Soạn bài Tây Tiến - Cánh diều
Với soạn bài Thực hành đọc hiểu: Tây Tiến trang 124, 125, 126 Ngữ văn lớp 12 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.
Soạn bài: Tây Tiến - Cô Nguyễn Hoa (Giáo viên VietJack)
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 124 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
- Xem lại kiến thức ngữ văn về thơ tự do, thơ trữ tình đã học.
- Tìm hiểu qua các tài liệu, sách, báo, Internet,... về tác giả Quang Dũng, về binh đoàn Tây Tiến và hoàn cảnh ra đời của bài Tây Tiến.
- Đọc trước bài thơ Tây Tiến. Khi đọc, các em chú ý thể hiện được giọng điệu phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài thơ.
Trả lời:
- Kiến thức ngữ văn về thơ tự do, thơ trữ tình :
+ Thơ tự do : Thơ không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, số vần,...Thơ tự do là thơ có thể phân dòng. Thơ tự do xuất hiện do nhu cầu giải phóng cảm xúc khỏi những ràng buộc chặt chẽ của quy luật, phản ánh những khía cạnh mới, cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ.
+ Thơ trữ tình :Mang đậm chất trữ tình; Thể hiện rõ màu sắc cá nhân, được in đậm trong mọi khía cạnh của ngôn từ như vốn từ, các biện pháp tu từ hay ngữ điệu, giọng điệu.
- Tác giả Quang Dũng (1921 -1988)
+ Tên khai sinh : Bùi Đình Diệm
+ Quê quán : làng Phượng Trì , huyện Đan Phượng, Hà Tây , Hà Nội
+ Phong cách sáng tác : Trong các tác phẩm của ông mang đậm chất lãng mạn, tài hoa cũng không kém phần phóng khoáng. Lời thơ hồn hậu, thể hiện nét yêu đời, lạc quan trong tâm hồn nhà thơ.
+ Tác phẩm tiêu biểu : Mây đầu ô (1986) ; Bài thơ sông Hồng (1956) ; Rừng biển quê hương (1957); Hồi kí làng Đồi đánh giặc (1976);...
- Binh đoàn Tây Tiến : Là một đơn vị quân đội được thành lập vào năm 1947, thuộc giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Một đặc điểm nổi bật, binh đoàn hầu hết là những học sinh, sinh viên tình nguyện tham gia kháng chiến. Bởi vậy ở họ nổi lên một sức trẻ tràn đầy sức sống và cũng rất hồn nhiên.
- Hoàn cảnh ra đời : Bài thơ được viết khi tác giả được điều động sang một đơn vị khác. Trong nỗi nhớ với đơn vị cũ Tây Tiến, tác giả đã sáng tác nên bài thơ này.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Bài thơ đã khắc họa hình ảnh những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp vừa hào hòa, lãng tử, vừa kiên cường, bất khuất thông qua những gian khổ khó khăn, thiếu thốn mà họ phải chịu đựng trong thời kì kháng chiến. Dẫu gian nan là vậy nhưng họ đã vượt qua tất cả, quyết tử cho Tổ quốc. Bằng những lời thơ chân thực nhưng không kém chất trữ tình, tác giả đã khắc họa hình tượng người lính Tây Tiến vừa gần gũi, vừa hào hùng.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu hỏi (trang 124 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chú ý nét đặc sắc của khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính trên nền bối cảnh thiêng liêng đó.
Trả lời:
- Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên hùng vĩ, uy nghiêm nhưng không kém phần dữ dội. Với các câu thơ miêu tả sương núi dày đặc, dốc núi hiểm trở cũng như sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng.
- Hình ảnh người lính : Nổi bật lên trên nền thiên nhiên thăm thẳm và hiểm nguy ấy, là hình ảnh đoàn lính trên đường hành quân mệt mỏi sau chặng đường dài. Nhưng những người lính vẫn anh dũng , kiên cường tiếp bước thực hiện nhiệm vụ của mình.
Câu hỏi (trang 125 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chú ý hình ảnh thiên nhiên và tâm trạng con người .
Trả lời:
- Khung cảnh thiên nhiên giờ đây đã trở nên ấm áp và lung linh hơn thông qua ngọn đuốc rừng thắp sáng đêm văn nghệ. Không chỉ có hình ảnh mà còn có sự xuất hiện của âm thanh – tiếng khèn mang linh hồn của núi rừng. Khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng của Mộc Châu buổi sương phủ, tạo nên bức tranh sông nước miền Tây Bắc hư ảo.
- Tâm trạng con người : Hội liên hoan, đêm văn nghệ đã thể hiện rất rõ niềm vui, niềm hạnh phúc tuy ngắn ngủi và hiếm có trong thời kì chiến trận nhưng rất hạnh phúc, và trở thành kỉ niệm đẹp mãi về sau. Tâm hồn các chiến sĩ mộng mơ, lãng mạn.
Câu hỏi (trang 125 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hình dung hình tượng người lính Tây Tiến
Trả lời:
- Hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên với một vẻ hào hùng mà vẫn lãng mạn, hào hoa.
+ Tâm hồn lạc quan và mạnh mẽ, kiên cường trước sự hy sinh, mất mát. Sự mạnh mẽ, lạc quan thể hiện qua chi tiết “không mọc tóc”; “oai hùm”, trước khó khăn của dịch bệnh, thiếu thốn họ không nản lòng, mà chủ động đương đầu với khó khăn và mang một tâm hồn lạc quan.
+ Tâm hồn mơ mộng : Nhớ về những cô gái Hà Nội xinh đẹp, một trái tim thổn thức về tình cảm xưa đẹp đẽ
+ Hào hùng : Sự hy sinh, mất mát của người lính được thể hiện thông qua cách nói giảm nói tránh và tôn vinh “ sông Mã gầm lên khúc độc hành” –sự hy sinh trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết. Hình tượng người lính hiện lên là một anh hùng cách mạng, hào hùng, cao cả.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Lúc đầu, bài thơ có nhan đề là Nhớ Tây Tiến, sau đó, tác giả đổi thành Tây Tiến. Theo em, sự thay đổi đó có tác dụng gì?
Trả lời:
Sự thay đổi nhan đề có tác dụng tạo âm hưởng và làm nổi bật hình tượng trung tâm của tác phẩm. Với “nhớ Tây Tiến”, nhan đề tập trung vào nỗi nhớ nhưng thực chất bài thơ có hình tượng trung tâm là người lính Tây Tiến vì vậy với nhan đề này chưa làm nổi bật nội dung bài thơ. Bên cạnh đó, hai tiếng “Tây Tiến” gợi mở không gian vùng đất Tây Bắc rộng lớn, đồng thời dẫn dắt người đọc đến với hình ảnh người lính Tây Tiến hào hùng, mạnh mẽ.
Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn, chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn.
Trả lời:
- Bài thơ chia làm 4 đoạn :
+ Đoạn 1 : 14 câu đầu : Khung cảnh vùng đất Tây Bắc và chặng đường hành quân vất vả của binh đoàn Tây Tiến
+ Đoạn 2 : 8 câu tiếp : Kỉ niệm tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước Tây Bắc thơ mộng
+ Đoạn 3 : 8 câu tiếp : Chân dung người lính Tây Tiến và sự hy sinh, mất mát
+ Đoạn 4 : 4 câu cuối : Lòng gắn bó với Tây Tiến và miền Tây Bắc
- Mạch liên kết : Các đoạn thơ có sự dịch chuyển từ cao đến thấp, theo mạch cảm xúc sâu lắng dần. Đầu tiên là khung cảnh leo đèo, xuống thấp dần đến đêm liên hoan ở vùng thấp hơn, nơi người dân sinh sống và cuối cùng là hình ảnh những người lính ngã xuống, hy sinh. Từ bên ngoài là hình ảnh khung cảnh, con người trong nỗi nhớ của tác giả, mạch cảm xúc trở nên sâu sắc hơn khi miêu tả khung cảnh đoàn lính chống chọi dịch bênh, thiếu thốn, cuối cùng là tình cảm trọn vẹn trong trái tim tác giả về vùng đất Tây Bắc và những con người Tây Tiến.
Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Cảnh vật thiên nhiên trong bài Tây Tiến có sự khác nhau như thế nào qua các đoạn thơ? Trên nền khung cảnh thiên nhiên ấy, hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được gợi tả như thế nào?
Trả lời:
- Cảnh vật thiên nhiên có sự thay đổi theo hướng lãng mạn, hài hòa hơn. Ở đoạn đầu, thiên nhiên hiện lên mang vẻ hùng vĩ, hiểm nguy, thì ở đoạn sau, thiên nhiên trở nên huyền ảo, sinh động cùng với niềm vui hân hoan trong tâm hồn người lính tham gia đêm hội.
- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được gợi tả hào hùng, mạnh mẽ nhưng cũng rất lãng mạn, hào hoa :
+ Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên hùng vĩ, uy nghiêm nhưng không kém phần dữ dội. Với các câu thơ miêu tả sương núi dày đặc, dốc núi hiểm trở cũng như sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng. Nổi bật lên trên nền thiên nhiên thăm thẳm và hiểm nguy ấy, là hình ảnh đoàn lính trên đường hành quân mệt mỏi sau chặng đường dài. Nhưng những người lính vẫn anh dũng , kiên cường tiếp bước thực hiện nhiệm vụ của mình.
+ Khung cảnh thiên nhiên đoạn hai trở nên ấm áp và lung linh hơn thông qua ngọn đuốc rừng thắp sáng đêm văn nghệ. Kết hợp âm thanh tiếng khèn mang linh hồn của núi rừng. Khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng của Mộc Châu buổi sương phủ, tạo nên bức tranh sông nước miền Tây Bắc hư ảo. Hình ảnh người lính hân hoan, hạnh phúc, tâm hồn các chiến sĩ mộng mơ, lãng mạn trong tình quân dân thắm thiết.
Câu 4 (trang 126 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình tượng người lính trong đoạn thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ... Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Trả lời:
- Vẻ đẹp lãng mạn :
+ Tâm hồn lạc quan và mạnh mẽ, kiên cường thể hiện qua chi tiết “không mọc tóc”, trước khó khăn của dịch bệnh, thiếu thốn họ không nản lòng, mà mang một góc nhìn lạc quan, thể hiện vẻ đẹp lãng mạn của những người lính.
+ Tâm hồn mơ mộng : Nhớ về những cô gái Hà Nội xinh đẹp, một trái tim thổn thức về tình cảm xưa đẹp đẽ
- Chất bi tráng :
+ Kiên cường : Trước dịch bệnh, không khí tang thương họ vẫn không nản lòng mà chủ động đối đầu với khó khăn. “ Tây Tiến đoàn bình không mọc tóc” – thể hiện sự chủ động, mạnh mẽ của những người lính Tây Tiến, không sợ hãi.
+ Hào hùng : Sự hy sinh, mất mát của người lính được thể hiện thông qua cách nói giảm nói tránh và tôn vinh “ sông Mã gầm lên khúc độc hành” –sự hy sinh trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết. Hình tượng người lính hiện lên là một anh hùng cách mạng, hào hùng, cao cả.
Câu 5 (trang 126 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất hoạ, có cách kết hợp từ mới lạ, độc đáo. Hãy phân tích những thành công nghệ thuật đó.
Trả lời:
- Chất nhạc, chất họa :
+ Chất họa được thể hiện rất rõ thông qua những chi tiết miêu tả về thiên nhiên vùng Tây Bắc, hùng vĩ, hiểm nguy : “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/ Heo hút cồn mây../ Ngàn thước lên cao...”; thiên nhiên Tây Bắc huyền ảo, thơ mộng “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy...Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Hình ảnh thiên nhiên thể hiện sinh động, tái hiện qua nhiều góc nhìn, thiên nhiên vừa to lớn, trắc trở lại vừa mang một vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình.
+ Chất nhạc thể hiện qua những âm thanh đậm chất núi rừng như “ oai linh thác gầm thét”, “cọp trêu người”; “bừng hội đuốc hoa”; “khèn lên”. Thông qua những âm thanh sinh động, mang nét kì bí, bí ẩn của vùng rừng núi như tiếng cọp, tiếng thác nước, kết hợp với âm thanh con người vui vẻ, đầm ấm “ bừng hội đuốc”, tiếng khèn, tất cả đã tạo nên bản âm hưởng núi rừng sinh động, rộn rã.
- Kết hợp từ mới lạ, độc đáo :
- “súng ngửi trời” – hình ảnh thú vị và độc đáo trong thơ văn. Thể hiện dốc núi quanh co, cao vút, một bên là núi cao hùng vĩ, một bên là vực sâu thăm thẳm. hình ảnh đã mở ra một không gian rộng lớn với mây trời. Đây là một hình ảnh nhân hóa giúp người đọc có thể cảm nhận độ cao của núi, sự heo hút, âm u của sương mù.
- “oai linh thác” – hình ảnh mới mẻ về hình ảnh dòng thác chảy. Qua đó đã gợi lên tính thiêng liêng, huyền bí của núi rừng Tây Bắc và âm hưởng hào hùng, ngân vang.
Câu 6 (trang 126 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Ghi lại cảm nhận của em về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến
Trả lời:
Ngay mở đầu bài thơ “Tây Tiến” đã thể hiện một cuộc hành quân đầy gian lao vất vả giữa vùng rừng núi hiểm trở, hung vĩ đầy vẻ hoang dại và huyền bí. Chính vào bút pháp lãng mạn mà sự khó khăn, hiểm trở của núi rừng lại trở nên bí hiểm và huyền ảo. Quang Dũng đã tuyệt đối hoá sự hùng vĩ, to lớn của thiên nhiên để qua đó thấy được ý chí quyết tâm của người lính Tây Tiến. Cảm hứng lãng mạn của bài thơ có lẽ xuất phát từ chính nỗi nhớ ngập tràn trong trái tim người chiến sĩ, giả nhớ rừng núi hoang vu, dữ dội, những cũng không kém những cảnh đẹp huyền ảo nên thơ, nhớ những bước chân hành quân của đoàn quân Tây Tiến, nhớ gương mặt, ánh mắt, lung linh của đêm hội, nhớ những hình ảnh đầy đau thương, vất vả thời chiến. Cảm xúc lãng mạn được xây dựng trên nền cảm xúc kí ức. Đặc biệt, trước kí ước đau thương ấy, tác giả không lẩn tránh khắc hoạ cái bi nhưng cảm hứng lãng mạn đã thôi hồn vào sự hy sinh ấy một màu sắc và âm hưởng tráng lệ, hào hùng.
Bài giảng: Tây Tiến - Cô Yến Hoa (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều