Soạn bài Viết thư trao đổi công việc - Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Viết thư trao đổi công việc trang 152 → trang 156 Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.
* Tri thức về kiểu bài
Kiểu bài: Thư trao đổi công việc là kiểu văn bản thư tín của cá nhân hay tổ chức, dùng để trao đổi thông tin mà hai bên cùng quan tâm, cùng bàn bạc (bổ sung, chỉnh sửa, phương thức tiến hành…), nhằm đạt được kết quả mong đợi.
Yêu cầu đối với kiểu bài: Thư tín dạng này có rất nhiều loại, tùy mục đích giao dịch (đặt hàng, xác nhận, phúc dáp, khiếu nại, mời hợp tác,…), tùy mối quan hệ hai bên mà hình thức và nội dung có thể khác nhau, tuy nhiên vẫn cần đáp ứng những thể thức của một bức thư.
+ Nội dung: Trao đổi công việc về những nội dung cụ thể (ví dụ: lợi ích của công việc, yêu cầu thực hiện, cách thức thực hiện, cách thức thực hiện, kết quả dự kiến,…); Thông tin trao đổi: đầy đủ, chính xác, có sức thuyết phục.
+ Hình thức: Dung lượng văn bản cô đọng, tập trung vào mục đích trao đổi công việc; ngôn ngữ: nhã nhặn, tạo sự tin cậy, trọng thị lẫn nhau.
Có bố cục gồm ba phần:
Mở đầu: Nêu địa điểm và thời gian viết thư, danh tính người nhận thư, lời chào mở đầu.
Nội dung chính: Làm rõ mục đích trao đổi công việc, ý nghĩa/ kết quả mong đợi, để xuất về (các) phương án giải quyết, hợp tác giữa các bên (nếu có),…
Kết thúc: Lời chào tạm biệt, danh tính người viết thư,…
Kết thúc: Lời chào tạm biệt, danh tính người viết thư,…
* Đọc ngữ liệu tham khảo 1
Phân tích bài viết tham khảo
- Nêu địa điểm, thời gian viết thư, danh tính người nhận thư
- Trình bày mục đích, lí do viết thư
- Trình bày vấn đề thứ nhất cần trao đổi
- Trình bày vấn đề thứ hai cần trao đổi
- Trình bày vấn đề thứ ba cần trao đổi
- Nêu mong muốn, lời chào kết thúc, danh tính người viết thư
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 153 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Ngữ liệu tham khảo 1 được viết dưới hình thức thư tay hay thư điện tử? Căn cứ vào đâu bạn xác định như vậy?
Trả lời:
Thư điện tử bởi hình thức gửi thư qua gmail, có địa chỉ email.
Câu 2 (trang 153 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Xác định người viết và người nhận thư. Trong thư, người viết đã lựa chọn ngôn ngữ như thế nào để phù hợp với người nhận thư?
Trả lời:
Người viết: Lê Khánh - bí thư chi đoàn lớp 12A1
Người nhận thư: Thầy Nguyễn Văn Thành - giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1
Ngôn ngữ: nhã nhặn, trọng thị lẫn nhau
Câu 3 (trang 153 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Mục đích viết bức thư này là gì? Trong thư, người viết đã trao đổi những công việc nào?
Trả lời:
Mục đích: trao đổi về việc tham gia hội thao trường
- Các môn tham gia
- Kế hoạch tập luyện
- Hỗ trợ các cá nhân và đội dự thi
Câu 4 (trang 153 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Ngữ liệu tham khảo đã đáp ứng yêu cầu về bố cục của kiểu bài Thư trao đổi công việc chưa? Vì sao?
Trả lời:
Đã đáp ứng bởi bố cục đủ 3 phần: mở đầu, nội dung chính, kết thúc
Thông tin trao đổi: đầy đủ, chính xác, có sức thuyết phục
* Đọc ngữ liệu tham khảo 2
Phân tích bài viết tham khảo: Thư Nguyễn Hiến Lê gửi Quách Tấn về việc viết bài giới thiệu cuốn sách Nước non Bình Định.
- Nêu thời gian, danh tính người nhận, lời chào mở đầu
- Nêu vấn đề thứ nhất cần trao đổi
- Nêu vấn đề thứ hai cần trao đổi
- Nêu vấn đề thứ ba cần trao đổi
- Nêu lời hứa hẹn và lời chào kết thúc
- Nêu phần tái bút
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Văn bản đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục và nội dung của kiểu bài viết Thư trao đổi công việc như thế nào?
Trả lời:
- Đầy đủ bố cục 3 phần: mở đầu, nội dung chính, kết thúc
- Thông tin trao đổi: đầy đủ, chính xác, có sức thuyết phục
Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Xác định người viết thư và nhận thư, từ đó nhận xét về ngôn ngữ và hình thức văn bản.
Trả lời:
Người viết thư: Nguyễn Hiến Lê
Người nhận thư: thi sĩ Quách Tấn
Ngôn ngữ: nhã nhặn, tạo sự tin cậy, trọng thị lẫn nhau
Hình thức: mở đầu > nội dung chính > kết thúc
Câu 3 (trang 155 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Nội dung phần Tái bút là gì? Tại sao tác giả không để nội dung bày trong phần chính của bức thư?
Trả lời:
Nội dung phần này tác giả muốn hỏi thêm thông tin bên ngoài nội dung chính của bức thư. Tái bút là những gì được viết ở cuối bức thư sau khi người viết đã hoàn thành nội dung thư.
Câu 4 (trang 155 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Sau khi đọc xong ngữ liệu 1 và 2, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi viết Thư trao đổi công việc?
Trả lời:
Khi viết thư trao đổi về công việc, có một số kinh nghiệm quan trọng mà bạn nên lưu ý để thể hiện sự chuyên nghiệp và hiệu quả:
1. Sắp xếp nội dung một cách logic: Bắt đầu bằng việc nói lý do bạn viết thư và mục tiêu của cuộc trao đổi. Tiếp theo, cung cấp thông tin chi tiết về kinh nghiệm, kỹ năng và các thành tựu trong công việc trước đây.
2. Ngôn ngữ và hình thức: Sử dụng ngôn ngữ trang trọng và chuyên nghiệp, tránh sử dụng từ ngữ thân mật khiến người đọc có thể hiểu lầm hoặc không chuyên nghiệp.
3. Chú ý đến đối tượng và môi trường làm việc: Tìm hiểu về tổ chức và người đọc thư để tạo ra thư trao đổi phù hợp và thuyết phục.
* Thực hành viết theo quy trình
Đề bài (trang 155 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Giả sử bạn là chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn học, hãy viết một lá thư (thư tay hoặc thư điện tử) trao đổi với cộng tác viên câu lạc bộ về việc thực hiện tập san chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
Bước 1: Chuẩn bị viết
Bạn nên đặt và trả lời một số câu hỏi khi thực hiện bước này:
+ Thư viết để trao đổi về công việc gì? Nhằm mục đích gì?
+ Người nhận thư là ai? Họ trông chờ nhận được điều gì từ bức thư của bạn?
+ Bạn cân nhắc: với đề tài, mục đích viết và đối tượng người đọc như vậy, bạn sẽ chọn cách viết như thế nào để bức thư có tính thuyết phục?
Sau khi xác định nội dung công việc, bạn cần tìm kiếm thông tin liên quan đến công việc cần trao đổi (các việc cần làm, điều kiện vật chất, tiềm năng nhân lực,…).
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Bạn tìm ý cho bức thư bằng cách trả lời các câu hỏi:
- Những vấn đề cần trao đổi về việc thực hiện tập san mừng ngày Nhà giáo Việt Nam là gì?
- Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện tập san?
- Có những phần việc nào cần làm khi thực hiện tập san? Phân công ra sao?
- Kế hoạch thực hiện tập san gồm những giai đoạn nào? Các sản phẩm cần hoàn thành là gì? Hạn chót cho các phần việc là khi nào?
Bạn chọn lọc và sắp xếp các ý vừa tìm được thành dàn ý chi tiết theo các phần:
Mở đầu (gồm: địa điểm và thời gian viết thư, danh tính người nhận thư; lời chào mở đầu). Nội dung chính (gồm: mục đích trao đổi công việc; các vấn đề cần trao đổi; phương án giải quyết, hợp tác). Kết thúc (gồm: lời chào kết thúc; hứa hẹn, mong đợi (nếu có); danh tính người viết thư).
Bước 3: Viết bài
Từ dàn ý đã lập, bạn viết bức thư hoàn chỉnh, đảm bảo ngắn gọn, rõ ràng, bố cục hợp lí, lí do mời thuyết phục, thông tin xác đáng, giọng điệu phù hợp.
Bài viết tham khảo
Đến: [email protected]
Tiêu đề: THƯ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC THỰC HIỆN TẬP SAN CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Kính gửi: Cộng tác viên câu lạc bộ Văn học
Tôi hy vọng bạn đang có một ngày tốt lành. Thông qua lá thư này, tôi muốn trao đổi với bạn về việc thực hiện tập san chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam sắp tới.
Chúng ta đều đồng lòng nhận thấy sự quan trọng của Ngày Nhà giáo Việt Nam trong việc tôn vinh công lao của các nhà giáo, những người đã hiến dâng hết mình trong sứ mệnh giáo dục và hướng dẫn tương lai của chúng ta. Vì vậy, tập san chào mừng này sẽ là cơ hội tuyệt vời để chúng ta thể hiện lòng biết ơn và tôn kính đối với những người giáo viên tài năng và đam mê mà chúng ta may mắn được làm việc cùng.
Tôi muốn đề xuất rằng tập san của chúng ta nên tập trung vào việc kể chuyện và chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm về những người thầy, cô giáo đã để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời của chúng ta. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể thảo luận về ý nghĩa và vai trò của giáo viên trong xã hội hiện đại, cũng như đề xuất những hoạt động cụ thể để tôn vinh họ trong dịp lễ này.
Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn và các thành viên khác của câu lạc bộ để chúng ta có thể xây dựng một tập san ý nghĩa và đầy ý tưởng. Xin hãy cho tôi biết ý kiến của bạn và mong muốn của bạn về nội dung và các hoạt động liên quan.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của bạn và hy vọng rằng chúng ta sẽ cùng nhau tạo ra một tập san vô cùng ý nghĩa.
Trân trọng,
Chủ nhiệm câu lạc bộ Văn học
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa
Đọc lại bài viết và chỉnh sửa theo những gợi ý sau:
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST