Soạn bài Chiều sông Thương (trang 56) - Kết nối tri thức

Với soạn bài Chiều sông Thương trang 56 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

* Nội dung chính: Bức tranh sông Thương chiều thu êm ả; bức tranh đồng quê dân dã, ấm no thanh bình một chiều thu êm đềm, một dòng sông thơ mộng, một miền quê trù phú mang bao sức sống tiềm tàng... gợi lên nhiều man mác bâng khuâng. Qua đó chúng ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước sâu nặng của tác giả.

Soạn bài Chiều sông Thương trang 56 | Hay nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Thể thơ: 5 chữ. 

- Từ ngữ: giàu vần điệu nhạc điệu, lời thơ thanh nhẹ, 

- Hình ảnh gần gũi, dân dã giàu sức gợi cảm, đẹp, trong sáng, 

- Cảm xúc dào dạt, bâng khuâng, mênh mang.

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, chuyển đổi cảm giác….

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Vẻ đẹp của sông Thương khi chiều buông:

+ Cảnh sông nước: nước đôi dòng, chiều lưỡi hái, sông màu nâu, sông màu biếc, nắng thu trải đầy

+ Cảnh ruộng đồng: lúa cúi mình giấu quả, ruộng, mạ thò lá mới, lớp bùn sếnh sang

=> Hình ảnh trong trẻo thơ mộng một chiều thu đồng quê gợi lên thời gian thu hoạch mùa màng đang đến, đã đến với xóm thôn. Cảnh vật tươi đẹp, êm đềm, thơ mộng, đầy sức sống vươn lên của quê nhà được cảm nhận với bao tình thương mến và hi vọng dào dạt. Bức tranh chiều sông Thương, bức tranh đồng quê dân dã, ấm no thanh bình, ở đây, thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật đã tô đâm sắc điệu trữ tình của một hồn thơ mơ mộng.

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ về sông Thương, về quê hương quan họ:

+ Dùng dằng: đứa con đi xa trở về, tưởng như đang “dùng dằng” rồi dừng bước, nhìn cao nhìn thấp, nhìn gần nhìn xa, lúc dõi theo cánh buồm lúc ngắm vành trăng non, áng mây chiều mà lòng bâng khuâng man mác.

+ Trìu mến, bâng khuâng dõi nhìn cảnh vật quê hương: nước đôi dòng, chiều lưỡi hái, lúa giấu mình trĩu quả, mạ thò lá mới. Và khi nhìn thấy sự thay đổi của quê hương lòng tác giả xốn xang, hạnh phúc “những gì ta gửi gắm/ sắp vàng hoe bốn bên

+ Xúc động, bồi hồi “ôi con sông màu nâu, ôi con sông màu biếc”. Chứng kiến cảnh quê hương mà không kìm nén được cảm xúc, nhà thơ phải thốt lên thành lời qua điệp từ “ôi” => Tình yêu quê hương dào dạt dâng lên trong tâm hồn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác