Top 30 Kể lại một truyện ngụ ngôn

Tổng hợp các Kể lại một truyện ngụ ngôn hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 1

Kính chào thầy cô và các bạn.

Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.

Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.

Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:

- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:

- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.

Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:

- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.

- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình – Thầy thôn Thượng quát to.

Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:

- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!

Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi.

Dàn ý Kể lại một truyện ngụ ngôn

+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện, nhân vật và đặt câu hỏi dự đoán bài học sau khi kể.

+ Thân bài: Kể diễn biến chính của câu chuyện kết hợp với giọng điệu phù hợp, thể hiện đúng nội dung của truyện.

+ Kết bài: Nêu nhận xét, đánh giá chung của bản thân về câu chuyện.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 2

Ngày xửa ngày xưa, có chú thỏ và rùa đã tranh cãi với nhau xem ai nhanh hơn. Sau một hồi cãi nhau thì chúng đã quyết định chạy đua để giải quyết những tranh luận trên, nếu ai về đích trước thì người đó sẽ là người chiến thắng và được công nhận là người chạy nhanh nhất. Chúng đã bàn bạc và đồng ý với lộ trình sẽ chạy qua. Cuối cùng cuộc thi chạy giữa thỏ và rùa cũng bắt đầu.

Bắt đầu cuộc đua thỏ xuất phát thật nhanh chạy thục mạng như tên bắn về phía đích, sau khi chạy một khoảng khá xa thỏ nghĩ rằng mình đã bỏ xa rùa, thỏ nghĩ thầm trong đầu:” Còn lâu rùa mới đuổi kịp ta, cậu ta rất chậm chạp, thôi thì mình cứ tranh thủ nghỉ ngơi cái đã.” Thỏ cứ thế mà tung tăng dạo quanh hái hoa bắt bướm trong tâm thế rất vui vẻ không hề lo lắng gì, thỏ ta thản nhiên nhìn trời, nhìn đất ngắm mây, thỉnh thoảng nhấm nháp vài ngọn cỏ non, khoan khái nhịp chân. Đến khi mệt rồi thì thỏ vào ngồi bệt xuống một gốc cây gần đó để nghỉ mệt.

Trong khi đó rùa vẫn chăm chỉ cố gắng bước từng bước nặng nhọc hì hục dần dần tiếng về đích phía trước. Thỏ nằm khoan thai ở gốc cây rồi ngủ quên. Rùa vượt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc. Động vật trong rừng hò hét cổ vũ rất lớn cho rùa, thỏ giật mình tỉnh dậy. Thỏ ta còn vươn người và ngáp một cách lười biếng rồi mới bắt đầu dùng hết sức chạy thật nhanh trở lại nhưng đã quá muộn.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 3

Một ngày nọ, nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi nói chuyện với nhau. Các thầy đều phàn nàn không biết hình thù con voi ra sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.

Mỗi thầy sờ một bộ phận khác nhau. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Rồi họ ngồi bán tán rất sôi nổi.

Đầu tiên, thầy sờ vòi hào hứng nói:

- Tưởng con voi thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Đến thầy sờ ngà nói:

- Nó chần chẫn như cái đòn càn.

Còn thầy sờ tai lại bảo:

- Không! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân thì cãi:

- Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.

Cuối cùng, thầy sờ đuôi nói:

- Các thầy đều không đúng cả. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Thầy nào cũng cho rằng mình đúng, không ai nhường ai, nên đánh nhau đến toác đầu chảy máu. Truyện Thầy bói xem voi đã phê phán cái nhìn phiến diện, chủ quan của năm ông thầy bói. Từ đó ông cha ta muốn khuyên con người khi muốn hiểu biết sự vật sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 4

Một hôm, nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mới ngồi tán gẫu. Các thầy đều phàn nàn chưa biết hình thù con voi ra sao. Bỗng nhiên, người ta nói có voi đi qua. Năm thầy liền chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.

Mỗi ông thầy sờ một bộ phận khác nhau. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Xong, họ bàn luận.

Thầy sờ vòi nói:

- Con voi sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà lại phản bác:

- Không, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Đến thầy sờ tai nói:

- Tôi thấy nó bè bè như cái quạt thóc chứ!

Thầy sờ chân thì cãi:

- Đâu, rõ ràng nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ kết luận:

- Các thầy đều sai hết cả. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Năm ông thầy đều cho rằng mình đúng, không chịu nhường nhau, thành ra đánh nhau đến toác đầu chảy máu.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 5

Có một con ếch sống trong một cái giếng nọ. Xung quanh giếng chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc. Hàng ngày, khi ếch cất tiếng kêu của mình lên sẽ tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những con vật nhỏ bé xung quanh đều hoảng sợ. Những lúc như vậy, ếch cảm thấy thích chí lắm. Ếch nghĩ rằng mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ bé như chiếc vung. Một năm nọ, trời mưa suốt mấy ngày. Nước mưa chảy vào giếng, đưa ếch ra ngoài. Ếch vẫn quen thói cũ, đi lại huênh hoang và cất tiếng kêu ộp ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 6

Xưa có người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày.

Một hôm, có ông cụ đến nói:

- Phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày.

Người thợ mộc cho là phải liền làm theo. Mấy hôm sau lại có bác nông dân ghé vào, bảo anh ta:

- Phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày.

Người thợ mộc nghe vậy cũng cho là có lí. Thế rồi lại có người đến bảo với anh ta:

- Ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi.

Nghe vậy, người thợ mộc đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Nhưng ngày qua tháng lại, chẳng có ai đến mua cày của anh ta.

Cuối cùng, bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà ma.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 7

Từ xưa, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng vẫn sống hòa thuận với nhau. Một ngày nọ, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:

- Bác Tai, hai anh và tôi đều làm việc vất vả, chỉ có lão Miệng chỉ ăn không ngồi rồi. Tôi tính, chúng ta không làm việc nữa, xem lão Miệng có sống được không.

Cậu Chân, cậu Tay thấy phải, liền nói:

- Đúng đấy! Vậy chúng ta hãy đến nói cho lão Miệng rằng lão hãy tự lo lấy thân.

Thế rồi, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo đến lão Miệng. Ngang qua nhà bác Tai, họ thấy bác ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào và nói:

- Bác Tai ơi, chúng cháu đang định đến nhà lão Miệng. Lão cần phải biết từ nay chúng cháu sẽ không làm cho lão ăn nữa. Lâu nay, chúng cháu và bác đã vất vả rồi. Bác có đi cùng không ạ?

Bác Tai tán thành ngay:

- Phải, phải… Bác sẽ đi cùng các cháu!

Thế rồi, họ cùng đi đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ chẳng thèm chào hỏi, mà nói thẳng với lão:

- Chúng tôi đến đây không phải để chào hỏi, mà để thông báo với ông rằng: Kể từ nay, chúng tôi sẽ không làm việc nuôi ông nữa. Chúng tôi đã vất vả quá nhiều rồi.

Nghe vậy, lão Miệng ngạc nhiên lắm. Lão lựa lời nói cho họ bớt giận, và bàn bạc lại:

- Xưa này, chúng ta vẫn sống hòa thuận, vui vẻ. Sao nay mọi người lại có suy nghĩ như vậy? Nếu có điều gì không hài lòng, mọi người hãy nói ra để chúng ta cùng bàn bạc.

Nhưng cả bốn đều lắc đầu, cùng nói:

- Không cần bàn bạc gì cả. Chúng tôi đã quyết định như vậy rồi. Kể từ này, ông hãy tự lo lấy thân.

Thế rồi, họ kéo nhau ra về. Từ đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Ngày này qua ngày khác, họ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không muốn chạy nhảy như trước, cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, hai mí mặt nặng trĩu. Bác Tai lúc nào cũng thấy ù ù. Đến ngày thứ bảy, họ không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:

- Các cháu, chúng ta đã sai lầm rồi. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không làm đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng phải ăn thì chúng ta mới khỏe được.

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay nghe lấy làm phải, liền cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Còn những người khác cũng thấy khỏe mạnh hơn. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân thiết như trước, không còn tị nạnh nhau.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 8

Chuyện kể rằng có một người thợ mộc đã dốc hết vốn liếng trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta ở ngay bên vệ đường, thỉnh thoảng lại có người vào xem.

Một hôm, có ông cụ đến nói:

- Anh phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày.

Nghe vậy, anh ta cho là phải, liền đẽo cày vừa cao, vừa to. Mấy hôm sau, một bác nông dân đến xem rồi bảo:

- Đẽo cày thế này sao cày được, phải đẽo cày thấp hơn và nhỏ hơn.

Cho là có lí, anh ta lại đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn. Nhưng hàng bày đầy ra mà chẳng có ai đến mua. Thế rồi, lại có người đến bảo với anh ta:

- Trên núi, người ta đang phá hoang, cày toàn bằng voi cả. Anh phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba lần để cho voi cày mới dễ bán, lãi sẽ được nhiều.

Nghe đến được nhiều lãi, anh thợ mộc liền dồn toàn bộ số gỗ còn lại, đẽo cày với kích thước lớn cho voi cày. Vậy mà, chẳng một người nào đến mua.

Bao nhiêu gỗ của anh ta đều hỏng hết. Toàn bộ vốn liếng đi đời nhà ma. Khi đó, anh ta hiểu cả tin người là dại thì đã quá muộn.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 9

Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân. Nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Một hôm, Chồn hỏi bạn:

- Này Gà Rừng, cậu có bao nhiêu trí khôn?

- Mình chỉ có một thôi.

- Ít thế thôi. Mình có tới cả trăm trí khôn kìa!

Buổi sáng nọ, đôi bạn đang dạo chơi trong rừng. Bỗng thấy một người thợ sẵn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy được dấu chân của chúng. Ông mừng rỡ reo lên: "Có mà trốn đằng trời!". Thế rồi, ông thọc gậy vào hang. Gà Rừng thấy nguy cấp, liền bảo với Chồn rằng:

- Cậu có đến trăm trí khôn, hãy nghĩ kế đi!

Chồn buồn bã đáp:

- Lúc này, trong đầu mình chẳng có một trí khôn nào cả.

Suy nghĩ một lúc, Gà Rừng mới bảo Chồn:

- Mình sẽ làm như thế, còn cậu cứ thế nhé!

Mọi chuyện xảy ra như Gà Rừng đoán. Khi người thợ săn lôi Gà Rừng ra, thấy cứng đờ, tưởng đã chết. Ông ta quẳng nó xuống, rồi thọc vào hang để bắt Chồn. Thình lình, Gà Rừng vùng chạy. Người thợ săn liền đuổi theo. Chờ có vậy, Chồn ở trong hang mới chạy trốn.

Ngày hôm sau, cả hai gặp lại. Chồn bảo với Gà Rừng:

- Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 10

Trong cái giếng nọ, có một con ếch sống đã lâu. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc… bé nhỏ. Hằng ngày, ếch đều cất tiếng kêu khiến các con vật khác sợ hãi. Thấy vậy, ếch thích thú lắm. Nó thương nhìn lên miệng giếng, tưởng rằng bầu trời chỉ bé nhỏ bằng cái vung. Còn nó thì oai phong như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to suốt ngày này qua ngày khác. Chẳng mấy, nước trong giếng dâng cao đến tận miệng. Ếch theo dòng nước ra ngoài. Cảnh vật bên ngoài đều lạ lẫm, khác hẳn với trong giếng. Ếch quen thói cũ, đi lại nghênh ngang mà không thèm để ý xung quanh. Bỗng nhiên, một bác trâu đi ngang qua, nhưng không thấy ếch. Thế rồi, nó bị bác giẫm chết lúc nào không hay.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 11

Xưa có một người thợ mộc bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ về để đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên đường. Ai đi qua cũng đều ghé vào xem.

Có người nói: “Phải đẽo cày cho to, cho cao thì mới dễ cày”. Anh ta cho là phải liền đẽo cày vừa to, vừa cao. Người khác lại nói rằng: “Phải đẽo cày nhỏ, thấp hơn thì mới dễ cày”. Anh ta thấy có lí, lại làm theo. Một hôm, có người đến nói ở trên núi người ta phá hoang bao nhiêu ruộng đồng bằng voi cả. Nếu đẽo cày gấp đôi, gấp ba cho voi cày thì sẽ bán được nhiều, thu nhiều lãi. Nghe nói vậy, người thợ mộc cũng đẽo cày to gấp năm, bảy lần thứ cày thường bán ra.

Qua nhiều ngày, chẳng có ai đến mua, cũng chẳng có ai nói voi đi cày thành ruộng cả. Thành ra gỗ đều hỏng hết. Bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma. Người thợ mộc bây giờ mới biết là dại, nhưng đã quá muộn.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 12

Một con ếch sống trong cái giếng sâu. Xung quanh nó chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc.

Hằng ngày, khi ếch cất tiếng kêu của mình lên là lại tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những người bạn xung quanh nghe tiếng kêu mà cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Nó tự cho mình là chúa tể. Mỗi khi ngước nhìn lên cao, ếch lại thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.

Một năm nọ, trời mưa tầm tã suốt mấy ngày liền. Nước mưa chảy xuống giếng, dần dần dâng cao lên đến tận miệng giếng. Ếch theo đó mà thoát ra khỏi cái giếng. Cảnh vật bên ngoài thật khác lạ. Ếch vẫn quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường. Nhìn lên bầu trời, nó cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Ở dưới miệng giếng, bầu trời chỉ bé bằng một chiếc vung. Nhưng lúc này, bầu trời rộng lớn biết bao nhiêu. Vì quá mải ngắm nhìn bầu trời mà ếch không nhìn thấy một bác trâu đi ngang qua. Bác trâu nói:

- Kìa, cậu ếch kia. Tránh đường cho ta đi!

Ếch nghe xong, liếc nhìn bác trâu, chẳng có chút sợ hãi mà cứ nghênh ngang bước tiếp. Thế rồi, nó bị bác giẫm chết lúc nào không hay.

Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” đã gửi gắm bài học rằng chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh. Mỗi người cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 13

Truyện ngụ ngôn là kho tàng những bài học nhân sinh của dân gian truyền lại qua nhiều thế kỉ. Từ khi còn học mẫu giáo, em đã được bà kể cho nghe những câu chuyện ngụ ngôn về loài vật rất lý thú. Trong đó em nhớ nhất là bài học về tính ích kỷ trong truyện ngụ ngôn “Sư tử, báo và kền kền”.

Có một câu chuyện ngụ ngôn kể về một con sư tử nhỏ và một con báo. Cả hai bị lạc trong một khu rừng. Trời thì oi bức và cả hai đều khát nước. Do vậy, chúng không thể ngồi đó chờ chết mà quyết định phải đi tìm một nguồn nước nào đó để uống. Chúng đi mãi, đi mãi, cuối cùng cũng tìm thấy một hố nước nhỏ, nhưng khốn nỗi miệng hố lại quá nhỏ hẹp nên chúng không thể cùng uống nước một lúc được. Thế là chúng bắt đấu tranh cãi với nhau rất kịch liệt xem ai là người được uống nước trước. Cuộc tranh giành càng lúc càng gay gắt, quyết liệt, chẵng con nào chịu nhường con nào, vì con nào cũng lo rằng, nếu để cho con kia uống trước thì biết đâu nó sẽ uống hết phần của mình. Lý do thật dễ hiểu ,hố nước chỉ đủ cho mỗi con vài ngụm cho đỡ khát.

Cuộc tranh cãi inh ỏi giữa sư tử với báo bị một bầy kền kền bay qua vô tình nghe được. Bầy kền kền cũng đang rất khát nước. Chúng bèn bàn kế với nhau tìm cách lừa sư tử và báo đi chỗ khác. Bàn mưu kế xong, bầy kền kền đồng loạt kêu thất thanh: “Vùng đất này sắp bị sụt lở! Vùng đất này sắp bị sụt lở!”. Nghe tiếng kêu la khủng khiếp của bầy kền kền, sư tử và báo hoảng quá vội bỏ chạy. Thế nhưng, chỉ lát sau, cả sư tử và báo đều cay đắng nhận ra rằng, chẳng hề có chuyện sụt lở đất gì cả. Chúng vội vàng quay lại để uống nước, thì hỡi ôi hố nước đã bị bấy kền kền uống sạch! Lúc này, chúng cảm thấy ân hận vì lòng nhỏ nhen, ích kỷ của mình nhưng đã muộn.

Câu chuyện ngụ ngôn thật giản dị nhưng đã để lại cho chúng ta bài học về tính ích kỷ. Qua đó, em thấy rằng trong cuộc sống cũng như trong học tập, phải biết chia sẽ, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ và học tốt.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 14

Một buổi sáng nọ, khi đang cùng nhau đi trong lối mòn của rừng cây, hai người bạn bất chợt gặp một chú gấu. Vì chú gấu đột ngột nhảy vồ ra nên đã làm cả hai người không kịp chuẩn bị ẩn nấp. Người bạn đi phía trước may mắn nhìn thấy một cành cây nên đã túm lấy và trèo lên đó, ẩn mình sau những đám lá xum xuê. Người bạn đi sau thấy tình huống trước mặt quá nguy cấp mà bạn lại bỏ mình ở phía dưới nên đã quyết định nằm bẹp xuống đất, vùi mặt vào trong cát. Chú gấu trông thấy có người nằm trên mặt nên đã tiến đến xem xét. Chú ta dùng mõm dí vào tai cậu bé rồi ngửi ngủi nhưng ngửi mãi mà không bắt hơi được thứ gì. Nó tưởng người nằm trên đất đã chết nên đành hú lên một tiếng thật dài rồi lắc đầu bỏ đi. Thấy chú gấu hung dữ kia đã đi xa, người bạn trên cành cây mới từ từ tụt xuống và tiến đến hỏi người bạn của mình: "Ông gấu thì thầm với cậu điều gì đó?". Đứng trước sự việc vừa rồi, người nằm trên đất đã vô cùng thất vọng về bạn mình nên đã đáp lại rằng "Ông ấy bảo tớ rằng, không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn".

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 15

Xưa nay, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng sống cùng nhau rất hòa thuận. Một ngày nọ, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:

- Bác Tai, hai anh và tôi đều làm việc vất vả, còn lão Miệng chỉ việc ăn. Tôi thấy chúng ta không nên làm việc nữa, xem lão Miệng có sống được không.

Cậu Chân, cậu Tay thấy phải nghe vậy, cho rằng phải liền nói:

- Cô nói đúng, giờ chúng ta hãy đến nói cho lão Miệng rằng lão hãy tự lo lấy thân.

Cả ba cùng kéo đến lão Miệng. Khi đi ngang qua nhà bác Tai, họ thấy bác ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Họ liền nói:

- Bác Tai ơi, chúng cháu đang định đến nhà lão Miệng. Chúng cháu muốn nói với lão rằng đã làm việc vất vả rồi. Từ nay, lão hãy tự làm lấy mà ăn. Bác có muốn đi cùng không ạ?

Bác Tai nói:

- Phải, phải… Bác sẽ đi cùng các cháu!

Họ cùng đi đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ chẳng thèm chào hỏi, mà nói thẳng với lão:

- Chúng tôi đến đây không phải để chào hỏi, mà để thông báo với rằng từ nay, chúng tôi sẽ không làm việc nuôi ông nữa. Chúng tôi đã vất vả quá nhiều rồi.

Nghe vậy, lão Miệng ngạc nhiên lắm. Lão lựa lời nói cho họ bớt giận, và bàn bạc lại:

- Chúng ta vẫn sống hòa thuận, vui vẻ. Sao nay mọi người lại có suy nghĩ như vậy? Nếu có điều gì không hài lòng, mọi người hãy nói ra để chúng ta cùng bàn bạc.

Nhưng cả bốn đều lắc đầu, cùng nói:

- Không cần bàn bạc gì cả. Chúng tôi đã quyết định như vậy rồi. Kể từ này, ông hãy tự lo lấy thân.

Từ đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Ngày qua ngày, họ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không muốn chạy nhảy như trước. Cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, hai mí mặt nặng trĩu. Bác Tai lúc nào cũng thấy ù ù. Cuối cùng, họ phải họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:

- Các cháu ạ, chúng ta đều đã nghĩ sai cho lão Miệng. Nếu chúng ta không làm việc để cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không làm đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện, hãy đến nói chuyện lại với lão.

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay nghe lấy làm phải, liền cố gượng dậy đi theo bác Tai. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cũng thấy khỏe hơn. Từ đó, họ lại sống thân thiết như trước, không ai tị nạnh nữa.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 16

Trong một buổi bán hàng ế ẩm, năm ông thầy tướng ngồi nói chuyện, than phiền ko biết con voi trông như thế nào. Cả năm đang tán gẫu thế này, bỗng nghe người ta nói có con voi đi ngang qua. Vì vậy, năm thầy trò đã cùng nhau góp tiền cho người trông coi, điều khiển voi, đồng thời yêu cầu voi ngừng lại để được xem con vật này. Lúc nhìn một con voi, mỗi thầy cô giáo nhìn nó bằng cách chạm vào một bộ phận không giống nhau như vòi, ngà, chân, tai hoặc đuôi. Sau lúc thỏa mãn những thắc mắc của bản thân, năm thầy cô giáo đã ngồi xuống và thảo luận. Cô giáo sờ vào thân cây và nói rằng voi mặt trời giống như một con đỉa. Cô giáo sờ ngà không đồng ý, cho rằng nó giống như một cái cán. Thầy sờ tai phản bác lại ý kiến ​​của hai thầy còn lại, khẳng định con voi như cái quạt thổi cơm. Tới lượt thầy sờ chân và nói rằng con voi như cái cột. Cuối cùng, thầy sờ đuôi tóm gọn câu trả lời của 4 thầy đều sai, con voi có tua như cái thanh hao xỉn màu. Vì cả 5 thầy cô giáo đều cho rằng mình đúng, người nào cũng nghĩ người kia sai nên cả 5 thầy cô giáo đã xô xát, đánh nhau cho tới lúc đứt lìa đầu, chảy nhiều máu.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 17

Tập thể bác Tai, lão Miệng cùng cô Mắt, cậu Chân và cậu Tay vẫn hưởng thụ cuộc sống yên bình với nhau từ trước đến nay. Bỗng nhiên, có một ngày cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay về việc tất cả đều làm việc mệt nhọc từ ngày này qua ngày khác, chỉ có lão Miệng không làm gì mà ngồi ăn không. Vì vậy cô đã rủ cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa để xem lão Miệng có sống được hay không. Nghe vậy, cậu Chân, cậu Tay cùng đồng thanh lên tiếng, nói rằng cả ba phải đi gặp lão để nói ra quyết định này. Trên đường tìm đến nhà lão Miệng, cả ba đi qua nhà bác Tai nên đã dừng lại và nói cho bác nghe việc mọi người sẽ không làm để cho lão ăn nữa. Cuối cùng, bác Tai đồng ý cùng cô Mắt, cậu Chân, cậu tay tới nhà lão Miệng. Đến nơi, họ không nói lời chào hỏi mà đã thẳng thắn nói ra quyết định từ này sẽ không làm bất cứ việc gì để nuôi lão nữa. Trước những lời nói bất ngờ ấy, lão Miệng rất ngạc nhiên và mong muốn cùng nhau bàn bạc để đưa ra ý kiến chung nhưng không ai đồng ý. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân cùng cậu Tay kiên quyết không bàn bạc thêm gì nữa. Nói xong, tất cả kéo nhau ra về. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, cả bốn đều không chạm vào bất cứ việc gì. Cứ tưởng làm vậy sẽ trở nên nhẹ nhàng thoải mái nhưng sau đó, tất cả trở nên mệt mỏi. Cô Mắt lúc nào cũng lờ đờ, hai mí nặng trĩu như buồn ngủ mà không thể ngủ được. Bác Tai thì trở nên ù ù như có lúa xay ở bên trong. Cậu Chân, cậu Tay đều mệt mỏi nên không muốn cất mình lên chạy nhảy, vui đùa nữa. Nhận ra sai lầm, Bác Tai đã giải thích cho cô Mắt, cậu Chân và cậu tay nghe. Hiểu rõ mọi chuyện, cả bốn đã gượng dậy đi đến nhà lão Miệng. Tới nơi, tình hình lão Miệng cũng không khả quan hơn là bao khi cả hai môi lão nhợt nhạt, hàm răng khô khốc. Thấy vậy, bác Tai và cô Mắt đã vực lão dậy, cậu Chân cùng cậu Tay thì đi kiếm thức ăn. Sau khi lão Miệng được ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tất cả bọn đều trở nên tỉnh táo và khoan khoái trở lại. Từ đó về sau, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt cùng cậu Chân và cậu Tay lại sống hòa thuận và yêu thương nhau, mỗi người đều chăm chỉ làm việc của mình mà không ai tị nạnh ai.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 18

Trong một buổi bán hàng ế ẩm, năm ông thầy tướng ngồi nói chuyện, than phiền ko biết con voi trông như thế nào. Cả năm đang tán gẫu thế này, bỗng nghe người ta nói có con voi đi ngang qua. Vì vậy, năm thầy trò đã cùng nhau góp tiền cho người trông coi, điều khiển voi, đồng thời yêu cầu voi ngừng lại để được xem con vật này. Lúc nhìn một con voi, mỗi thầy cô giáo nhìn nó bằng cách chạm vào một bộ phận không giống nhau như vòi, ngà, chân, tai hoặc đuôi. Sau lúc thỏa mãn những thắc mắc của bản thân, năm thầy cô giáo đã ngồi xuống và thảo luận. Cô giáo sờ vào thân cây và nói rằng voi mặt trời giống như một con đỉa. Cô giáo sờ ngà không đồng ý, cho rằng nó giống như một cái cán. Thầy sờ tai phản bác lại ý kiến ​​của hai thầy còn lại, khẳng định con voi như cái quạt thổi cơm. Tới lượt thầy sờ chân và nói rằng con voi như cái cột. Cuối cùng, thầy sờ đuôi tóm gọn câu trả lời của 4 thầy đều sai, con voi có tua như cái thanh hao xỉn màu. Vì cả 5 thầy cô giáo đều cho rằng mình đúng, người nào cũng nghĩ người kia sai nên cả 5 thầy cô giáo đã xô xát, đánh nhau cho tới lúc đứt lìa đầu, chảy nhiều máu.

Kể lại một truyện ngụ ngôn - mẫu 19

Ngày xưa, có một con ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu nên anh ko biết toàn cầu ngoài kia như thế nào. Xung quanh chỉ có vài con cua, con ốc, con ếch nhỏ… nên anh cho rằng mình là người khỏe nhất. Ếch rất tự hào về sự khôn khéo của mình. Mỗi lúc nó hét lên, cả cái giếng nhỏ đều vang lên, khiến những con vật nhỏ khác cũng phải hoảng sợ. Ếch cho rằng mình rất uy phong. Nhìn lên bầu trời, nó thấy bầu trời chỉ rộng bằng cái vung chứ không cao và rộng như người ta thường đồn đại. Ếch của tôi rất tự hào và cho rằng bầu trời quá nhỏ nhỏ, đáng làm chúa tể. Suy nghĩ đó khiến chú ếch của tôi khinh thường mọi thứ. Trong mắt ếch, không có con nào giống người nào. Vì vậy, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, mang ếch ra ngoài. Quen với dáng vẻ cũ, quen với nếp nghĩ cũ, con ếch chao liệng trên phố, đi đâu cũng như chốn không người. Theo thói quen, anh rón rén tưởng mọi người sợ hãi như ở dưới đáy giếng. Nó ngước mắt lên nhìn nhưng vẫn tưởng bầu trời nhỏ quá nên không quan tâm tới xung quanh. Đột nhiên, trời trở thành tối đen và anh không thể nhìn thấy gì. Một thứ gì đó rất lớn đã chặn tầm nhìn của nó. Nó không biết rằng đó là chân của một con trâu, nên nó đã bị giẫm nát. Đó là kết thúc cuộc đời của một con ếch tự hào. Truyện đã phê phán thói kiêu ngạo, ngạo mạn, hiểu biết hạn chế, khinh thường người khác, đồng thời dạy cho chúng ta bài học về đức tính khiêm tốn, không được chủ quan và luôn phải tìm tòi, học hỏi, mở rộng với những người xung quanh.

Xem thêm các bài văn mẫu 7 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác