Top 15 Tóm tắt Chiều sông Thương (hay, ngắn nhất) - Kết nối tri thức

Với tóm tắt Chiều sông Thương Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Chiều sông Thương lớp 7.

Tóm tắt Chiều sông Thương - Mẫu 1

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng, yên bình và sức sống của miền quê quan họ bên dòng sông Thương, nói lên nỗi niềm bâng khuâng của người đi xa về "thăm quê nhà một chiều thư êm ái".

Tóm tắt Chiều sông Thương - Mẫu 2

Bài thơ Chiều sông Thương diễn tả cuộc sống lao động, sinh hoạt tươi vui, yên bình của một vùng quê Bắc Bộ trong buổi chiều thu trong trẻo. Qua đó thể hiện sức sống của miền quê Quan họ bên dòng sông Thương cùng nỗi niềm bâng khuâng của người đi xa về "thăm quê nhà một chiều thư êm ái".

Tóm tắt Chiều sông Thương - Mẫu 3

Bài thơ vẽ nên bức tranh sông Thương chiều thu êm ả, ấm no thanh bình. Sông Thương vô cùng thơ mộng, một miền quê trù phú mang bao sức sống tiềm tàng... gợi lên nhiều man mác bâng khuâng. Qua đó chúng ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước sâu nặng của tác giả.

Top 15 Tóm tắt Chiều sông Thương (hay, ngắn nhất) | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

Tóm tắt Chiều sông Thương - Mẫu 4

          Chiều thu đẹp thơ mộng bên sông Thương, thuộc vùng Bố Hạ, Việt Yên đã được Hữu Thỉnh miêu tả và cảm nhận dưới góc nhìn của người đi xa về thăm quê, nhìn cảnh vật một cách trìu mến, bâng khuâng. Buổi chiều trong thơ, nhất là chiều.thu thường mán mác buồn, nhưng “Chiều sông Thương” lại nhiều thiết tha, bâng khuâng rạo rực. Người đi xa trở về thăm quê, mắt như ôm trùm cảnh vật, hồn như đang nhập vào cảnh vật, bước chân thì “dùng dằng”, níu giữ, vấn vương. Cảnh vật đồng quê, từ đường nét đến sắc màu đều tiềm tàng một sức sống ấm no, chứa chan hi vọng.

Để học tốt bài học Chiều sông Thương lớp 7 hay khác:

Tác giả - tác phẩm: Chiều sông Thương

I. Tác giả văn bản Chiều sông Thương

Chiều sông Thương | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm: 1942

- Quê: Tam Dương - Vĩnh Phúc.

- Năm 1963 ông nhập ngũ và bắt đầu sáng tác thơ.

- Từ năm 2000 là Tổng thư kí Hội Nhà văn VN.

- Từ năm 2005 ông là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

- Năm 2010, ông là Chủ tịch Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

- Thơ Hữu Thỉnh thể hiện tình cảm sâu lắng, thiết tha và sự gắn bó với đất nước, con người, cảnh sắc Việt Nam; ngôn ngữ thơ giản dị mà tinh tế.

II. Tìm hiểu tác phẩm Chiều sông Thương

1. Thể loại: Bài thơ thuộc thể thơ năm chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Tác phẩm Chiều Sông Thươngđược trích trong tập Tiếng Hát Trong Rừng đặc sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh với những cảm xúc bâng khuâng, nhẹ nhàng, thoáng hiện cùng một số hình ảnh ẩn dụ đẹp, sáng tạo, thi vị. 

- Bài thơ "Chiều sông Thương" được Hữu Thỉnh sáng tác vào tháng 10 năm 1973, in trong tập thơ 'Từ chiến hào tới thành phố"...

Chiều sông Thương | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

3. Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Chiều sông Thương có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Chiều sông Thương

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng, yên bình và sức sống của miền quê quan họ bên dòng sông Thương, nói lên nỗi niềm bâng khuâng của người đi xa về "thăm quê nhà một chiều thư êm ái".

5. Bố cục bài Chiều sông Thương: 

Chiều sông Thương có bố cục gồm 2 phần:

+ Phần 1: Ba khổ thơ đầu: Khung cảnh sông Thương hiện lên từ xa trong con mắt của người xa quê.

+ Phần 2: Còn lại: Quang cảnh dọc sông Thương và tình cảm với quê hương của người trở về.

6. Giá trị nội dung: 

Bài thơ Chiều sông Thương diễn tả cuộc sống lao động, sinh hoạt tươi vui, yên bình của một vùng quê Bắc Bộ trong buổi chiều thu trong trẻo. Qua đó thể hiện sức sống của miền quê Quan họ bên dòng sông Thương cùng nỗi niềm bâng khuâng của người đi xa về "thăm quê nhà một chiều thư êm ái".

7. Giá trị nghệ thuật: 

+ Thể thơ 5 chữ, giàu vần điệu nhạc điệu.

+ 32 câu thơ viết liền mạch, không dấu ngắt, tạo cảm giác cả bài thơ như dòng cảm xúc dào dạt tuôn trào chợt ùa về trong khoảnh khắc.

+ Lời thơ thanh nhẹ, hình tượng đẹp, trong sáng, cảm xúc dào dạt, bâng khuâng, mênh mang.

Xem thêm tóm tắt các tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác