Top 20 Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục (siêu hay)
Tổng hợp trên 20 bài văn Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục (mẫu 1)
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục (mẫu 2)
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục (mẫu 3)
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục (mẫu 4)
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục (mẫu 5)
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục (mẫu 6)
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục (mẫu 7)
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục (mẫu 8)
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục (mẫu 9)
Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục - mẫu 1
Sự tự trọng là một trong những khía cạnh rất quan trọng mà con người đặc biệt là người Việt Nam, luôn quan tâm đến. Có lẽ chính vì vậy dân gian ta có nhiều câu tục ngữ khuyên ngăn đồng thời răn dạy chúng ta rằng mỗi người nên có cách sống đúng đắn, đồng thời tạo nhiều giá trị cho bản thân. Và câu tục ngữ “Chết trong còn hơn sống đục” chính là một trong những câu nói mang ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của người Việt Nam.
Theo nghĩa hàm ngôn của câu nói, “Chết trong còn hơn sống đục” khuyên ngăn con người sống đúng đắn hơn trong cuộc sống. Câu này cũng khuyên chúng ta sống vinh vẫn hơn sống nhục, và nhắc nhở mỗi người phải sống với đầu cao thượng trong cuộc sống, không cúi đầu trước ai. Mỗi người cần phải ý thức được hành động của mình có ảnh hưởng đến những người khác và tránh những việc không tốt. Câu tục ngữ này rất ngắn gọn, nhưng lại rất đúng đắn, như một lời răn dạy cho con người phải sống đúng với chuẩn mực đạo đức, hành xử đúng đắn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ “Chết trong còn hơn sống đục” là một lời răn dạy phù hợp với mọi thời đại. Nó đã trở thành một tiêu chuẩn sống cho rất nhiều người. Câu tục ngữ này thúc đẩy con người cố gắng sống đúng đắn và phấn đấu hơn nữa trong cuộc sống. Cuộc sống đầy khó khăn, cạm bẫy khiến lòng tự trọng dễ bị suy thoái. Tuy nhiên, điều tốt và xấu chỉ cách nhau một chút và dễ dàng thay đổi. Do đó, chúng ta phải ý thức hành động của mình để đưa ra những quyết định đúng đắn. Bỏ qua cái tôi và cố gắng đón nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống, từ đó giữ cho bản thân trong sạch. Hãy tin vào bản thân mình, hành động cần được suy nghĩ kỹ và tránh xa những cám dỗ của tiền bạc và quyền lực.
Có thể thấy rõ ràng rằng những câu tục ngữ truyền thống là đúng đắn và đã gợi cho con người suy nghĩ về các vấn đề trong cuộc sống. Chúng ta cần phải tự quan sát và tự đánh giá bản thân trong các mối quan hệ xã hội, sống đúng đắn với chuẩn mực của xã hội và giá trị của cuộc sống.
Câu tục ngữ “Chết trong còn hơn sống đục” đã truyền tải giá trị lớn về cuộc sống. Nó là một bản chỉ dẫn quan trọng cho chúng ta, khuyến khích con người sống đúng đắn hơn trong cuộc sống của mình. Câu tục ngữ luôn đi đôi với những trải nghiệm từ thực tế và đưa ra nhiều bài học có giá trị, nhắc nhở chúng ta cần phải sống đúng với tiêu chuẩn mà xã hội đề ra.
Cuộc sống của chúng ta có rất nhiều giá trị và ý nghĩa. Chúng ta nên sống trong sạch, đúng đắn với mọi người và thể hiện được bản chất của mình với cuộc sống. Điều này sẽ mang lại cho con người nhiều bài học có giá trị và ý nghĩa lớn nhất trong cuộc sống của họ.
Chúng ta cần phải luôn cố gắng học hỏi, tu dưỡng và rèn luyện bản thân mình. Chúng ta không nên bán rẻ lương tâm của mình vì lợi ích cá nhân. Điều này được thể hiện rõ qua các câu tục ngữ như “Chết vinh còn hơn sống nhục”.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục - mẫu 2
Tục ngữ là kho tàng trí thức của nhân loại, gửi gắm nhiều bài học giá trị. Một trong số đó cần phải kể đến câu “Chết trong còn hơn sống đục”.
“Trong” và “đục” là hai từ trái nghĩa, chỉ trạng thái của sự vật. Nhưng khi đặt trong câu tục ngữ, lại mang ý nghĩa sâu sắc hơn. “Chết trong” là cái chết vinh quang, cao đẹp. Còn “sống đục” là sống hèn hạ, nhục nhã. Từ “còn hơn” ý muốn so sánh “chết trong” với “sống đục”. Chúng ta thà chết trong vinh quang, cao đẹp còn hơn và phải sống mãi trong nhục nhã, hổ thẹn.
Câu tục ngữ là một lời nhắn gửi đầy giá trị. Cuộc sống luôn tồn tại nhiều thử thách, đặt con người vào hoàn cảnh phải lựa chọn. Để giữ mình trong sạch, tránh xa cám dỗ, chúng ta cần phải có được lòng kiên định, ý thức được giá trị của bản thân và giữ gìn được nhân cách cao đẹp.
Có thể kể đến một nhân vật lịch sử là Trần Bình Trọng với câu nói nổi tiếng: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Rõ ràng, ông là một con người có nhân cách cao đẹp, sống hết mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hay trong ha i cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhiều người cộng sản yêu nước đã bị kẻ thù bắt giam, tra tấn khủng khiếp để ép khai ra những cơ mật. Đứng trước ranh giới giữa cái chết và sự sống, họ đón nhận lấy cái chết như một lẽ tự nhiên, để bảo toàn danh dự cá nhân. Dù vậy, vẫn còn một bộ phận nhỏ, họ sống một cách hèn nhát, lựa chọn bán nước để cầu vinh. Điều này thật đáng lên án!
Đối với học sinh - thế hệ trẻ cũng là tương lai của đất nước, chúng ta cần tích cực học tập, rèn luyện nhân cách. Dù đứng trước cám dỗ, hãy luôn biết sống sao cho cảm thấy thanh thản, tự hào.
Tóm lại, câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” tuy ngắn gọn nhưng là một lời khuyên vô cùng giá trị. Chúng ta hãy tích cực rèn luyện bản thân, sống ngay thẳng để trở thành những người có ích cho xã hội.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục - mẫu 3
Cuộc sống luôn là những thử thách, là những khó khăn không thể ngờ trước. Thật vậy nếu mỗi người không kiên cường vượt qua sẽ dễ dàng bị cuốn vào những cám dỗ của cuộc sống để rồi đánh mất nhân phẩm, nhân cách. Ai cũng có một lần để sống, nhưng sống sao cho đúng, cho đẹp thì không phải là một điều dễ dàng. Và thông điệp về lối sống cao đẹp đã được cha ông ta gửi gắm qua câu tục ngữ: "Chết trong còn hơn sống đục".
Đúng vậy, ai trên đời cũng phải sống, lớn lên và trưởng thành, thế nhưng sống sao cho đúng, sống sao cho đẹp thì không phải là một điều dễ dàng. Câu tục ngữ "Chết trong còn hơn sống đục đã khẳng định một chân lý của cuộc sống, đó là lối sống cao đẹp, sẵn sàng chết vì lý tưởng của mình, sống hết mình, cố gắng hết sức để đạt được lý tưởng ấy. Khi mình đã đặt ra mục tiêu thì đồng nghĩa với việc phải tự mình vượt qua những thử thách, dẫu con đường phía trước có gian nan, dẫu nhiều khổ đau, nhưng đó là lựa chọn của mình, đã là đam mê thì không thể từ bỏ. "Chết trong" là cách nói ẩn dụ cho lối sống ngay thẳng, trong sạch, thà chấp nhận thiệt thòi, mất mát về vật chất nhưng quyết không đi ngược lại lẽ phải hay lí tưởng sống mà bản thân theo đuổi. Trái ngược với "Chết trong" là " Sống đục". Sống trong hèn nhát mà không có một chút cố gắng, sống mà cứ phải sợ hãi đủ thứ, chôn vùi khát vọng của bản thân mình hoặc hèn nhát và chọn con đường tắt đi đến vạch đích của mình để rồi trở thành tội phạm, trở thành kẻ xấu xa, bị tha hóa. Và không chỉ có vậy, kẻ sống đục còn là kẻ vong ân bội nghĩa, không coi trọng danh dự bản thân để rồi lừa lọc buôn gian bán lận nhằm thu lợi nhuận về phía mình.
Lối sống cao cả, xả thân vì nghĩa, thà chết trong chứ không chịu sống đục đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Đó là Lê Lai xả thân cứu chúa, rồi lại đến Trần Bình Trọng với tư tưởng trung quân quyết làm ma nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc. Thời kì chống Pháp khi chúng đổ quân vào Bắc Kì, trong tình thế nguy nan ngàn cân treo sợi tóc hai vị tổng đốc Hà thành là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu đã tuần tiết để không rơi vào tay giặc, tự tay kết liễu sinh mạng mình không một chút do dự. Và rồi những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Pháp vẫn tiếp trong đầy thử thách và cam go, trong chín năm kháng chiến ấy quân dân Hà Nội đã tự nguyện đốt nhà ngăn giặc, hy sinh của cải và tính mạng của mình để phục vụ công cuộc bảo vệ tổ quốc. Bẵng qua những ngày tháng gian khổ chống Pháp dân tộc ta lại một lần nữa phải đối chọi với đế quốc Mỹ hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Dù cho giặc có trang thiết bị hiện đại, được trang bị vũ khí tối tân với uy lực mạnh thế nhưng quân và dân ta vẫn cứ thế anh dũng xông lên chiến đấu, bất chấp tất cả dù biết đi là không thể trở về, đi là phải hy sinh. Và một trong những tấm gương anh dũng đó là anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Đừng. Họ là những con người bằng da bằng thịt nhưng có tinh thần thép, dũng cảm chiến đấu hết mình mặc cho có phải hy sinh cả tính mạng. Bài ca vang dội về chiến công hiển hách của những vị anh hùng sẽ còn được vang lên mãi, trở thành tấm gương sáng ngời về lối sống cao đẹp " Chết trong còn hơn sống đục" của dân tộc.
Và câu chuyện về lối sống cao đẹp ấy đã được cha ông ta gìn giữ và truyền lại cho đời sau rất tốt. Họ răn dạy con cháu phải sống sao cho đúng, sống sao cho sạch, họ giáo dục con em mình dựa trên những tư tưởng cao đẹp của đạo Nho, đạo Phật. Cứ thế chúng ta lớn lên với sự thấm nhuần những triết lý cao đẹp ấy, biết sống sao cho xứng đáng với công nuôi dạy của cha mẹ, sống có lý tưởng cao đẹp, chết trong còn hơn sống đục. Và cũng chẳng phải bởi vì thấm nhuần đạo đức, lối sống cao đẹp này mà dân tộc ta đã có những bức tượng đài bất diệt về cuộc đời sáng trong như Trần Minh và Nguyễn Trãi với những nỗi oan xé lòng. Cả đời ông sống minh bạch, là một trung thần vừa có tài vừa có đức thế nhưng lại luôn gặp phải những bất công oan ức để rồi ông phải chịu nỗi oan giết vua dẫn đến diệt tộc.
Còn chúng ta thì sao? Chẳng phải cuộc sống bây giờ tốt lắm hay sao? Chúng ta được sống trong hòa bình, có tự do, độc lập, no ấm, chẳng còn phải chịu những bất công đến vô lý như vậy nữa thế nhưng tại sao trong chúng ta lại có những người lựa chọn lối sống hèn hạ, luồn cúi, sống một cách mờ nhạt và để bản thân mình "sống đục" như vậy. Và lối sống đục đã không còn là câu chuyện của một vài người mà nó đã trở thành những vấn đề lớn làm điên đảo xã hội, quay cuồng các phương tiện thông tin đại chúng. Chẳng phải khi đọc báo chúng ta vẫn bắt gặp những tin tức giật gân đáng giận như việc ăn gian hối lộ, rút lõi công trình để rồi việc xây dựng bị trì trệ, công trình cầu cống kém chất lượng, sập cầu, sập nhà cửa do ăn gian phí đầu tư. Đó chẳng phải đều là tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân, là những đồng tiền xương máu vất vả lắm mới có được vậy mà chỉ trong chốc lát những kẻ xấu xa vẩn đục lại lợi dụng chức vụ để vơ đầy túi mình. Rồi cuối cùng dân vẫn là người khổ, chúng ta khổ và người bên cạnh chúng ta cũng khổ. Cả xã hội đầy rẫy những hành động " không đẹp" mà đáng buồn nhất vẫn là việc trộm cắp của nhiều người trẻ. Họ trẻ, họ năng động và có đầy đủ sức khỏe cũng như điều kiện để tìm một công việc cho mình, tự kiếm tiền nuôi sống bản thân và giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Biết vậy nhưng rất đáng buồn vì vẫn có những người trẻ ấp ủ trong mình tư tưởng làm giàu phi pháp, cướp đoạt của người khác để đổi lấy nhàn hạ cho mình. Nguy hiểm hơn cả là xã hội mà chúng ta đang sống đầy rẫy những trò lừa bịp, gian lận. Nhiều kẻ mua quan bán chức, học giả bằng thật, cuộc sống của con người bị đảo lộn vì quá coi trọng giá trị của đồng tiền, họ cho rằng có tiền là có tất cả, có tiền thì tội nặng cũng thành nhẹ, tội nhẹ coi như không có tội. Rồi nhờ tiền người ta bưng bít dư luận, tạo ra những hồ sơ lý lịch đẹp hơn ai hết nhưng thực ra đó chỉ là cái vỏ bọc hào nhoáng của kẻ dối nát chuộng lối "sống đục".
Vậy nên sống sao cho đúng, sao cho xứng với công sức nuôi dạy của cha mẹ mới gọi là sống. Để hành động đúng đắn thì trước tiên suy nghĩ của chúng ta cũng cần phải đúng đắn. Luôn giữ vững lập trường, quan điểm, không sợ khó, ngại khổ, đừng thất bại mà nản lòng, nên thấy được những giá trị của khó khăn mà cuộc sống đem lại. Sống hài hòa, không bảo thủ và sẵn sàng lắng nghe sự đóng góp từ người khác sẽ giúp mình phát triển bản thân, sống tốt đẹp hơn. Đừng nghĩ rằng thời thế thay đổi và người có tiền là có tất cả. Dù xã hội có đổi thay nhưng chúng ta vẫn luôn tôn trọng và nể phục những tấm gương xả thân vì nước, những vị anh hùng cả đời minh bạch sáng trong. Và khi đất nước không còn gian khổ đớn đau như trước thì chúng ta phải học cách sống trong, lối sống cao đẹp toát ra từ cả lời nói lẫn hành động và suy nghĩ.
Nhưng trở thành một người tốt thì còn cần cả sự giúp đỡ của gia đình và xã hội. Gia đình, những người thân trong gia đình cần biết cách giáo dục con cái, sống gương mẫu để làm gương cho chúng vì trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống của chúng. Và một điều không thể thiếu đó là tìm một môi trường giáo dục phù hợp để từ đó phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục và phát triển nhân cách cho trẻ em.
Trái đất có hơn bảy tỉ người, ai cũng đều được sinh ra và lớn lên nhưng mỗi người lại có một cuộc sống khác nhau, mang trên mình một giá trị khác nhau. Thật vậy điều khiến cho mỗi người có giá trị khác nhau đó là cách suy nghĩ và hành động của họ. Thật vậy mạnh mẽ và đúng đắn từ trong suy nghĩ sẽ giúp cho người ta giữ được nhân cách, phẩm chất cao đẹp của mình. Thời gian qua đi và khi con người tự mình dũng cảm vượt qua sóng gió sẽ trở nên mạnh mẽ và cứng cáp hơn để tự vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Sống sao cho sạch, cho xứng đáng với sự kỳ vọng và tin tưởng của người khác mới gọi là sống. Và nó cũng là thông điệp được gắm gửi qua câu tục ngữ: " Chết trong còn hơn sống đục".
Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục - mẫu 4
Lòng tự trọng là điều mà con người cần có. Bởi vậy, ông cha ta đã có câu: “Chết trong còn hơn sống đục”.
Câu tục ngữ mang ý nghĩa to lớn, khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống. Chúng ta thà chết trong vinh quang, cao đẹp còn hơn phải sống nhục nhã, hèn hạ.
Trong cuộc sống, con người không chỉ cần có học vấn uyên bác, mà phải có đạo đức, nhân cách tốt đẹp. Một trong những phẩm chất tốt đẹp mà con người cần phải có là ngay thẳng, chính trực. Khi làm sai, cần phải biết thừa nhận lỗi lầm để sửa chữa. Chúng ta không nên dùng những lời nói dối để che đậy sai lầm của mình, bởi như vậy sẽ càng làm cho bản thân trở nên xấu hơn. Con người cần phải sống thật với bản thân, với gia đình, với mỗi người xung quanh thì mới cảm thấy hạnh phúc và thanh thản.
Con người quý trọng nhất là ở nhân cách cao đẹp. Để khi gặp phải những lời lẽ xấu xa, hay bị đổ oan sẽ không cảm thấy hổ thẹn. Con người biết giữ gìn phẩm chất trong sạch sẽ nhận được sự kính trọng, yêu mến của mọi người xung quanh. Chúng ta cũng không cảm thấy cuộc sống lãng phí. Ngay cả khi mất đi, người đó cũng sẽ để lại tiếng thơm cho muôn đời.
Câu tục ngữ “Chết trong còn hơn sống đục” tuy ngắn gọn nhưng thật giàu giá trị đối với mỗi người.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục - mẫu 5
Cuộc sống luôn là những thử thách, là những khó khăn không thể ngờ trước. Thật vậy, nếu mỗi người không kiên cường vượt qua sẽ dễ dàng bị cuốn vào những cám dỗ của cuộc sống để rồi đánh mất nhân phẩm, nhân cách. Ai cũng có một lần để sống, nhưng sống sao cho đúng, cho đẹp thì không phải là một điều dễ dàng. Và thông điệp về lối sống cao đẹp đã được cha ông ta gửi gắm qua câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục”.
Chúng ta chỉ có một cuộc đời. Con người đều cần phải sống, lớn lên và trưởng thành. Thế nhưng sống sao cho đúng, sống sao cho đẹp thì không phải là một điều dễ dàng. Câu tục ngữ “Chết trong còn hơn sống đục” đã khẳng định một chân lý của cuộc sống. Đó là lối sống cao đẹp, sẵn sàng chết vì lý tưởng của mình, sống hết mình, cố gắng hết sức để đạt được lý tưởng ấy. Khi mình đã đặt ra mục tiêu thì đồng nghĩa với việc phải tự mình vượt qua những thử thách, dẫu con đường phía trước có gian nan, dẫu nhiều khổ đau, nhưng đó là lựa chọn của mình, đã là đam mê thì không thể từ bỏ. “Chết trong” là cách nói ẩn dụ cho lối sống ngay thẳng, trong sạch và nhận thiệt thòi, mất mát về vật chất nhưng quyết không đi ngược lại lẽ phải hay lí tưởng sống mà bản thân theo đuổi. Trái ngược với đó, “sống đục” là sống một cách hèn nhát mà không có một chút cố gắng, sống mà cứ phải sợ hãi đủ thứ, chôn vùi khát vọng của bản thân mình hoặc hèn nhát và chọn con đường tắt đi đến vạch đích của mình để rồi trở thành tội phạm, trở thành kẻ xấu xa, bị tha hóa. Và không chỉ có vậy, kẻ sống đục còn là kẻ vong ân bội nghĩa, không coi trọng danh dự bản thân để rồi lừa lọc buôn gian bán lận nhằm thu lợi nhuận về phía mình.
Lối sống cao cả, xả thân vì nghĩa, thà chết trong chứ không chịu sống đục đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Đó là Lê Lai xả thân cứu chúa, rồi lại đến Trần Bình Trọng với tư tưởng trung quân quyết làm ma nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc. Thời kì chống Pháp khi chúng đổ quân vào Bắc Kì, trong tình thế nguy nan ngàn cân treo sợi tóc hai vị tổng đốc Hà thành là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu đã tuần tiết để không rơi vào tay giặc, tự tay kết liễu sinh mạng mình không một chút do dự. Và rồi những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Pháp vẫn tiếp trong đầy thử thách và cam go, trong chín năm kháng chiến ấy quân dân Hà Nội đã tự nguyện đốt nhà ngăn giặc, hy sinh của cải và tính mạng của mình để phục vụ công cuộc bảo vệ tổ quốc. Băng qua những ngày tháng gian khổ chống Pháp dân tộc ta lại một lần nữa phải đối chọi với đế quốc Mỹ hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Dù cho giặc có trang thiết bị hiện đại, được trang bị vũ khí tối tân với uy lực mạnh thế nhưng quân và dân ta vẫn cứ thế anh dũng xông lên chiến đấu, bất chấp tất cả dù biết đi là không thể trở về, đi là phải hy sinh. Và một trong những tấm gương anh dũng đó là anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Đừng. Họ là những con người bằng da bằng thịt nhưng có tinh thần thép, dũng cảm chiến đấu hết mình mặc cho có phải hy sinh cả tính mạng. Bài ca vang dội về chiến công hiển hách của những vị anh hùng sẽ còn được vang lên mãi, trở thành tấm gương sáng ngời về lối sống cao đẹp " Chết trong còn hơn sống đục" của dân tộc.
Và câu chuyện về lối sống cao đẹp ấy đã được cha ông ta gìn giữ và truyền lại cho đời sau rất tốt. Họ răn dạy con cháu phải sống sao cho đúng, sống sao cho sạch, họ giáo dục con em mình dựa trên những tư tưởng cao đẹp của đạo Nho, đạo Phật. Cứ thế chúng ta lớn lên với sự thấm nhuần những triết lý cao đẹp ấy, biết sống sao cho xứng đáng với công nuôi dạy của cha mẹ, sống có lý tưởng cao đẹp, chết trong còn hơn sống đục. Và cũng chẳng phải bởi vì thấm nhuần đạo đức, lối sống cao đẹp này mà dân tộc ta đã có những bức tượng đài bất diệt về cuộc đời sáng trong như Trần Minh và Nguyễn Trãi với những nỗi oan xé lòng. Cả đời ông sống minh bạch, là một trung thần vừa có tài vừa có đức thế nhưng lại luôn gặp phải những bất công oan ức để rồi ông phải chịu nỗi oan giết vua dẫn đến diệt tộc…
Thời gian qua đi và khi con người tự mình dũng cảm vượt qua sóng gió sẽ trở nên mạnh mẽ và cứng cáp hơn để tự vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Sống sao cho sạch, cho xứng đáng với sự kỳ vọng và tin tưởng của người khác mới gọi là sống. Và nó cũng là thông điệp được gắm gửi qua câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục”.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục - mẫu 6
“Chết trong còn hơn sống đục” - câu tục ngữ này mang ý nghĩa to lớn khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống, chết trong vinh còn hơn sống hèn nhát.
Câu tục ngữ mang ý nghĩa to lớn, khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống. Chúng ta thà chết trong vinh quang, cao đẹp còn hơn phải sống nhục nhã, hèn hạ.
Trong cuộc sống, con người chúng ta cần phải luôn cố gắng học hỏi, tu dưỡng và rèn luyện bản thân của mình. Chúng ta không nên vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm của mình. Thà chết nhưng vinh quang còn hơn phải sống nhục nhã, hèn nhát.
Như chúng ta đều thấy anh hùng Võ Thị Sáu, dám hy sinh cuộc đời của mình, thà chết chứ không chịu bán đứng đất nước. Trước sự tra tấn dã man của kẻ thù nhưng chị vẫn ngẩng cao đầu mình trước lý tưởng của cách mạng, luôn thể hiện đúng đắn được giá trị của cuộc sống, đúng đắn thể hiện mọi lý tưởng, kiên định trên con đường tương lai của mình.
Một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần phải tự ý thức rèn luyện cho mình những phẩm chất đáng quý, luôn sống đúng đắn. Không chỉ rèn luyện về trí tuệ mà chúng ta cần phải trau dồi và rèn luyện về mặt đạo đức, thà sống chết trong vinh quang, còn hơn sống trong những nỗi tủi nhục, khổ cực.
Mỗi chúng ta cần phải có ý thức nhìn nhận lại chính mình trong cuộc đời của mình, luôn tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, phẩm chất của mình trước những vấn đề của cuộc sống, luôn kiên định trên con đường tri thức của mình. Không ngừng cải thiện bản thân, tu dưỡng và phát triển bản thân mình mỗi ngày, không ngừng học hỏi, rèn luyện phẩm chất đạo đức, thà chết vinh còn hơn sống nhục. Câu tục ngữ trên đã khuyên ngăn mỗi chúng ta nên sống đúng đắn hơn trong cuộc đời của mình.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục - mẫu 7
Tự trọng là phẩm chất đạo đức hình thành nên nhân cách tốt đẹp của con người. Những người có lòng tự trọng thường được người xung quanh tôn trọng và tạo nên giá trị riêng cho bản thân mình. Chính vì thế đây cũng là vấn đề mà nhiều người cố gắng hướng đến. “Chết trong còn hơn sống nhục” là một câu tục ngữ tiêu biểu khi nói về tự trọng của con người.
“Trong” và đục” khiến chúng ta liên tưởng đến đặc điểm của nước ở trong một phạm vi nào đó, có thể là nước uống, nước ao hồ, sông suối. “Trong” ý chỉ nước sạch, không có tạp chất, bụi bẩn nào trái ngược với “đục” tức là nhiều tạp chất bụi bẩn. Nước trong thường sẽ được tận dụng làm những việc tốt, yêu cầu đến vệ sinh còn nước bẩn chỉ làm việc xấu, thậm chí còn không thể sử dụng. Qua hai khía cạnh “đục” và “trong” để nói về nhân cách, lối sống của mỗi người trong cuộc sống. “Trong” biểu tượng cho người lối sống thanh sạch, sống đẹp, sống đúng với các chuẩn mực đạo đức và đúng pháp luật. Trái lại “đục” biểu hiện cho lối sống trái với luân thường đạo lý, làm cả những việc trái đạo đức, trái pháp luật chỉ để bản thân hưởng lợi. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta rằng phải sống tốt, trong sạch chứ không luồn cúi, làm trái lương tâm.
Đúng vậy, câu tục ngữ là bài học sâu sắc ở mọi thời đại, trở thành lẽ sống cho nhiều người. Đứng trước cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách, đầy rẫy những cám dỗ của cuộc đời thì không phải ai cũng giữ vững lập trường của mình được. Để luôn giữ mình trong sạch, tránh xa cạm bẫy thì cần ở mỗi người sự kiên định rất lớn. Cũng có nhiều cái bẫy “ngọt ngào” mà nếu chúng ta không có đủ hiểu biết, không nhận xét, đánh giá được đúng sai và không ý thức được việc mình làm có ảnh hưởng như thế nào đến những người khác hay chính bản thân mình thì họ rất dễ vướng vào “bẫy”. Ở đời có khi cái tốt cách cái xấu trong gang tấc, chỉ sai một ly thôi mà có thể đi cả dặm và khó có thể quay đầu. Vậy nên trước khi làm một việc gì đó chúng ta cần suy nghĩ lợi hại và có sự cân nhắc. Bên cạnh đó cũng không ít lần dòng đời đưa đẩy ta đứng trước hai lối rẽ, một bên là con đường gian truân, một bên trái lương tâm, luồn cúi để có được thành công, hay một bên giữ được nhân cách, phong cách riêng cho mình còn một bên là đánh mất bản thân.
Chúng ta hãy cùng nhớ đến những nhà tù trong lịch sử hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Có rất nhiều người cộng sản, những nhà yêu nước bị bắt giam, bị tra tấn khủng khiếp để ép khai ra những cơ mật, hay những người khác. Khi đứng giữa ranh giới của sự sống, cái chết cùng mới sự mua chuộc của kẻ thù cũng có một vài người không chịu được trước những khổ hình mà phải khai ra nhưng hầu hết họ đều cắn chặt răng không khai nửa chữ, thà chết với vị thế là anh hùng, là đứa con của Tổ quốc chứ không làm bè lũ tay sai, bán nước. Đây quả là điều đáng khâm phục và là tấm gương cho chúng ta noi theo. Qua câu tục ngữ cũng đem lại cho chúng ta những giá trị to lớn về phẩm chất đạo đức đối với con người. Sống trên đời chúng ta cần rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, mỗi người cần tìm cho mình lý tưởng sống đúng đắn có như vậy cuộc sống mới ý nghĩa và nhiều niềm vui. Bởi mỗi khi ta làm việc gì sai trái ta sẽ cảm thấy lương tâm cắn rứt và chẳng vui vẻ được lâu dài.
Tự trọng là phẩm chất cần có ở mỗi người và nó còn được hình thành ngay từ những việc thường ngày trong cuộc sống và ngay từ khi chúng ta còn nhỏ. “Vô công bất thụ lộc”, tránh xa những cám dỗ của cuộc sống, không vì lợi ích của bản thân mà bán rẻ lương tâm làm những việc trái với luân thường đạo lý, dù “chết” không sờn giống như ông cha ta từng nói: “Chết vinh còn hơn sống nhục”.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục - mẫu 8
Trong kho tàng tục ngữ của dân tộc Việt Nam, có rất nhiều câu tục ngữ khuyên răn con người sống ngay thẳng, trong sạch. Một trong những câu tục ngữ đó là "Chết trong còn hơn sống đục".
Câu tục ngữ được hiểu theo nghĩa đen là chết một cách hiên ngang, trong sạch còn hơn sống một cách hèn nhát, gian dối. Nghĩa bóng của câu tục ngữ khuyên răn con người nên sống đúng đắn, ngay thẳng, không nên vì sống mà phải đánh đổi lương tâm, danh dự. Sống trong sạch, ngay thẳng là điều đáng quý, đáng trân trọng. Người sống trong sạch, ngay thẳng luôn có tâm hồn cao đẹp, luôn biết làm điều tốt, tránh làm điều xấu. Họ luôn được mọi người yêu quý, kính trọng. Ngược lại, người sống hèn nhát, gian dối luôn có tâm hồn thấp kém, luôn tìm cách lừa lọc, lợi dụng người khác. Họ luôn bị mọi người xa lánh, khinh bỉ.
Trong lịch sử, có rất nhiều tấm gương sáng về những người đã sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ danh dự của bản thân và của đất nước. Điển hình là hình ảnh của những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc. Họ sẵn sàng hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc.
Trong cuộc sống hiện đại, vẫn có rất nhiều người sẵn sàng đấu tranh, bất chấp hiểm nguy để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những giá trị tốt đẹp. Điển hình là hình ảnh của những nhà hoạt động xã hội đã đấu tranh không mệt mỏi để bảo vệ quyền lợi của người dân.
Trong cuộc sống, chúng ta cần học cách sống trong sạch, ngay thẳng. Để làm được điều đó, mỗi người cần rèn luyện bản thân, trau dồi phẩm chất đạo đức. Chúng ta cần biết phân biệt giữa cái đúng và cái sai, cái thiện và cái ác. Chúng ta cần có ý chí, nghị lực để vượt qua những cám dỗ, thử thách trong cuộc sống.
Câu tục ngữ "Chết trong còn hơn sống đục" là lời khuyên quý báu cho mỗi người trong cuộc sống. Mỗi người hãy tự nhắc nhở bản thân mình sống trong sạch, ngay thẳng để có một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc. Phải biết đấu tranh, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Chết trong còn hơn sống đục - mẫu 9
Mỗi con người trên đời chỉ sống có một lần mà thôi, cuộc sống ấy có thể ví dài như dòng trường giang, mà cũng có thể ngắn ngủi như dòng thác đổ, lao xuống một chóc là ngừng lúc nào chẳng hay. Vì thế người ta chẳng lấy thời gian mà đo ý nghĩa cuộc sống con người. Ngược lại, ý nghĩa cuộc sống ấy cao đẹp và đáng giá ra sao, hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của bản thân. Có người sống hàng chục năm, nhưng vì làm những việc phi nghĩa nên cứ sống mãi trong chui lủi. Ngược lại có người đã ngừng nhịp tim ở tuổi hai mươi, nhưng được nhớ mãi nhờ những hành động cao đẹp của họ. Nhân dân ta từ xưa đã ý thức rất rõ về sự quan trọng của cách sống đối với danh dự, với tiếng thơm của mình, vì vậy đã để lại cho hậu thế lời khuyên qua một câu tục ngữ quen thuộc “Chết trong còn hơn sống đục”.
Từ thuở còn nằm trên nôi, hẳn mỗi con người Việt Nam đã được nghe lời giảng giải ân cần của người bà, người mẹ về câu tục ngữ ấy, hoặc ít nhất, đã hiểu được một phần của lời dạy qua những bài hát ru, chẳng hạn như:
“Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.
Xin mượn lời cầu khẩn chân thành của con cò - một biểu tượng cho người nông dân trong xã hội xưa, để một lần nữa lí giải cho câu tục ngữ. Sống đục là sống với những hành động bán rẻ nhân cách và lương tâm của mình, coi thường danh dự phẩm cách mỗi con người. Thuở trước đây, người ta phân biệt rạch ròi giữa trong và đục. Con người trung với đất nước, hiếu với cha mẹ, nhân từ với mọi người, tín nghĩa với bè bạn được coi là con người sống trong, nghĩa là bậc quân tử. Ngược lại, những kẻ bất trung phản loạn, bất hiếu với nghiêm từ đã dày công sinh dưỡng, vong ơn bội nghĩa với bạn bè hay người có ơn với mình, tất cả đều xem như sống đục. Kẻ không biết làm ăn lương thiện, chỉ buôn gian bán lận, trộm cướp đạo tặc đều bị xã hội rẻ rúng coi thường, vì họ đã làm mất đi của chính mình cái cốt cách cao đẹp nhất của đạo làm người.
Ngược lại với coi thường sống đục, con người rất trân trọng và khâm phục những con người vì nghĩa lớn mà chết trong. Thời trước các bậc tiền nhân xem chết trong là những cái chết cho một mục tiêu cao đẹp hơn. Ca dao, văn thơ cũng vì thế mà xướng danh những con người có cái chết oanh liệt. Người bình dân tưởng như học thức ít ỏi mà đã biết ngợi ca Lê Lai vì liều mình cứu chúa mà chết trong vòng vây của giặc, Trần Bình Trọng thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc, đó là những sự hi sinh ngời sáng lên chữ trung. Họ cũng ngợi ca những con người vì thương nhân dân sống trong cảnh bạo tàn của phong kiến mà đứng lên dấy nghĩa như “Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành" hay “Chiều chiều én lượn Truông Mây - Cảm thương chú Lía bị vây trong thành”. Ấy là những hi sinh làm sáng thêm chữ nghĩa. Cũng học từ đạo lí của nhân dân và một phần của Nho học mà cụ Đồ Chiểu đã sáng tác nên những áng Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc hay Văn tế Trương Công Định làm xúc động lòng người. Thì ra quan niệm rạch ròi về chết trong và sống đục đã được ông bà ta khẳng định từ xưa, trở thành một trong những chuẩn mực sống tiêu biểu nhất cho người Việt Nam từ xưa đến nay.
Và để tạo nên những con người có khí tiết, có phẩm chất, có đạo đức, biết đâu là trong đâu là đục mà sống; nhân dân ta đã mượn triết lí của đạo Nho, đạo Phật mà dạy cho con cháu. Những người bình dân không có học thức cũng biết dùng ca dao tục ngữ mà giáo dục cho thế hệ sau. Những tấm gương về Trần Minh khố chuối, về Kiều Nguyệt Nga với cuộc đời sáng trong; những câu chuyện về Nguyễn Trãi chịu hàm oan, Trạng Trình từ quan cáo lão để gìn giữ thanh bạch đã bao nhiêu thế kỉ nuôi dưỡng tinh thần người Việt Nam. Vì thế dù thời thế có đổi thay nhưng không thời nào không có bậc trung thần nghĩa sĩ hay bậc quân tử vì nghĩa trong nhân dân. Thời Pháp mới đánh Bắc Kì, hai vị tổng đốc Hà thành là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu đều tuẫn tiết để khỏi rơi vào tay giặc. Chín năm kháng chiến chống Pháp, quân dân Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đã tình nguyện đốt nhà ngăn giặc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Đến thời chống Mĩ, gương anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân vẫn còn sống mãi, dù các anh đã hi sinh trước họng súng của kẻ thù. Ta chợt cúi mình, các bậc cha anh của chúng ta cao thượng quá, trung nghĩa quá, sự ra đi của họ đã hóa thành bất tử trong mỗi thế hệ người Việt Nam đời sau, càng chứng minh cho chúng ta thấy cách sống trong sạch, nghĩa khí là quan trọng như thế nào đối với mỗi con người.
Nhưng ta bỗng giật mình, hình như thời đại ngày nay đã khác rồi so với ngày xưa. Chiến tranh khốc liệt đã trôi qua từ lâu, cuộc sống của con người càng ngày được cải thiện mà sao có những điều làm ta nhức nhối quá. Đọc báo, ta thấy vẫn còn có những con người tham nhũng của nhân dân đến hàng chục tỉ đồng, để cho nhà cao không vững chãi, cầu đường hư hại, nỗi khổ đè lên bao nhiêu con người. Nghe đài, xem tin, ta thấy buồn thương cho nạn trộm cắp ngày càng tràn lan, bao nhiêu con người thuộc thế hệ trẻ, sức vóc dẻo dai sao không làm những công việc lương thiện, mà lại luồn lách “ăn đêm” như thế. Mắt thấy tai nghe, những biểu hiện sống đục không chỉ diễn ra ở một nơi, một ngành; mà nhan nhản nhiều nơi, có một vài con sâu làm rầu nồi canh như vậy làm cho khắp nơi, khắp ngành cũng phải nhốn nháo. Chẳng phải vậy ư? Có người bán công thức bản quyền của công ti mình cho một đối thủ khác vì tiền, bỏ đi công sức của bao nhiêu người làm ra công trình ấy, đó chẳng phải là một thứ sống đục sao? Lắm người chạy quyền chạy chức cho những kẻ bất tài, chạy án cho những kẻ phạm pháp, đó lại chẳng phải là một thứ sống đục sao? Làm bằng giả, làm chứng chỉ giả, cho người thi đại học thuê... Còn quá nhiều thứ biểu hiện làm nhơ nhớp xã hội này, làm mất đi ý nghĩa và niềm tin của con người vào cuộc sống vốn dĩ rất tốt đẹp.
Phải chăng thời đại ngày nay không cần đến chết trong, sống đục nữa. Phải chăng trong đục giờ chẳng còn ý nghĩa gì nữa, quan trọng chăng chỉ còn lại quyền lợi cá nhân của mỗi con người? Câu trả lời là không. Xin khẳng định một điều chắc chắn rằng: sống trong vẫn là cần thiết và được coi trọng, sống đục vẫn bị khinh bỉ và coi thường. Dù thời đại này hay thời đại nào tiến bộ hơn về sau, với những thay đổi hàng loạt trong cuộc sống, thì xã hội vẫn ngợi ca những hi sinh cho đất nước, cho nhân dân, cho những người xung quanh; sẵn sàng phê phán, lên án những kẻ vì quyền lợi cá nhân của mình bán rẻ lợi ích của bao nhiêu con người khác. Nghĩa là truyền thống từ xưa của nhân dân ta sẽ mãi tồn tại lâu dài dù cho vòng xoáy thời gian sẽ đổi thay tất cả.
Chúng ta có quyền tin tưởng điều đó, vì không phải trong xã hội chỉ toàn là những con người vị kỉ, vẫn còn bao nhiêu con người vị tha sẵn sàng công hiến cho đất nước, cho mọi người sức lực và tâm huyết của họ. Ta sẽ không nói về chết trong nữa, vì thời đại đã đổi thay. Thay vào đó ta sẽ nói về sống trong. Có những vị cán bộ đồng lương ít ỏi, nhưng ngày ngày trôi qua, họ tận tình làm việc vì dân, không mảy may nghĩ đến lợi ích riêng tư, càng không bao giờ làm những việc sai trái với pháp luật; vị cán bộ ấy chẳng phải là những điển hình cho việc sống trong trong thời đại ngày nay đấy sao? Có người cựu chiến binh đã từ chốì chức vụ cao trong chính quyền địa phương để về lại chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, lòng không lo nghĩ đến sự nghiệp của bản thân mình, lại chẳng phải là một con người sống trong nữa sao? Người thầy giáo già suốt đời vì giáo dục, không làm điều gì vì cá nhân mà quên lợi ích của học sinh; người chiến sĩ biên cương tặng tuổi xuân cho những vùng núi và miền hải đảo; những nhà báo chân chính không sợ sự đe dọa của cường quyền, công khai viết bài tố cáo những hành vi tiêu cực trong xã hội... Tất cả đã hóa thành biểu tượng cho một lối sống trong sạch, cao đẹp và ý nghĩa trong xã hội đang thay đổi từng ngày.
Hiểu được những nhân tố ảnh hưởng đến lối sống của con người từ lúc trẻ là như vậy, ta phải hành động như thế nào để ta và những người thân trở thành những con người hữu tâm, biết sống sao cho đúng với phẩm cách, danh dự, lương tâm của mình. Từ thuở con cái mới sinh ra, hẳn vai trò to lớn nhất sẽ thuộc về cha mẹ trong gia đình. Thật buồn rằng ngày nay dường như còn ít người mẹ biết ru con, nếu không từ thuở nằm nôi chắc đứa bé cũng học được nhiều điều qua những lời ru ngọt ngào ấy. Ngược lại, nếu người mẹ nào vẫn còn những khả năng tuyệt vời là tiếng ru chân chất, lời kể chuyện thiết tha, chắc chắn sẽ làm nảy sinh trong lòng con mình những sự hướng thiện và lối sống trong sạch, giống như măng sinh ra vốn mọc thẳng vậy. Lớn lên, cha mẹ phải luôn là người gần gũi con và chia sẻ với con những điều xảy ra trong cuộc sống. Đặc biệt, người cha, người mẹ là những tấm gương sáng nhất để con noi theo. Xin đừng quá vùi đầu vào công việc, đừng chỉ nghĩ đến tiền bạc và những lợi ích nhỏ của riêng gia đình mình, bạn sẽ vô tình làm cho con học theo và trở thành một con người vị kỉ đấy.
Nhà trường có vai trò tiếp theo trong việc uốn nắn học sinh thành người có ích, trong đó vai trò của người thầy là cực kì quan trọng. Người thầy thanh bạch sẽ tạo ra nhiều thế hệ học sinh trong sạch, biết vì mọi người thậm chí quên bản thân mình và ngược lại. Ngày nay đang có phong trào chống bệnh thành tích trong giáo dục, tức là trị cái ung nhọt xấu nhất, trị cái lối sống đục nhất của ngành giáo dục. Nếu phong trào ấy thành công, tin rằng tương lai sẽ có một thế hệ thanh niên trẻ vừa có tài năng đích thực vừa biết cống hiến cho mọi người, chứ không chỉ làm việc vì đồng lương của mình thôi.
Xã hội là nhân tố thứ ba làm thay đổi nhận thức con người, song môi trường xã hội không phải bao giờ cũng là lí tưởng. Vì thế lập trường của mỗi con người phải là quyết định trong mọi tình huống. Đừng vì người khác bảo ta là nguyên tắc, là bảo thủ mà thay đổi đi cách sống vốn là đúng đắn của mình. Hãy quan sát những hành động của người khác, suy nghĩ về lời nói của người khác nhưng không phải bao giờ cũng được nói theo họ, làm theo họ. Sống trong môi trường với nhiều người xung quanh, đừng để ảnh hưởng bởi những thói xấu của mọi người, nhưng cũng đừng cố chấp mà không nhìn thấy những điều tốt đẹp mà người khác đã tạo ra trước mắt mình. Phải sống hài hòa, biết quan sát, lắng nghe và suy nghĩ, như thế ta mới biết mình cần phải sống ra sao, thế nào là trong, thế nào là đục trong xã hội này. Xin một lần nữa nhắc lại về lẽ trong đục ở đời: Sống trong là sống đúng theo phẩm cách, lương tâm của con người, là làm những việc có lợi cho mọi người, rộng ra là cho đất nước. Sống đục là sống coi thường nhân cách con người, chỉ nghĩ đến mình, làm những việc sai trái có hại cho muôn người. Và hãy nhớ lấy câu tục ngữ như phương châm định hướng của người Việt Nam xưa nay: Chết trong còn hơn sống đục.
Hoa đẹp được người đời ca ngợi nhờ cả hương thơm chứ không chỉ nhờ cái hình thức. Cây đứng vững chãi qua trăm năm là nhờ cái gốc rễ vững vàng. Lòng người cũng như cây, cái trong sạch trong dạ phải vững bền như gốc rễ của loài cổ thụ, cái vị tha cao cả phải ngào ngạt, nồng nàn như hương hoa tỏa khắp muôn nơi. Người sống sẽ được xã hội coi trọng thế nào, khi mất đi liệu còn được danh thơm, tất cả phụ thuộc vào cách sống và những công hiến cho xã hội lúc sinh thời. Xin hãy ghi nhớ bài học về lẽ trong đục để tìm ra lối sống và hành động cho riêng bạn.
Xem thêm các bài Soạn văn 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc
Hãy nêu đoạn văn mà em thích nhất trong bài nghị luận văn học này và trình bày lí do yêu thích.
Thuyết trình bài giới thiệu về một vấn đề của tác phẩm văn học - phê phán thói háo danh
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều