Top 10 Nghe thuyết trình về một vấn đề văn học (điểm cao)

Nghe thuyết trình về một vấn đề văn học lớp 12 hay nhất, ngắn gọn chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh lớp 12 trên cả nước.

Nghe thuyết trình về một vấn đề văn học - mẫu 1

Chào thầy cô và các bạn, hôm nay, em xin trình bày về vấn đề: Vai trò của văn học đối với cá nhân em.

Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống. Qua văn học con người có được những hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, về xã hội, về chính bản thân mình. Đúng như M. Gorki đã từng nhận định “văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý”.

Vậy văn học là gì? văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ phản ánh hiện thực bằng cách sáng tạo các hình tượng nghệ thuật qua đó bày tỏ thái độ quan điểm của người nghệ sĩ với cuộc sống lời nhận định của M. Gorki đề cập đến những chức năng của văn học văn học giúp con người đọc được tâm hồn những suy nghĩ của bản thân họ giúp khơi dậy trong họ những nhận thức mới mẻ sâu sắc về cuộc đời giúp họ có thêm những trải nghiệm trong cuộc sống giúp rèn dũa đạo đức nhân cách sống tốt đẹp hơn biết ứng xử một cách nhân văn lấy nữ những tình cảm mới mẻ Khát Vọng vươn tới những chân lý cao đẹp.

Văn học là tiếng nói của tình cảm là sự giải bày và gửi gắm tâm sự qua văn học con người thấy mình trong đó cảm nhận được những cung bậc tình cảm đa dạng trong thế giới nội tâm con người được giải bài được đồng cảm được sẻ chia được gợi ra những tình cảm chưa có được tạo nên những tình cảm sẵn có qua tác phẩm “Thương Vợ” của Trần tế Xương ta thấy hình ảnh bà Tú một người phụ nữ phải chịu nhiều vất vả gánh trên vai hai gánh nặng “năm con một chồng”. Đằng sau đó ta còn thấy tiếng uất nghẹn của một người chồng nhìn thấy nỗi cơ cực của vợ mà không thể đỡ đần và hơn cả chính là nỗi niềm thương xót cảm phục và biết ơn sâu sắc của nhà thơ thật đáng trân trọng tình cảm vợ chồng hay tình cảm cha con sâu nặng đẹp đẽ thân thiết qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng người cha trong câu chuyện đã sắp phải hi sinh nhưng vẫn nhớ tới lời dặn của đứa con bé bỏng và gửi chiếc lược ngà do chính tay mình làm với tất cả tình yêu và công sức cho người đồng đội của mình.

Những tác phẩm đó đã chạm sâu vào trái tim bạn đọc giúp họ nhận ra tình cảm gia đình là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng đáng quý mỗi con người chúng ta phải tự xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình bền đẹp.

Văn học còn là thứ vũ khí sắc bén đánh vào tâm lý của con người bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là một bài văn tuyệt hay đầy sức thuyết phục nó vừa là khích lệ lòng yêu nước Quyết chiến đấu của các tướng sĩ đồng thời nó cũng là lời răn đe đe dọa những kẻ đang lăm le xâm lược đất nước ta rằng chúng nhất định sẽ thất bại thảm hại vì dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn có ý chí chiến đấu quật cường, có vua tài tướng mạnh.

Đây là sức mạnh góp phần tiêu diệt kẻ thù xâm lược đánh thức cảnh tỉnh những cuộc chiến tranh phi nghĩa các nhà văn nhà thơ còn dùng bút pháp nghệ thuật chơi chữ nói quá để châm biếm lên án phê phán những thói hư tật xấu ở đời để họ kịp nhận ra và sửa đổi bản tính của mình.

Mỗi tác phẩm văn học còn là một cuộc trải nghiệm là cơ hội để ta du hành qua không gian và thời gian vừa qua mọi bờ cõi và giới hạn trải nghiệm nhiều hơn sống nhiều hơn qua những cuộc đời khác nhau được nhìn cuộc đời dưới nhiều lăng kính được lắng nghe nhiều luồng tư tưởng được đối thoại với nhà văn giàu có phong phú hơn về một trải nghiệm sống từ những trải nghiệm đó văn học giúp con người hoàn thiện thêm về nhân cách và tâm hồn của mình thông qua văn học con đường tình cảm truyền đạt tới mọi người những bài học đạo đức nhân sinh những bài học tác động vào con đường tình cảm trong quá trình chuyển từ giáo dục thành tựu giáo dục văn học trở thành cuốn sách giáo khoa của cuộc sống thật vậy tìm đến những tác phẩm văn học người đọc đâu chỉ mong chờ vài phút giây giải trí bông quơ. Trang sách đóng lại tác phẩm nghệ thuật mới mở ra “cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương”, mỗi tác phẩm như một nấc thang nâng đỡ bước chân người đọc sách phần con để đi đến phần người càng đọc nhiều chúng ta càng thấy bản thân mình hơn một trang sách cuộc đời lại được mở ra lại một ước mơ một khát vọng một niềm tin mới bắt đầu.

Và chắc hẳn mỗi tác phẩm để đạt được giá trị đích thực của nó thì người nghệ sĩ ấy phải vừa có tâm vừa có tài họ là “người cho máu”, mở rộng tâm hồn ra đón nhận những vang vọng của cuộc đời những cung bậc tình cảm đa dạng sâu kín của con người họ giúp bạn đọc nhận ra những buồn vui yêu ghét lời ca tụng hân hoan hay tiếng thét khổ đau mỗi tác phẩm được viết ra giống như phát minh ra một liều thuốc mới khiến con người trở nên tốt đẹp hơn toàn diện hơn.

“ Văn học là nhân học”, văn học là để giáo dục và hoàn thiện mỗi con người, mỗi trang sách làm nên bước ngoặt trong cuộc đời con người và nhận định của M. Gorki là hoàn toàn đúng “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý”.

Phần trình bày của em đến đây là kết thúc, em rất mong nhận được phản hồi từ thầy cô và các bạn để bài làm của em thêm hoàn thiện. Em cảm ơn ạ.

Top 10 Nghe thuyết trình về một vấn đề văn học (điểm cao)

Nghe thuyết trình về một vấn đề văn học - mẫu 2

Em chào cô và các bạn. Em tên là….Em xin trình bày bài viết về vai trò của văn học đối với cá nhân em.

Văn học và cuộc sống vốn mang mối quan hệ gắn bó, không thể tách rời. Bởi vậy mà mỗi tác phẩm văn học là tiếng nói của tác giả trong cuộc đời. Thông qua mỗi tác phẩm đều để lại trong em những bài học và giá trị sâu sắc.

Mỗi tác phẩm văn học là mỗi cảnh đời trong cuộc sống được khắc họa. Văn học cung cấp cho em góc nhìn phong phú về cuộc đời và con người. Như trong truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”, tác phẩm giàu chất tạo hình, tựa như một thước phim cận cảnh cuộc đời đầy cay xót, trái ngang của người phụ nữ làng chài.

Văn học để lại rất nhiều ấn tượng trong em, không chỉ là về những đặc sắc nghệ thuật mà còn về giá trị hiện thực mà nó đem lại. Một trong những khung cảnh mà em ấn tượng có lẽ là cảnh bạo lực gia đình, người chồng đánh vợ như súc vật trong “Chiếc thuyền ngoài xa”. Nếu như trước đó nghệ sĩ Phùng đã bắt gặp một “cảnh đắt trời cho”, đẹp đến mê hồn, thậm chí được ví như “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, làm rung động tâm hồn người nghệ sĩ thì giờ đây, bức tranh ấy đã nhuốm màu sắc đớn đau, cơ cực. Chính sự đổi thay ngang trái ấy khiến em ấn tượng mãi không thôi về sự thật - sự thật đằng sau bề ngoài đẹp đẽ, mê hồn có thể xù xì, gai góc đến như vậy.

Văn học đã đưa giúp cho em có cái nhìn vô cùng thực tế về bản thân và cuộc sống. Mọi chuyện không chỉ đơn giản như vẻ ngoài của nó, trước khi suy xét cần phải thấu hiểu tường tận, nhìn xuyên qua những cái bề ngoài đẹp đẽ để nhận ra được bản chất của sự vật, hiện tượng bên trong cái vỏ ngoài ấy. Nhìn nhận về con người cũng vậy. Con người vốn là một thực thể bề bộn và phức tạp, không đơn chiều, nhất phiến. Vì vậy, không nên nhìn con người hay số phận con người một cách đơn giản xuôi chiều mà cần nhìn nhận một cách đa chiều, đa diện mới hiểu hết bản chất đích thực của con người. Trong Chiếc thuyền ngoài xa, tác giả đã đem đến một truyện ngắn có chiều sâu nhận thức và có giá trị cuộc sống lớn lao, thông qua phát hiện những nghịch lí của đời thường.

Văn học đưa đến cho em nhiều bài học giá trị. Trong Chiếc thuyền ngoài xa, bản thân em nhận ra rằng những kiến thức sách vở chỉ là kẻ ngây thơ trước thực tế muôn màu, muôn sắc, phức tạp.

Tiếp xúc với nhiều tác phẩm văn học em cảm thấy nhói đau cho số phận con người trong cuộc sống mưu sinh vất vả, nhọc nhằn. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đã khơi dậy lòng thương cảm, sự thấu hiểu và sẻ chia trước số phận vất vả, khổ cực của kiếp người nghèo khổ, bế tắc bị cầm tù bằng nỗi đau về thể xác và tinh thần. Hay truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã khắc họa cảnh đời cơ cực của con người, đặc biệt sự vất vả, khó khăn vốn dĩ không đáng có, mà hai đứa trẻ phải trải qua. Thông qua tác phẩm, em phát hiện ra những vẻ đẹp đời thường hết sức nhân văn trong mỗi con người và từ đó, thêm trân trọng con người, trân trọng những phẩm chất đáng quý và cao cả ấy.

Mỗi tác phẩm văn học đều mang một thứ ánh sáng nhiệm màu, ánh sáng ấy chiếu rọi vào trong tâm hồn ta, nuôi dưỡng tâm hồn. Ánh sáng kì diệu ấy, chiếu tỏa lên mọi ngóc ngách cuộc đời và tạo nên những cảm xúc tốt đẹp, làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn.

Nghe thuyết trình về một vấn đề văn học - mẫu 3

Chào thầy cô và các bạn, hôm nay, em xin trình bày về vấn đề: Vai trò của văn học đối với cá nhân em.

Chimamada Ngozi Adiche từng nói rằng: “Văn học có khả năng thay đổi tư tưởng và cảm xúc của chúng ta”. Trong suốt quá trình đọc sách của bản thân, tác phẩm văn học đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất và cho tôi nhiều bài học giá trị là Nhật kí Đặng Thùy Trâm.

Nhật kí Đặng Thùy Trâm là tập nhật kí của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm được viết tay từ năm 1968 đến 1970. Đây là những dòng ghi chép chân thực về cuộc sống hằng ngày nơi tuyến đầu chống đế quốc Mỹ, về nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh và cả ước mơ, khát khao cháy bỏng ngày đất nước hòa bình để tác giả được trở về với gia đình, với Hà Nội thân yêu. Mỗi dòng nhật kí đều chất chứa những tâm tư, tình cảm của đứa con xa nhà, luôn mong muốn khát khao được về bên gia đình.

Nhật ký Đặng Thùy Trâm là một tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Trước hết, tác phẩm đã sử dụng từ ngữ mộc mạc, gần gũi tạo cảm giác như đang trò chuyện với độc giả. Nghệ thuật kể chuyện chân thật được thể hiện qua các mốc thời gian cụ thể (đặc trưng thể loại nhật kí). Đồng thời, thủ pháp nghệ thuật miêu tả kết hợp với trần thuật được sử dụng xuyên suốt trong tác phẩm:

“Những ngày bận rộn trong công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất vả. Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phải phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình….trong công tác bên giường bệnh.”.

 Qua đó, việc miêu tả sự kiện và nhân vật trong nhật kí hiện lên sinh động, đã khắc họa khung cảnh chiến đấu ác liệt nơi chiến trường với biết bao nhiêu chiến sĩ đã bị thương nặng. Đồng thời, góp phần thể hiện tính cách nhân vật Thùy Trâm: là một bác sĩ luôn hết mình vì công việc cứu chữa bệnh nhân và luôn cống hiến hết tài năng, sức lực của bản thân cho cách mạng; là một cô gái có lý tưởng cao đẹp, luôn muốn cống hiến cho đất nước. Tác phẩm đã phản ánh sự tàn phá khốc liệt, hậu quả nghiêm trọng của chiến tranh cùng khát vọng hòa bình, độc lập của nhân dân ta. 

Nguyễn Quang Thiều đã từng nói rằng “Không có gì mang tính chính xác về cuộc chiến tranh hơn những trang nhật kí của những người lính”. Trong nhật kí Đặng Thùy Trâm, mỗi câu chuyện qua từng trang nhật kí đã đưa người đọc trở lại về thời kì lịch sử đầy vẻ vang nhưng cũng vô cùng ác liệt tàn khốc của chiến tranh. Sau mỗi lần quân địch tấn công thì số người bị thương tăng lên rất nhiều, nữ bác sĩ trẻ đã dành toàn bộ tâm huyết, sức lực của mình để chữa trị cho bệnh nhân. Điều đó khiến cho bản thân tôi, một đứa trẻ may mắn được sinh ra trong thời kì đất nước hòa bình, cảm thấy vô cùng xúc động, biết ơn và trân trọng cuộc sống ngày hôm nay. 

“ Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ một giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lý tưởng”

Đối với bất kỳ ai, rời xa gia đình là việc thực sự khó khăn huống chi là cô gái mới ở độ tuổi đôi mới. Chính vì thế, khi nhận được bức thư của mẹ, Thùy Trâm mong muốn được về nhà, dù chỉ trong giây lát cũng được. Đây là một ước mơ thật giản dị nhưng cũng xúc động biết bao. Nhưng sau tất cả, cô gái ấy vẫn ra đi vì lý tưởng phía trước, lý tưởng để đất nước giành được độc lập. Bởi cô tin rằng ngày mai đất nước hòa bình thì bản thân sẽ được sống những ngày tháng tươi đẹp trước đây. Và giờ đây, nỗi nhớ gia đình đã trở thành động lực để tiếp thêm sức mạnh cho cô tiếp tục thực hiện lý tưởng của mình. 

Khi đọc từng trang nhật kí đầy cảm xúc, trong bản thân tôi có rất nhiều suy nghĩ trước hình ảnh người con gái đã không ngần ngại bỏ lại sau lưng mình tuổi trẻ, tình yêu, gia đình... để lên đường chiến đấu vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó là lòng cảm phục, ngưỡng mộ trước sự hy sinh, kiên cường đầy bản lĩnh của rất nhiều người lính chiến đấu trên chiến trường. Là sự tự hào, biết ơn sâu sắc với những thế hệ đi trước đã có công lao giữ vững nền độc lập dân tộc. 

Câu chuyện của Đặng Thùy Trâm đã giúp bản thân tôi có được những bài học sâu sắc về lẽ sống đẹp: sống cống hiến, không sợ gian nan, phải có nghị lực vươn lên trước những thử thách chông gai. Sau đó, tôi cần xác định một mục tiêu rõ ràng để phấn đấu trong cuộc sống. Để thực hiện điều này, tôi cũng phải trau dồi kiến thức, các kĩ năng cần thiết từ đó hoàn thiện bản thân. Trước khó khăn không nên né tránh, nao núng mà phải quyết tâm vượt lên hoàn cảnh của chính mình, dựa vào khả năng của chính mình chứ không phải dựa dẫm, ỷ lại người khác

Thùy Trâm đã ra đi khi mới 27 tuổi nhưng ngọn lửa cống hiến trong trái tim cô thì vẫn còn sống mãi và ngọn lửa ấy sẽ luôn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mai sau. 

Phần trình bày của em đến đây là kết thúc, em rất mong nhận được phản hồi từ thầy cô và các bạn để bài làm của em thêm hoàn thiện. Em cảm ơn ạ.

Nghe thuyết trình về một vấn đề văn học - mẫu 4

Chào mừng quý thầy cô và các bạn đến với bài thuyết trình của tôi ngày hôm nay. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn về một chủ đề rất quan trọng “Vai trò của tác phẩm văn học đối với cá nhân em”.

Từ khi còn nhỏ, tôi đã yêu thích việc đọc sách. Sách không chỉ là nguồn tri thức bao la mà còn là người bạn đồng hành trong cuộc sống của tôi. Qua từng trang sách, tôi đã được trải nghiệm, cảm nhận và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh. Đặc biệt, tác phẩm văn học đã có vai trò quan trọng đối với cá nhân tôi.

Tác phẩm văn học là cầu nối giữa tôi và thế giới tinh thần. Qua đó, tôi có thể thấu hiểu những cảm xúc, tình cảm con người, những giá trị đạo đức và nhân văn sâu sắc. Những tác phẩm như "Tôi đi học", "Vợ nhặt" của Kim Lân, "Lão Hạc" của Nam Cao... đã giúp tôi nhìn nhận cuộc sống một cách chân thực hơn, từ đó rèn luyện cho tôi lòng nhân ái, lòng yêu thương con người.

Hơn nữa, tác phẩm văn học còn là nguồn động lực giúp tôi vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Những câu chuyện, nhân vật trong sách đã truyền cảm hứng và khích lệ tôi không ngừng nỗ lực, vươn lên. Tôi đã học được từ tác phẩm "Những ngôi sao xanh" của Anh Đức rằng: "Cuộc sống có nghìn lối, chỉ cần ta bước đi là không lạc".

Cuối cùng, tác phẩm văn học còn giúp tôi phát triển tư duy, trí tưởng tượng. Qua việc đọc và tìm hiểu sách, tôi đã rèn luyện được khả năng phân tích, đánh giá và tư duy logic. Đồng thời, những mô tả sinh động, sắc nét trong sách cũng kích thích trí tưởng tượng của tôi, giúp tôi có cái nhìn sáng tạo hơn về thế giới.

Nhìn lại, tôi nhận thấy rằng tác phẩm văn học đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển con người tôi. Tác phẩm văn học không chỉ là nguồn tri thức mà còn là nguồn động lực, là bản đồ tinh thần giúp tôi đi đúng hướng trong cuộc sống. Vì vậy, tôi sẽ tiếp tục đọc sách, khám phá thêm nhiều tác phẩm văn học để làm giàu cho tâm hồn và kiến thức của mình.

Phần trình bày của tôi đến đây là kết thúc, tôi rất mong nhận được phản hồi từ thầy cô và các bạn để bài làm của tôi thêm hoàn thiện. Tôi xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

Nghe thuyết trình về một vấn đề văn học - mẫu 5

Chào thầy cô và các bạn, hôm nay, em xin trình bày về vấn đề: Vai trò của văn học đối với cá nhân em.

Văn nghệ, hay văn học, không chỉ là sự sáng tạo ngôn từ mà còn là một dạng nghệ thuật lớn, sâu sắc và phổ biến nhất trong xã hội. Tác phẩm văn học, bằng cách truyền đạt ngôn từ, thường xuất hiện dưới dạng văn bản truyền miệng hoặc văn bản viết, đánh dấu sự tinh tế và sáng tạo của con người. Văn nghệ không chỉ làm phong phú thêm văn hóa mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy và tâm hồn của mỗi cá nhân.

Văn nghệ là một sự kết hợp giữa nhân tố khách quan trong cuộc sống và nhận thức cá nhân, nghệ sỹ, qua đó tạo ra những tác phẩm sống động, đẫm chất tinh thần. Mỗi tác phẩm văn học không chỉ là một hiện thân của nghệ thuật mà còn là hiện thân của tâm hồn, tác động đến cách chúng ta nhìn nhận thế giới xung quanh. Đặc biệt, trong thời kỳ hiện đại, văn nghệ đóng vai trò quan trọng khi xã hội đang đối mặt với những khó khăn và thách thức. Tiếng nói của văn nghệ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, vì nó có sức mạnh cảm hoá, tạo kỳ diệu và lôi cuốn. Văn nghệ không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là đồng minh tinh thần trong hành trình chống lại khó khăn.

Trong những tình huống khó khăn và cô lập, tiếng nói của văn nghệ có thể nối kết con người với thế giới bên ngoài. Nhưng càng quan trọng, văn nghệ là nguồn động viên tinh thần, giúp con người vượt qua những khó khăn đặt ra. Nó trở thành ánh sáng trong bóng tối, làm cho cuộc sống tâm linh trở nên giàu có và đầy ý nghĩa hơn.

Các tác phẩm văn nghệ không chỉ cung cấp thức ăn tinh thần cho con người mà còn giúp họ lạc quan, tình cảm và mơ ước. Nó không chỉ là tiếng nói của tình cảm mà còn chứa đựng tình yêu, sự ghét bỏ và nỗi buồn của chúng ta trong cuộc sống. Văn nghệ truyền tải trực tiếp đến tâm trí và tình cảm của chúng ta một cách tự nhiên và chân thật, khơi gợi ngọn lửa trong trái tim và dẫn dắt chúng ta trên con đường tinh thần. Nghệ thuật có một sức mạnh phi thường trong việc làm thay đổi và nâng cao con người. Văn học không chỉ là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống mà còn là tiếng nói của tư duy và tình cảm. Nhờ văn nghệ, con người trở nên tự nhận thức và xây dựng bản thân mình mỗi ngày. Đó là nguồn cảm hứng vô tận, là nguồn năng lượng tích cực để chúng ta tiếp tục sống, yêu thương và mơ ước.

Văn chương đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, biểu hiện đa dạng tình cảm và cung cấp cái nhìn sâu sắc về tâm hồn con người. Qua tình cảm, văn nghệ kết nối con người với thế giới xung quanh, giúp họ đồng cảm và hiểu biết về nhau hơn. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, chứa đựng tình yêu và sự ghét bỏ, và nỗi buồn của chúng ta trong cuộc sống.

Cuối cùng, văn nghệ không chỉ giúp con người tìm ra những giá trị đẹp trong cuộc sống mà còn là nguồn động viên, niềm tin và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn. Như một cuộc phiêu lưu tâm hồn, văn nghệ hướng dẫn chúng ta qua mê cung cuộc sống, để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh. Nghệ thuật là nguồn năng lượng vô tận, không ngừng làm mới và bổ sung vào cuộc sống của con người.

Phần trình bày của em đến đây là kết thúc, em rất mong nhận được phản hồi từ thầy cô và các bạn để bài làm của em thêm hoàn thiện. Em cảm ơn ạ.

Nghe thuyết trình về một vấn đề văn học - mẫu 6

Chào thầy cô và các bạn, hôm nay, em xin trình bày về vấn đề: Vai trò của văn học đối với cá nhân em.

Văn học nghệ thuật là một hình thức của lý tưởng có chức năng làm cân bằng đời sống tinh thần của con người, bù đắp cho nhân loại những gì chưa có, chưa đến, những gì đang ao ước, mong mỏi, hi vọng. Nói đến chức năng của văn học là nói đến vai trò, tác dụng của văn học đối với đời sống xã hội, con người mà các hình thái ý thức xã hội khác không thể thay thế được. Có thể xem việc rèn luyện, phát triển những năng lực tình cảm của con người như một ý nghĩa xã hội quan trọng của văn học. Bởi thế, bên cạnh các chức năng nhận thức, thẩm mỹ, dự báo, giải trí…thì chức năng giáo dục là một chức năng vô cùng quan trọng mà văn học mang tới cho đời sống con người.

Từ văn học dân gian đến văn học viết, từ văn học nước nhà đến văn học thế giới, mỗi tác phẩm như một bài ca dịu ngọt, như một dòng suối mát lành tưới vào tâm hồn trẻ thơ. Ở lứa học sinh, khi ý thức đang hình thành, nhân cách đang được định hình, tâm hồn đang trong sáng như pha lê, tư duy còn gắn liền với liên tưởng và tưởng tượng thì không gì gây tác động mạnh mẽ bằng những vần thơ, những áng văn giàu chất nhân văn và lấp lánh giá trị của nghệ thuật ngôn từ. Tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu quê hương làng xóm cũng từ đó mà đâm chồi nảy lộc. Cảm nhận cuộc sống, thu thập kiến thức qua văn học chính là con đường tích cực và nhẹ nhàng để giáo dục học sinh Tiểu học trở thành những con người có sự phát triển toàn diện về nhân cách.

Văn học có chức năng giáo dục tri thức và hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Tác phẩm văn học có khả năng khuyến điều thiện, răn điều ác, bỏ giả, theo thật. Có thể nói, văn học là một trong những loại sách giúp người đọc “tới gần Con Người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất. Văn học không phải là đạo đức học nhưng văn học, bằng những hình tượng thẩm mỹ được xây dựng nên bởi một thứ chất liệu đặc biệt – ngôn ngữ nghệ thuật, lại có khả năng làm cho con người ta tốt hơn hoặc là hoàn thiện hơn về nhân cách.

Văn học giúp cho học sinh hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy sinh trong con người một khát vọng hướng tới chân lí, đấu tranh với cái xấu xa trong con người, biết tìm tòi cái tốt trong con người và thức tỉnh trong tâm hồn họ sự xấu hổ, chí căm thù, lòng dũng cảm, biết làm tất cả để con người trở nên lành mạnh hơn và tắm đẫm con người trong ánh sáng thiêng liêng của vẻ đẹp.

Văn học góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, tình cảm đạo đức cho học sinh bằng cách tập cho người đọc một thói quen cảm thụ tinh tế, mài sắc cho họ cảm quan nhận thức, khả năng nhận ra cái chân, cái thiện, cái mỹ trong đời sống bộn bề. Từ chỗ say mê, xúc động mãnh liệt, văn học làm cho học sinh nhận ra lẽ phải – trái, cái đúng – sai, nhận ra sự lầm lạc. Mục đích của văn học không phải là đạo đức, mục đích của nó là chuẩn bị cho học sinh tiếp thu đạo đức. Văn học có khả năng thanh lọc và cảm hóa tâm hồn học sinh rất lớn.

Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng nhằm khơi dậy cuộc đấu tranh, sự vật lộn bên trong mỗi con người. Nó là tấm gương để con người tự soi mình, tự đối chiếu và phán xét về người khác cũng như về chính bản thân mình. Bằng cách đó, văn học chuyển quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Giá trị từ tác phẩm văn học có thể làm khuếch đại cái tốt để nó trở nên đẹp đẽ, lộng lẫy hơn, từ đó lôi cuốn, hấp dẫn học sinh, làm cho học sinh tin rằng trên đời bao giờ cũng còn có công lý, lương tri, bao giờ cũng có người tốt, khơi dậy ở mỗi người khát vọng vươn tới cái lí tưởng, muốn noi gương, bắt chước làm theo điều thiện, điều hay. Vì vậy, trong văn học nghệ thuật không bao giờ thiếu cái đẹp, thiếu chất lý tưởng, thiếu chất anh hùng, lãng mạn, thiếu nhân vật tích cực. Đồng thời nhà văn cũng phóng đại cái xấu, làm cho nó trở nên ghê tởm và đáng ghét, phủ định nó, trước là trong tác phẩm và sau là trong chính cuộc đời.

Ví dụ như khi đọc bài thơ “Quạt cho bà ngủ” của Thạch Quỳ, chắc hẳn học sinh sẽ cảm nhận được, sẽ xúc động trước tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà. Từ đó, các em sẽ nghĩ về bà, về mẹ của mình và dâng lên trong lòng một tình yêu tha thiết với bà, với mẹ, các em cũng sẽ mong ước được quan tâm, chăm sóc cho bà, cho mẹ của mình như bạn nhỏ trong bài thơ. Đó là một sự tác động hết sức sức tự nhiên, một con đường giáo dục hết sức nhẹ nhàng, thông qua con đường cảm xúc, tình cảm chứ không phải bởi con đường giáo huấn.

Hoặc đơn giản như khi học sinh lớp 4 đọc bài “Cánh diều tuổi thơ” của Tạ Duy Anh, học sinh sẽ cảm nhận được niềm vui lớn và những ước mơ đẹp gắn liền với trò chơi thả diều của tuổi thơ như thế nào, từ đó thêm yêu cánh diều, yêu tuổi thơ, yêu quê hương nơi cho mình thật nhiều tình cảm và nhiều kỷ niệm đẹp không thể nào quên. Đấy cũng là lúc mà văn học thấm vào lòng, làm đẹp thêm hơn tâm hồn và sâu sắc thêm hơn tình yêu quê hương xứ sở trong trái tim các em. Một con đường giáo dục tinh tế và hiệu quả vô cùng.

Hoc sinh là lứa tuổi thích noi gương, chính vì vậy, văn học đã mang đến cho các em những hình ảnh đẹp, cao thượng, những tấm lòng nhân ái…để ngưỡng mộ, từ đó biết học hỏi những điều hay lẽ phải và trở thành người có ích trong cuộc sống. Bên cạnh đó, mỗi học sinh cũng cần được định hướng để nhìn thẳng vào những hiện tượng, tính cách xấu, những điều chưa hoàn thiện ở một cá nhân hay một kiểu người nào đó trong xã hội thông qua những nhân vật, những câu chuyện trong tác phẩm văn học. Từ đó, mỗi họ sinh biết tự trang bị cho mình một khả năng chống đỡ trước sự cám dỗ của những thói hư tật xấu, tự trang bị cho mình một thái độ phê phán, tẩy chay cái xấu, cái sai, cái tầm thường, lệch lạc…Đó cũng là một con đường để giúp các em trưởng thành hơn, hoàn thiện hơn những cảm xúc yêu- ghét, vui- buồn. Đến với văn học, học sinh không chỉ biết đến những nụ cười mà còn biết xót xa khi nhìn thấy những cảnh đời thiếu thốn, khốn khó, nuôi dưỡng những tình cảm nhân ái, cao đẹp ở các em. Những tác phẩm văn học ưu tú luôn khơi dậy trong tâm hồn các em học sinh khả năng đồng cảm và niềm tin vào sự tất thắng của cái thiện, cái cao cả.

Để vận dụng đầy đủ sức mạnh làm thay đổi của văn học, học sinh cần tiếp nhận tác phẩm văn học (đoạn trích) một cách tự giác, chủ động, sáng tạo và hiệu quả nhất. Từ đó, các tác phẩm văn học sẽ đi vào thế giới tâm hồn của các em một cách tự giác mà sâu sắc nhất, bằng những cảm xúc chân thật và những rung động, đồng cảm thiết tha nhất, hướng các em tới sự trau dồi vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn, trí tuệ cho tuổi thơ và cho suốt hành trình của cuộc đời.

Tóm lại, không có một người thầy nào có thể dạy cho trẻ hết tri thức về cuộc sống và tình cảm con người cũng như cách đối nhân xử thế, nhưng văn học có thể mang lại điều kỳ diệu đó và sẽ đi theo trẻ suốt cuộc đời như một người thầy vĩ đại nhất. Đến với văn học, tâm hồn của mỗi học sinh sẽ được chắp thêm đôi cánh để có thể tự tin bay cao, như một búp non tràn trề nhựa sống tình thương sẵn sàng vươn lên trong vườn hoa nhân ái của cuộc đời.

Phần trình bày của em đến đây là kết thúc, em rất mong nhận được phản hồi từ thầy cô và các bạn để bài làm của em thêm hoàn thiện. Em cảm ơn ạ.

Nghe thuyết trình về một vấn đề văn học - mẫu 7

Chào thầy cô và các bạn, hôm nay, em xin trình bày về vấn đề: Vai trò của văn học đối với cá nhân em.

Từ xưa đến nay, văn chương nghệ thuật đã trở thành một loại vũ khí tinh thần quan trọng, là thức ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Khi chúng ta đắm chìm trong văn chương, chúng ta mang theo những câu chuyện và sự thật đắng cay đã trải qua. Thanh Thảo nói rằng: 'Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống 'Ra người' hơn, sống tốt hơn nếu biết tìm những vệt sáng, nguồn sáng soi rọi góc khuất cuộc đời và con người'.

Thanh Thảo, một nghệ sĩ đa tài, đặc biệt xuất sắc trong thơ, đã dành cả cuộc đời để đóng góp cho văn hóa Việt Nam. Ông không chỉ là nhà thơ đa cảm mà còn chìm đắm trong vấn đề xã hội. Thanh Thảo là minh chứng cho vai trò lớn của văn học trong việc thay đổi tư duy và cách nhìn nhận cuộc sống. Văn học không chỉ là gương phản ánh thực tế, mà còn là nguồn động viên đấu tranh cho sự công bằng và tự do.

Văn chương phản ánh sâu sắc cái nhìn toàn diện về thế giới của nghệ sĩ. Thông qua bức tranh của họ, chúng ta thấy sự thật về cuộc sống, từ những khía cạnh khó khăn nhất đến những khía cạnh đẹp đẽ nhất. Văn học không chỉ làm lật tẩy bề ngoài cuộc sống mà còn phản ánh mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa các giai cấp. Chúng ta cảm nhận được sự áp bức và đấu tranh không ngừng. Và sau những cuộc đấu tranh, dân tộc ta đã giành được độc lập, giảm bớt sự bất công và khổ đau.

Văn học không chỉ mang đến tri thức và giáo dục, mà còn thúc đẩy sự phát triển tinh thần của con người. Qua những tác phẩm văn học, chúng ta học về đạo đức, lòng hiếu thảo và nhiều đức tính khác. Mặc dù chúng ta chưa hoàn thiện hết những lời dạy đó, nhưng khi đắm chìm trong văn học, chúng ta cảm nhận và trân trọng những giá trị ấy, từ đó trở nên tốt hơn và sửa sai đúng hướng.

Văn chương đã khắc sâu trong tâm hồn chúng ta sự cảm thông với cuộc sống khó khăn của những đứa trẻ nghèo qua tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Bản chất nạn nhân không chỉ là những người nghèo dưới chế độ cũ mà còn là những đứa trẻ mang gánh nặng bất hạnh. Thời chiến, chúng mất cha mẹ, đói rét với niềm khao khát nhỏ bé bán được vài món hàng, đợi đến đêm ngắm đoàn tàu, chiều tàn hiu hắt, trên đất chỉ còn đứa trẻ nhặt nhạnh từ buổi chợ chiều. Họ không được sống thọ lâu và hưởng thụ tuổi thơ, mà bị chôn vùi trong bần cùng và không tương lai.

Bi kịch đói nghèo còn điểm đến tột cùng khi chứng kiến Lão Hạc mất mạng trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Lão già khốn khổ, đói đạt, bán cậu vàng, người bạn thân thiết của lão. Cuộc sống làm cho lão đánh mất nhân cách và đặt ra quyết định khôn ngoan giữa sự sống và giữa việc bán rẻ nhân cách để giữ mạng sống. Điều này làm nhấn mạnh giá trị quý báu của nhân phẩm, thậm chí còn quan trọng hơn cả tính mạng.

Chí Phèo, một nông dân lương thiện, trở thành bi kịch khi bị tù oan và mất đi diện mạo hiền lành. Hắn gặp thất bại trong tình yêu, bị chối bỏ bởi xã hội và đánh mất nhân cách. Chí chứng kiến sự tàn ác của thế giới, làm hận thù mình và chọn lối tuột tay vào vòng xoáy tội lỗi. Sự thất bại của Chí là minh chứng cho việc xã hội thường xuyên từ chối cơ hội cho những con người muốn làm lại từ đầu.

Cuộc sống đau khổ của Chí Phèo được đẩy đến đỉnh điểm khi gặp thất bại trong tình yêu và chọn con đường tự kết thúc. Chí hận thù xã hội, không tìm thấy giải pháp cho đau đớn của mình, và cuối cùng hắn quyết định kết thúc cuộc đời. Chí Phèo, một lương thiện năm xưa, trở thành nạn nhân của cuộc sống đen tối, là minh chứng cho sức mạnh không thể cứu vớt bi kịch khi tình cảm và đau thương đè nén đến mức không thể chịu đựng.

Chí Phèo không chỉ là biểu tượng của sự cổ hủ và bất công trong xã hội cũ, mà còn là hình ảnh của tình yêu thương có khả năng làm thay đổi người xấu. Tuy tình yêu có sức mạnh biến đổi, nhưng cuộc sống nhiều đắng cay và con người khó tin tưởng, dẫn đến những kẻ yếu đuối bị tổn thương, bị xã hội chối bỏ, và lạc lõng trên con đường trở lại với bản thân.

Văn chương mang đến vô số cảm xúc, đưa ta đi qua thế giới đầy lừa dối và đau khổ. Đối mặt với sự thật tàn nhẫn là cách chúng ta trưởng thành và hoàn thiện, như nhà văn Thanh Thảo mô tả: 'Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống 'Ra người' hơn, sống tốt hơn nếu biết tìm những vệt sáng, nguồn sáng soi rọi vào góc khuất của cuộc đời và con người.'

Phần trình bày của em đến đây là kết thúc, em rất mong nhận được phản hồi từ thầy cô và các bạn để bài làm của em thêm hoàn thiện. Em cảm ơn ạ.

Xem thêm các bài văn mẫu 12 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác