Soạn bài Bầy chim chìa vôi - Kết nối tri thức

Với soạn bài Bầy chim chìa vôi trang 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

Soạn bài: Bầy chim chìa vôi - Cô Huỳnh Phượng (Giáo viên VietJack)

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

- Một trải nghiệm đẹp của tuổi thơ: Năm cuối cấp 1 nhà trường tổ chức cho các lớp cuối cấp đi tham quan Tây Thiên. Em đi cùng với nhóm bạn trong lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. Tại đây chúng em được chiêm ngưỡng cảnh đẹp Tây Thiên với những con suối nhỏ, làn nước trong veo, những mỏm đá nhỏ nhấp nhô giữa dòng…em còn bắt được những chú cá nhỏ xinh, nhặt được những quả thông mang về làm quà nữa. Đó là một chuyến đi thú vị khiến em nhớ mãi.

- Một số từ ngữ diễn tả cảm xúc về trải nghiệm đó: háo hức, hồi hộp xen lẫn niềm vui.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Theo dõi: Nội dung cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon lúc nửa đêm. 

- Nội dung cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon lúc nửa đêm là: trời mưa to, nước sông dâng cao ngập bãi sông, hai anh em Mên và Mon lo lắng cho những chú chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối.

2. Theo dõi: Chi tiết nào được lặp lại trong những lời nói của nhân vật Mon? 

Chi tiết được lặp lại trong những lời nói của nhân vật Mon: “anh bảo”. Chi tiết này được lặp lại 4 lần đi kèm với các dữ kiện: mưa to không, nước sông lên có to không, bãi cát giữa sông đã ngập chưa, những con chìa vôi.

3. Theo dõi: Thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chim chìa vôi ở bãi sông quê Mên và Mon. 

- Thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chim chìa vôi ở bãi sông quê là: vào mùa cạn, những đám rong héo dần làm thành một lớp đệm trên cát, những con chim chìa vôi bay ra bãi cát đẻ trứng.

4. Dự đoán: Bầy chim chìa vôi non có bay được vào bờ không? 

- Dự đoán: Bầy chim non có bay được vào bờ.

5. Theo dõi: Chú ý cử chỉ, lời nói của nhân vật Mên. 

Cử chỉ, lời nói của nhân vật Mên: dứt khoát, người lớn.

6. Hình dung: Khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh.  

Khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh: khi ánh bình minh rọi sáng những hạt mưa trên mặt sông thì một cảnh tượng như huyền thoại hiện ra, từ mặt nước những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên.

7. Đối chiếu: Cuộc “cất cánh” của bầy chim chìa vôi non ở đây có đúng như dự đoán của em không? 

- Cuộc “cất cánh” của bầy chim chìa vôi non ở đây có đúng như dự đoán của em.

8. Theo dõi: Cảm xúc của hai nhân vật Mên và Mon khi quan sát bầy chim chìa vôi non bay lên. 

- Cảm xúc của hai nhân vật Mên và Mon khi quan sát bầy chim chìa vôi non bay lên: tất cả vụt im lặng, hai đứa đứng không nhúc nhích, xúc động đến phát khóc khi thấy bầy chim non bay lên và hạ cánh an toàn bên một lùm dứa dại bờ sông.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Bài văn đã nói lên tình cảm thương yêu vạn vật của 2 đứa trẻ. Chúng quan tâm, lo lắng cho số phận của những chú chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông. Hạnh phúc khi thấy bầy chim non an toàn bay vào bờ.

Soạn bài Bầy chim chìa vôi | Hay nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): 

Truyện “Bầy chim chìa vôi”

Đề tài

Ngôi kể

Tình yêu thiên nhiên, yêu loài vật

Ngôi thứ 3

Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Lời người kể là câu: 

+ Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi: 

+ Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức

- Lời nhân vật: 

+ Anh Mên ơi, anh Mên! 

+ Gì đấy? Mày không ngủ à?

Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Hai anh em Mên, Mon sợ bầy chim chìa vôi non chết đuối.

- Chi tiết: Mon ngập ngừng – Thế cái bãi cát giữ sông đã ngập chưa? - Ừ nhỉ. – Giọng thằng Mên chợt thảng thốt. – Có lẽ sắp ngập mất bãi cát rồi. Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất. – Tao cũng sợ.

Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Trong cuộc trò chuyện ở phần (2), Mon nói với anh về: tổ chim, về việc thả con cá bống bố bắt được, rủ anh mang tổ chim vào bờ.

=> Nhân vật Mon là cậu bé giàu lòng yêu thương động vật: thả cá bống, lo lắng cho đàn chim chìa vôi non trong mùa mưa.

Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Một số chi tiết miêu tả nhân vật Mên ở phần (3):

+ Giọng tỏ vẻ rất người lớn: chứ gì nữa; kéo đò về bến chứ, không thì chết…

+ Cử chỉ, hành động: tao kéo, mày đẩy; quấn dây buộc đò vào người, gò lưng kéo.

=> Mên là người anh quyết đoán, hiểu biết và quan tâm đến em.

Câu 6 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Khi đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em có ấn tượng nhất với chi tiết: cảm xúc của hai nhân vật khi bầy chim non thực hiện xong chuyến bay đầu tiên, quan trọng trong cuộc đời của chúng. Vì qua chi tiết này chúng ta thấy được tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm, trong sáng, giàu tình yêu thương của 2 đứa trẻ dành cho những chú chú chim chìa vôi bé nhỏ.

Câu 7 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Trong đoạn kết của truyện, Mên và Mon khóc vì xúc động, vì 2 anh em đã thấy bầy chim non hoàn thành chuyến bay đầu tiên trong cuộc đời chúng an toàn. Tất cả đàn chim đã an toàn, không con nào bị đuối nước.

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của một trong hai nhân vật Mon hoặc Miên (ngôi kể thứ nhất).

Đoạn văn tham khảo:

Khi bình mình le lói trên mặt sông, cũng là lúc tôi và anh Mên được chứng kiến một cảnh tượng như huyền thoại hiện lên: từ mặt sông những cánh chim bé bỏng à ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước ướt át bay lên. Lúc này tôi và anh im lặng như nín thở cầu mong cho những cánh chim yếu ớt cất lên. Những chú chim non cũng đã hoàn thành chuyến đi đầu tiên của mình, tôi và anh nín thở và không biết chúng tôi đã khóc từ bao giờ. Chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của chú chim non, tôi thầm nghĩ mình cũng phải mạnh mẽ bứt phá trong chặng đường đời còn lại.

Bài giảng: Bầy chim chìa vôi - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác