Soạn bài (Nói và nghe trang 95) Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động - Kết nối tri thức
Với soạn bài Nói và nghe: Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động trang 95, 96 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
- Soạn bài Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động (ngắn nhất)
- Soạn bài Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động (siêu ngắn)
- Top 30 bài giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
- (Chân trời sáng tạo) Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
- (Cánh diều) Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi
Soạn bài: Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động - Cô Huỳnh Phượng (Giáo viên VietJack)
* Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
- Để các đối tượng tham gia trò chơi hay hoạt động thống nhất trong cách thức hành động, cần có những quy tắc hoặc luật lệ chung mà tất cả đều hiểu và tuân thủ.
- Trong phạm vi phần Nói và nghe này, em hãy tập trung giải thích quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em yêu thích.
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Đánh dấu đoạn giải thích quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động trong bài viết
- Tóm lược những ý chính của đoạn văn đó
- Chuẩn bị tranh ảnh, hình vẽ dạng sơ đồ, dụng cụ liên quan đến trò chơi hay hoạt động
b. Tập luyện
- Em có thể tập nói một mình
- Nếu em chuẩn bị thuyết trình thì nói theo bản trình chiếu đã chuẩn bị
2. Trình bày bài nói
a. Mở đầu
- Hãy thu hút người nghe bằng thái độ hào hứng của em với trò chơi hay hoạt động
- Em hãy đặt câu hỏi cho người nghe
b. Triển khai
- Trình bày theo đề cương đã chuẩn bị
- Trong khi nói, em có thể dùng cử chỉ, điệu bộ
c. Kết luận
- Em khẳng định sự thú vị của trò chơi hay hoạt động
- Em hẹn các bạn cùng tham gia chơi vào một dịp phù hợp
3. Sau khi nói
- Em cùng các bạn và thầy cô trao đổi về bài nói và rút kinh nghiệm
*Bài nói tham khảo
Chào các bạn thân mến, mình là Nguyễn Văn A. Các bạn đã bao giờ chơi Kéo co chưa? Đây là một trò chơi dân gian vô cùng thú vị.
Sau đây mình xin giải thích cho các bạn về quy tắc của trò chơi kéo co nhé.
Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.
Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1, 2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.
Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.
Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, với mình trò chơi kéo co vẫn mang một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời, khi nào có dịp, chúng mình cùng chơi kéo co nhé!
Bài giảng: Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động - Cô Đỗ Thị Hồng Hoa (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
Thực hành đọc: “Thân thiện với môi trường” trang 98, 99, 100
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT