là bác thằng bần. Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm”.

Đúng thế, cờ bạc cũng là một loại ma túy mà người nào trót sa chân vào thì khó lòng thoát khỏi. Người đánh bạc có thể ngồi lì ở chiếu bạc từ sáng đến tối, ngày này sang ngày khác, quên ăn, quên ngủ, quên cả làm việc, học tập. Khi thua, cay cú quyết gỡ, càng gỡ lại càng thua.

Lúc đầu thì gán đồng hồ, xe đạp, xe máy; sau thì bán nhà, bán đất… và bán cả danh dự, sự nghiệp của mình. Đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi ảo tưởng xe hơi, nhà lầu. Nếu thắng thì chiêu đãi bạn bè, ăn chơi phóng túng, vung tiền không tiếc tay để được nghe những lời tâng bốc dối trá, để chứng tỏ “vai vế” trong giới giang hồ. Nhiều kẻ biết rõ là cờ gian bạc lận nhưng vẫn mê muội lao đầu vào, tự nguyện làm “nai” cho lũ “thợ săn” xẻ thịt. Dân gian có câu: “Đánh đề ra đê mà ở” là thế. Để khuyên mọi người tránh xa cờ bạc, tục ngữ – ca dao cũng đưa ra bài học thấm thía: “Của làm ra cất trên giác. Của cờ bạc để ngoài sân. Của phù vân để ngoài ngõ”. Bởi thực tế không ai giàu có bền lâu nhờ cờ bạc.

Thứ hai là tệ nghiện thuốc lá. Các nhà nghiên cứu y học đã đưa ra nhận xét có tính chất cảnh báo: “Khói thuốc là ‘sát thủ’ thể khí đối với sức khỏe của con người”.

Người ta đến với thuốc lá thường do nhiều nguyên nhân: do hiếu kì, tò mò, thích bắt chước hình ảnh của một thần tượng nào đó trong đời hoặc trên phim ảnh, hoặc muốn khẳng định đã lớn trước mặt bạn bè. Đó thường là những cú “hích” xui nhiều chàng trai mới lớn đốt điếu thuốc đầu tiên trong đời. Hơn bốn ngàn thứ hóa chất độc hại trong khói thuốc sẽ tàn phá không chừa bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Những căn bệnh ghê gớm như ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch, nhũn não, liệt run… phần lớn người nghiện thuốc lá mắc phải. Mỗi điếu thuốc sẽ là một mồi lửa đốt “miếng da lừa” tuổi thọ của bạn cháy nhanh hơn.

Nghiện thuốc lá cũng đồng nghĩa với việc người hút tự cắt giảm thu nhập của mình. Mỗi ngày hút nửa bao, một bao. Thuốc rẻ tiền thì cũng mất cả trăm ngàn một tháng; thuốc “xịn” thì phải tiền triệu. Hãy thử làm phép nhân để xem người nghiện một tháng, một năm, một đời đốt hết bao nhiêu tiền ra khói? Một con số thống kê gần đây cho biết Việt Nam có tỉ lệ người nghiện thuốc lá khá cao so với khu vực và toàn thế giới. Mỗi năm, thuốc lá ngốn hết hàng ngàn tỉ đồng. Quả là con số chứa đựng một hiểm họa đáng sợ!

Thứ ba là tác hại của ma túy, gồm thuốc phiện, cần sa, heroin và nhiều loại thuốc kích thích khác. Khác với ngày xưa, người nghiện thường là một số trung niên có tiền, có vai vế trong xã hội. Người nghiện ma túy ngày nay phần lớn lại ở độ tuổi thanh niên đang phát triển thể lực và trí lực để chuẩn bị tạo dựng tương lai cho cá nhân và đóng góp trí tuệ, tài năng cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Lúc đầu cũng có thể chỉ vì những lời khích bác của bạn bè và để thỏa mãn tính tò mò mà thử chơi cho biết với suy nghĩ là một, hai lần thì không thể nghiện được. Nhưng chỉ cần thế thôi là bạn đã trao tính mạng của mình vào tay thần chết. Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Nghiện rồi thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ. Nghiện nhẹ thì một ngày hết độ dăm chục, một trăm. Nghiện nặng thì năm bảy trăm ngàn. Vậy làm gì ra tiền để thỏa mãn cơn nghiện? Những kẻ nghiện ngập có thể làm tất cả. Từ chôm đồ nhà đến chôm đồ hàng xóm. Rồi lừa cả bố mẹ, anh em, vợ con cũng chẳng từ. Không ít kẻ lúc lên cơn vật vã, nã tiền không được, điên cuồng giết cả người thân. Một xâu chuỗi tệ nạn xã hội khác kéo theo tệ nghiện ngập: ăn trộm, ăn cắp, giết người cướp của,… và kinh khủng hơn cả là nguy cơ bệnh SIDA, dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV mà hiện nay cả thế giới đang mất biết bao công sức, tiền của để tập trung giải quyết đại dịch này. Chính vì vậy, khi đã nghiện ma túy là mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc gia đình, sự nghiệp.

Thứ tư là văn hóa phẩm độc hại (sách có nội dung xấu, băng, đĩa hình đồi trụy…). Tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, từ đó nảy sinh những ham muốn bản năng, phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích. Nếu làm theo những điều bậy bạ thì sẽ dẫn đến sự suy đồi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng tới uy tín bản thân, gia đình và có thể dẫn đến vi phạm pháp luật.

Đó là sự thực. Một sự thực hiển nhiên đau lòng mà chúng ta chứng kiến hằng ngày. Hiện nay, có một số thanh thiếu niên, học sinh hư hỏng, không lo tu chí học hành mà đua đòi ăn chơi sa đọa, rủ nhau tham gia vào những trò cờ bạc đỏ đen, hút chích ma túy, xem phim có nội dung xấu, chuyền tay đọc cũng cuốn sách độc hại. Rồi đàn đúm đánh lộn, đua xe gây rối an ninh trật tự công cộng, gây ra tai nạn giao thông… Tất cả những thói xấu đó nhanh chóng đẩy họ vào vực thẳm tội lỗi.

Thói quen xấu là người bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. Trong mỗi con người, thường có cả hai mặt tốt và xấu. Lối sống buông thả là mảnh đất màu mỡ cho những thói quen xấu nảy nở và phát triển.

Ngày xưa, ông cha ta đã dạy: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Có thể coi những tệ nạn trên là “mực”, gần nó sẽ bị vấy bẩn. Vì vậy, chúng ta cần phải tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu để trước hết là bảo vệ phẩm cách được trong sáng, sau đó là góp phần bảo vệ gia đình, xã hội, bảo vệ truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Khi đã lỡ mắc thói xấu phải quyết tâm từ bỏ nó, để làm lại cuộc đời.

Như trên đã phân tích, tập quán xấu, thói quen xấu có ma lực cuốn hút con người. Bởi vậy, để không bị biến thành nạn nhân của nó, mỗi người phải tự rèn luyện, tu dưỡng không ngừng trong học tập, trong lao động và phải nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội. Bạn bè phải khuyên bảo nhau biết kiềm chế trước những thú vui không lành mạnh và chung tay góp sức đẩy lùi, tiến tới đấu tranh tiêu diệt tệ nạn để cuộc sống ngày càng trong sạch, tốt đẹp hơn.

Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã đọc - mẫu 14

Hiện nay, môi trường học đường đang đối mặt với nhiều thói hư tật xấu như bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích và một trong những thách thức hàng đầu là hiện tượng học sinh 'nói tục chửi thề'. Đây là một hành vi không tốt có nhiều tác hại mà cần bị chỉ trích và loại bỏ.

Để bắt đầu, ta cần hiểu rõ về hành vi 'nói tục chửi thề'. Đó là khi học sinh sử dụng những từ ngữ không văn hóa, thiếu chuẩn mực khi giao tiếp với nhau hàng ngày. Biểu hiện của hành vi này là khi học sinh sử dụng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm đạo đức và nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ là một thói quen miệng nhưng gây ra sự khó chịu lớn cho người nghe. Việc nói tục chửi thề là một hiện tượng có tác hại đáng kể và ảnh hưởng đến nhân cách và đạo đức của thế hệ học sinh, cũng như đến xã hội hiện nay nói chung. Nói tục chửi thề khiến cho nhân cách và đạo đức của người học sinh bị suy đồi, biến họ thành những kẻ thiếu học thức và bị đánh giá là vô văn hóa, gây ra sự xa lánh và ghê tởm từ mọi người như một căn bệnh. Nói tục chửi thề cũng làm cho kỹ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn thiếu chuẩn mực. Từ đó, gây ra các cuộc giao tiếp thiếu lịch sự và thậm chí trở thành một 'thảm họa'. Hơn nữa, việc nói tục chửi thề còn có tác động đáng kể đến người khác, đặc biệt là trong các trường hợp nói tục chửi thề để lăng mạ và sỉ nhục người khác. Hành động đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự và lòng tự trọng của người bị lăng mạ, và có thể dẫn đến tâm lý bức bối, không kiểm soát được bản thân và hậu quả nghiêm trọng. Thật đáng buồn khi nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra chỉ vì một lời nói tục hoặc một cái nhìn đểu. Nếu không ngăn chặn được thói hư tật xấu này, dần dần sẽ tạo ra một hệ lụy khôn lường. Từ một người nói tục, sẽ có cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục, và rồi lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó, xã hội văn minh sẽ biến mất và được thay thế bởi một xã hội thiếu văn hóa và trầm trọng.

Do vậy, để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này, cần áp dụng một số biện pháp. Trong gia đình, cha mẹ cần cẩn trọng với mỗi lời nói của mình và giáo dục trẻ để tránh giao du với các thành phần xấu. Trong trường học, cần tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội để học sinh có thể vui chơi và giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cần rèn luyện và nâng cao nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.

Xem thêm các bài Soạn văn 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Cánh diều khác