Soạn bài Đọc mở rộng lớp 7 trang 129 Tập 1 - Kết nối tri thức

Với soạn bài Đọc mở rộng trang 129 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

* Đọc mở rộng

Câu 1 (trang 129 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Gợi ý:

+ Em có thể tìm đọc một số bài thơ, tuỳ bút, tản văn viết về tình yêu quê hương và vẻ đẹp đời sống ở các vùng miền trong và ngoài nước như: “Hà Nội 36 phố phường” (Thạch Lam), bài thơ “Việt Nam quê hương ta” (Nguyễn Đình Thi), “Quê hương” (Đỗ Trung Quân), …

+ Ghi vào nhật kí đọc sách những nội dung đáng chú ý của các văn bản mà em đã đọc như: nội dung chính, thể loại, nghệ thuật, từ ngữ gây ấn tượng với em, …

Câu 2 (trang 129 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Gợi ý: Trao đổi với các bạn về bài thơ “Việt Nam quê hương ta” (Nguyễn Đình Thi)

+ Nội dung chính: Ca ngợi vẻ đẹp quê hương ta

+ Nét độc đáo: Thể thơ lục bát cùng giọng văn nhẹ nhàng, tha thiết, tràn đầy cảm xúc

+ Cái tôi nhà văn thể hiện cảm xúc yêu và tự hào về quê hương Việt Nam tươi đẹp

Câu 3 (trang 129 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Em chọn: Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ em yêu thích.

- Ví dụ chọn học thuộc lòng bài “Quê hương” – Nguyễn Đình Huân

Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu siêu đi về
Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh
Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
 Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác