5+ Tranh luận Chọn nghề cho tương lai: nên theo truyền thống gia đình hay nguyện vọng của bản thân
Tranh luận về vấn đề Chọn nghề cho tương lai: nên theo truyền thống gia đình hay nguyện vọng của bản thân? hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Top 30 Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau (học sinh giỏi)
- 5+ Bài hùng biện Tuổi trẻ và những góc nhìn xã hội
- 5+ Tranh luận Có nên phân biệt "công việc dành cho nam" và "công việc dành cho nữ"?
- 5+ Tranh luận Có nên cho tiền người ăn xin?
- 5+ Tranh luận Nhà trường có nên quản lí việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?
Tranh luận vấn đề Chọn nghề cho tương lai: nên theo truyền thống gia đình hay nguyện vọng của bản thân - mẫu 1
Vào thời điểm chọn nghề, chọn trường có lẽ luôn khiến các bạn trẻ phải đặt ra nhiều câu hỏi. Trong số đó, không ít bạn bị “mắc kẹt” giữa việc chọn nghề theo sở thích, đam mê và kỳ vọng của gia đình. Nhưng chọn nghề cũng chính là chọn tương lai cho mình. Do vậy, bạn cần phải đưa ra quyết định sao cho đúng đắn nhất.
Nếu trước đây, nhiều người không có cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin định hướng nghề nghiệp nên thường chọn nghề học theo xu hướng, theo bạn bè, theo lời khuyên của gia đình… thì ngày nay hoàn toàn ngược lại. Bên cạnh việc tham khảo từ những nguồn trên, giới trẻ còn có vô vàng cơ hội để tìm hiểu, tiếp cận những công việc, ngành học mà mình yêu thích từ các kênh truyền thông, các chương trình tư vấn, hướng nghiệp… để dễ dàng đưa ra lựa chọn của mình.
Việc định hướng chọn nghề cho con cái từ lâu luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm. Trong mắt người làm cha mẹ, con cái luôn bé bỏng, dại khờ và họ luôn mong cho con có được tương lai tốt đẹp nhất. Thế nhưng, không phải gia đình nào cũng hiểu và tạo điều kiện để con cái được chọn nghề, chọn ngành học theo đúng đam mê của bản thân. Thay vào đó là những kỳ vọng, hướng con phải chọn những ngành nghề dù con không thích nhưng chỉ vì những lý do như: đó là nghề truyền thống của gia đình; nghề đó dễ tìm việc lương cao, nghề đó nhàn nhã hợp với con gái hay đó là nguyện vọng, mong ước của chính cha mẹ trước đây họ chưa theo đuổi được…
Thực tế, có không ít những trường hợp mà bản thân những người khi đi theo kỳ vọng nhưng không đúng với mong muốn của bản thân từ cha mẹ đã phải hối tiếc vì chọn sai nghề. Nhiều bạn vì học nghề mình không thích nên luôn trong tâm trạng mệt mỏi, không có hứng thú tìm hiểu dẫn đến kết quả yếu kém; lại có những người dù cũng học xong, cũng tìm được việc làm nhưng bản thân không hể tìm được niềm vui trong công việc. Không ít người vì đành nghe theo gia đình nhưng lại không đi được đến cuối cùng mà bỏ dở nên “lỡ cỡ” cả tương lai, làm tốn kém cả thời gian lẫn công sức, tiền bạc…
Có một quan điểm rất hay mà ai đi làm cũng đã từng nghe như: “Hãy chọn một công việc mà bạn yêu thích, và như vậy bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong cuộc đời của mình” hay “Học ngành gì không quan trọng nhưng nhất định bạn phải tìm được cho mình một công việc yêu thích. Như vậy bạn mới có thể vui vẻ từ 7h sáng đến 6 giờ tối mỗi ngày”. Như vậy cũng đủ để bạn thấy sự quan trọng của việc chọn đúng nghề, học đúng ngành.
Thế nhưng, ở tuổi mười tám, đôi mươi, chúng ta đâu phải ai cũng biết đam mê thực sự của mình là gì? Vậy thì phải làm sao? Tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu” , Rosie Nguyễn từng nói, nếu bạn chưa biết rõ đam mê của mình là gì, hãy theo đuổi sự tò mò của bạn, xem có cái gì khiến bạn hứng thú không? Bởi vì “sự tò mò có thể dẫn lối bạn đến đam mê, đưa bạn qua ngưỡng của sự quen thuộc”. Và chính nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình thích sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Còn nếu không yêu thích, đam mê, công việc đó, nghề nghiệp đó với bạn cũng chỉ là “chỗ trú chân tạm bợ”.
Steve Jobs, người sáng lập và là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Apple trong một lễ phát bằng tốt nghiệp ở một trường đại học Mỹ cũng từng chia sẻ: “Các bạn phải tìm ra cái mà mình yêu thích. Cách duy nhất để làm những việc vĩ đại là yêu những gì bạn làm. Nếu bạn chưa tìm được điều đó, hãy tiếp tục tìm kiếm, đừng dừng lại”.
Bên cạnh đam mê, bạn cũng cần xem xét kỹ năng lực của mình để chọn được nghề nghiệp phù hợp. Và trong bối thời đại công nghệ như hiện nay, các bạn trẻ luôn cần được hướng nghiệp phù hợp để chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai chứ không phải “sở trường các em muốn là thợ điện, bố mẹ lại cứ ép con học đại học” như lời của một đại biểu Quốc hội từng phát biểu.
Vậy đam mê của bạn là gì? Bạn đã sẵn sàng để đam mê dẫn lối cho mình chưa?
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 hay nhất khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST