Soạn bài Hãy cầm lấy và đọc - Kết nối tri thức
Với soạn bài Hãy cầm lấy và đọc trang 61, 62, 63 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài: Hãy cầm lấy và đọc - Cô Huỳnh Phượng (Giáo viên VietJack)
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
1. Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới - M.Goocki
2. Có sách, các thế kỉ và dân tộc xích lại gần nhau.
3. Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó. – W.Churchill
4. Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay – Gustavơ Lebon
5. Chính từ sách mà những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời
6. Nếu bạn chỉ đọc những cuốn sách mà tất cả mọi người đều đọc, bạn chỉ có thể nghĩ tới điều tất cả mọi người đều nghĩ tới. - Haruki Murakami
7. Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn - Barack Obama
8. Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi – Mahatma Gandhi
9. Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác, và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người. – Voltaire
10. Sách hay, cũng như bạn tốt, ít và được lựa chọn; chọn lựa càng nhiều, thưởng thức càng nhiều. – Louisa May Alcott
Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Ví dụ: em thích truyện cổ tích, sách khoa học vui, truyện tranh.
+ Truyện cổ tích: những câu chuyện nhẹ nhàng, luôn có có những kết thúc có hậu, hình tượng nhân vật trong truyện luôn giúp em nhận ra được bài học cho bản thân mình...
+ Sách khoa học: giúp em có thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực, nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú...
+ Truyện tranh: giúp em giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng...
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Theo dõi: Câu chuyện kết nối như thế nào với vấn đề nghị luận?
- Câu chuyện huyền bí về động lực đọc sách của thánh Au-gu-xtinh trở thành một thông điệp mời gọi người ta đọc sách.
2. Theo dõi: Lí lẽ và bằng chứng nào được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?
- Những lí lẽ được đưa ra: Người ta vẫn đọc sách ngay khi các phương tiện nghe nhìn phát triển là bởi sự kì diệu của chữ trên trang sách (hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, kích thích trí tưởng tượng, khơi gợi tư duy hổi đáp, phản biện,...).
- Bằng chứng để củng cố cho lí lẽ: Sách chỉ là giấy và mực mà chứa cả thế giới, phơi bày cả bí ẩn của vũ trụ cũng như xã hội con người; nhờ đọc sách, ta hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình; đọc một cuốn sách hay như bị cuốn vào nỗi say mê, niềm khoái cảm...
3. Phân tích: Làm cách nào để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc?
- Tác giả nêu hai điều kiện: chủ thể đọc và đối tượng đọc. Chủ thể đọc là con người. Con người phải ham đọc. Đối tượng đọc là sách. Phải có sách hay thì mới thu hút người đọc. Thiếu một trong hai điều kiện này, tình trạng sa sút của văn hoá đọc khó cải thiện được.
4. Suy luận: Cách kết văn bản có gì độc đáo?
- Nhắc lại thông điệp về việc đọc sách.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về cách nhìn nhận của mình về tầm quan trọng của việc đọc sách và tính cấp thiết của việc khắc phụ sự sa sút băn hóa đọc. Bên cạnh đó, bài viết còn truyền cảm hứng, kêu gọi mọi người yêu sách hơn, đọc sách để giữ vững văn hóa, mở mang tri thức.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Văn bản này tập trung bàn về việc đọc sách. Điều này thể hiện trước hết ở:
+ Nhan đề: Hãy cầm lấy và đọc.
+ Mở bài: Câu chuyện về động lực đọc sách của Thánh Au-gu-xtinh.
+ Thân bài: Tất cả các đoạn triển khai phần Thần bài đều nói về việc đọc sách.
+ Kết bài: Nhắc lại thông điệp về đọc sách.
Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
STT |
Đoạn văn |
Tóm lược ý kiến |
Đoạn 1 |
từ Tương truyền đến thời trung đại |
Câu chuyện về việc lĩnh hội sứ mệnh đọc sách, nghiên cứu của Thánh Au-gu-xtinh. |
Đoạn 2 |
từ Vượt qua tính chất huyền bí đến không dễ nhận ra |
Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống tinh thần của con người. |
Đoạn 3 |
từ Em hãy cẩm lấy và đọc đến một cuốn sách hay |
Sự khuyến khích đọc sách đến từ những người có trách nhiệm với ta. |
Đoạn 4,5,6 |
từ Không phủ nhận vai trò đến Hơ-bớt Mác-kia-dơ đã nói |
Sự kì diệu của sách và tác dụng to lớn của việc đọc sách. |
Đoạn 7 |
từ Thời nay, với sự xuất hiện đến những giá trị tinh thần |
Đọc sách trong điều kiện thay đổi hình thức sách. |
Đoạn 8 |
từ Lâu nay, chúng ta thường được nghe đến vẫn là vô ích |
Giải pháp cho tình trạng xuống cấp của văn hoá đọc. |
Đoạn 9, 10 |
tử Sách sinh ra không phải để được trưng bày đến cầm lấy và đọc |
Nhắc lại thông điệp về việc đọc sách. |
Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- “Hãy cầm lấy và đọc” có thể xem là một thông điệp: hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.
- Việc tiếp xúc trực tiếp với cuốn sách (tự đọc lấy) với việc nghe người khác nói về cuốn sách sẽ rất khác nhau. Việc tự đọc sách sẽ thực sự là trải nghiệm cho bản thân. Trải nghiệm bằng cách đọc trực tiếp sẽ thu được nhiều điều mà người khác không thể đem đến cho ta ví dụ: cảm xúc, ngôn từ, ….
Câu 4 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Những lí lẽ được đưa ra: Người ta vẫn đọc sách ngay khi các phương tiện nghe nhìn phát triển là bởi sự kì diệu của chữ trên trang sách (hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, kích thích trí tưởng tượng, khơi gợi tư duy hổi đáp, phản biện,...).
- Bằng chứng để củng cố cho lí lẽ: Sách chỉ là giấy và mực mà chứa cả thế giới, phơi bày cả bí ẩn của vũ trụ cũng như xã hội con người; nhờ đọc sách, ta hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình; đọc một cuốn sách hay như bị cuốn vào nỗi say mê, niềm khoái cảm...
Câu 5 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Tác giả nêu hai điều kiện: chủ thể đọc và đối tượng đọc. Chủ thể đọc là con người. Con người phải ham đọc. Đối tượng đọc là sách. Phải có sách hay thì mới thu hút người đọc. Thiếu một trong hai điều kiện này, tình trạng sa sút của văn hoá đọc khó cải thiện được.
→ đồng tình ý kiến của tác giả về vấn đề này.
Câu 6 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Trải nghiệm là kinh qua, trải qua. Nói rõ hơn là được chứng kiến, tham dự một sự kiện gì, trực tiếp làm một việc gì, hay chịu một sự tác động nào từ bên ngoài, để lại những cảm giác, suy nghĩ, ấn tượng trong bản thân.
- Thông thường, qua trải nghiệm, con người hiểu biết đầy đủ hơn, suy nghĩ sâu sắc hơn, rút ra được bài học bổ ích về ứng xử. Nói gọn lại, con người sẽ trưởng thành hơn qua trải nghiệm.
- Đọc sách, người đọc được mở mang trí tuệ, làm giàu cảm xúc, khám phá tự nhiên và xã hội, hiểu biết về con người và bản thân. Đọc sách, có khi người đọc như được xuyên thời gian về với quá khứ hay đến với tương lai xa xôi; có khi như được du lịch tới một miền đất lạ, và bằng tưởng tượng, như được sống với những số phận, những cuộc đời khác. Những gì mà sách đem lại cho đời sống tinh thần của người đọc là hết sức phong phú. Do vậy, hoàn toàn có thể xem đọc sách cũng là một kiểu trải nghiệm.
* Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) với chủ đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày.
Gợi ý:
Các ý cơ bản cần có trong đoạn:
- Vì sao sách là để đọc chứ không phải để trưng bày? (Vì như vậy, sách mới phục vụ thiết thực cho nhu cầu học tập, tìm hiểu, nghiên cứu của con người)
- Đọc sách theo cách nào thì có ích? (Đọc có mục đích, nắm bắt nhanh nội dung, có ghi chép lại)
Đoạn văn tham khảo:
Sách là để đọc, không phải để trưng bày. Vì như vậy, sách mới phục vụ thiết thực cho nhu cầu học tập, tìm hiểu, nghiên cứu của con người. Việc đọc rất quan trọng, nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn. Vây đọc sách theo cách nào thì có ích? Trước hết đọc phải có mục đích, sau đó là nắm bắt nhanh nội dung và cuối cùng là ghi chép lại những gì quan trọng, hữu ích mình đọc được.
Bài giảng: Hãy cầm lấy và đọc - Cô Trương San (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT