Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 33 - Cánh diều

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trang 33, 34, 35 Ngữ văn lớp 12 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

Soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 33 - Cô Nguyễn Hoa (Giáo viên VietJack)

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Từ hiểu biết về ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật, hãy nêu nhận xét về các lời thoại dưới đây của nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).

a) Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay lại vài lia lịa:

- Con lạy quý toà...

Sao, sao?

- Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó.

b) – Chị cảm ơn các chú! - Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết. - Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc...

Chỉ mấy lời mào đầu ấy, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt.

Trả lời:

a) Lời thoại của người đàn bà hàng chài sử dụng ngôn ngữ trang trọng, thể hiện ở :

- Hoàn cảnh giao tiếp : Trong quan tòa và giao tiếp với chánh án Đẩu – người có chứ vị và quyền hành hơn mình nên phải dùng lời lẽ kính cẩn, trang trọng

- Xưng hô : Con – quý tòa

- Từ ngữ “lạy” cùng với hành động chắp tay

b) Lời thoại của người đàn bà hàng chài đã trở nên thân mật, gần gũi hơn, thể hiện ở các chi tiết :

- Hoàn cảnh giao tiếp : Sau khi nhìn thấy nhiếp ảnh Phùng, chị cảm thấy yên lòng và gần gũi hơn vì Phùng là người đã giúp đỡ chị vào trận đòn roi trước. Bên cạnh đó, chị đang muốn thể hiện sự thấu hiểu trước hành đông của Phùng và Đẩu nên có sự gia tăng tình cảm trong lời nói

- Xưng hô : Chị - các chú

⇒ Thể hiện mối quan hệ gần gũi, như anh chị em trong nhà đang tâm sự, bàn bạc với nhau.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm nhận xét của người kể chuyện trong mỗi đoạn văn dưới đây (trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu. Vì sao người kể chuyện nhận xét như vậy?

a) Tự nhiên anh rời chiếc bàn đến đúng vịn vào lưng ghế người đàn bà ngồi, giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án:

– Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu! Chị nghĩ thế nào?

b) – Tuỳ bà! – Đẩu thay đổi cách xưng hô, khoác lên mình cái cung cách bề ngoài của một vị chánh án. – Chủ trương nguyên tắc của chúng tôi là kêu gọi hoà thuận….

Trả lời:

a)

- Nhận xét của người kể chuyện về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu : giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án

- Người kể chuyện nhận xét như vậy là bởi lẽ một vị chánh án thường sử dụng ngôn ngữ trang trọng, hạn chế biểu lộ cảm xúc. Đại diện cho cán cân công lý, là người đứng đầu xét xử nên cần phải công bằng, phân minh.

- Nhưng ở đây, nhân vật Đẩu đã không sử dụng ngôn ngữ trang trọng. Thể hiện qua từ ngữ “hắn”; “cái lão đàn ông vũ phu”. Xưng hô chị - tôi. Kiểu câu đặc biệt “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.

b)

- Nhận xét của người kể chuyện về ngôn ngữ của nhân vật Đẩu : Đẩu thay đổi cách xưng hô, khoác lên mình cái cung cách bề ngoài của một vị chánh án

- Người kể chuyện nhận xét sự thay đổi trong cách xưng hô và ngôn ngữ của nhân vật Đẩu. Xưng hô “chúng tôi”- Cách xưng hô đúng, mang tính trang trọng và mang ý chí đại diện cho tòa án, pháp luật. Từ ngữ phổ thông, mang tính pháp luật như “chủ trương”,“nguyên tắc”,“kêu gọi hòa thuận”.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Nhận diện, phân tích đặc điểm của ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật ở các đoạn văn sau:

a) Học sinh, sinh viên, trí thức trẻ phải biết cách học để trở thành những công nhân, chuyên viên giỏi, những kĩ sư, bác sĩ, cán bộ giảng dạy xuất sắc, cung cấp cho Nhà nước những cán bộ lãnh đạo, quản lí liêm khiết có trình độ cao, có tầm nhìn xa. Bản thân học sinh và sinh viên phải tự mình khắc phục những suy nghĩ lệch lạc, những tiêu cực của mình cũng như những tệ nạn xã hội đang diễn ra trên đất nước làm cho mọi người, kể cả thanh niên hết sức bất bình, căm giận. Thái độ đúng đắn của mỗi thanh niên là phải biết đấu tranh và vượt qua những yếu kém và tiêu cực đó bằng những hành động tích cực và bản lĩnh của người chủ xứng đáng của đất nước. Đó là trách nhiệm và sứ mạng của giới trẻ.

(Nguyễn Thị Bình)

b) Con gái yêu quý! Vậy là con gái của mẹ đã lớn thật rồi, cuối cùng cũng đến ngày con phải rời xa vòng tay mẹ để đi học xa nhà. Mẹ vẫn lo lắng y như ngày đầu tiên con đi nhà trẻ, con khóc mà lòng mẹ xót xa. Mẹ biết con không còn mãi bé, cô gái của mẹ đã lớn và đến lúc con phải bay bằng chính đôi cánh của mình, trên bầu trời của con. Con hãy nhớ, cuộc sống không thể tránh khỏi những chông gai, nếu con coi đó là một trò chơi có mạo hiểm, con sẽ thấy nó thú vị, còn nếu con nhìn nó bằng con mắt của sự bi quan, sợ hãi, nó sẽ là con quái vật nuốt chúng con lúc nào không hay. Chỉ khi con xông pha, trải nghiệm, con mới nhận được những điều giá trị con mong muốn. Con cũng hãy thoải mái tham gia các hoạt động cùng các bạn, làm tình nguyện, đi đến những nơi mà con muốn đến nhé!

(Nguyễn Thu Hà)

Trả lời:

a) Đoạn văn sử dụng ngôn ngữ trang trọng thể hiện qua các chi tiết :

- Mục đích giao tiếp : Đoạn văn được sử dụng nhằm truyền tải đến toàn bộ giới trẻ thông điệp về trách nhiệm và sứ mạng của giới trẻ nên cần sử dụng ngôn ngữ toàn dân và phổ thông. Vì đối tượng nhắm tới là đám đông thanh thiếu niên.

- Từ ngữ : Mang tính chất trang trọng, không sử dụng tiếng lóng, từ thông tục, sử dụng nhiều từ ngữ toàn dân mang nghĩa chính thống như : trí thức trẻ, chuyên viên, cán bộ, quản lí liêm khiết, trình độ cao, khắc phục, tệ nạn xã hội, bất bình, bản lĩnh, trách nhiệm và sứ mạng, giới trẻ.

- Ít sử dụng câu đặc biệt, câu rút gọn

b) Đoạn văn sử dụng ngôn ngữ thân mật thể hiện qua các chi tiết :  

- Mục đích giao tiếp : Đoạn văn được sử dụng trong mối quan hệ thân mật, đó là mẹ và con gái. Đoạn văn là bức thư tâm tình người mẹ muốn gửi đến con gái bé bỏng của mình lời dặn dò, chúc phúc, hy vọng đứa con sẽ mạnh mẽ, dũng cảm, bay lên trên chính đôi cánh của mình mà không sợ hãi hay chùn bước.

- Xưng hô : Mẹ - con

- Từ ngữ : Mang sắc thái gần gũi, dân dã : con gái yêu quý, lo lắng, vòng tay mẹ, cô gái của mẹ, nhé,...

- Câu văn thể hiện cảm xúc cao, mang tính chất gia tăng cảm xúc : “Con gái yêu quý!”;“Mẹ vẫn lo lắng y như ngày đầu... lòng mẹ xót xa”; “...đi đến những nơi mà con muốn đến nhé!”,...

Câu 4 (trang 35 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chọn cách nói phù hợp trong các tình huống giao tiếp dưới đây. Giải thích cách lựa chọn từ ngữ, kiểu câu của em.

 

                    Nhân vật

Nội dung

 

Bạn mới quen

 

Bạn thân

Chào hỏi

Chào bạn ! Mình rất vui được làm quen với bạn.

Ê ! Đi đâu đấy ?

Hỏi mượn sách

Cậu có thể cho mình mượn quyển sách này không ?

Cho mượn quyển sách kia với !

Hỏi về ước mơ

Cậu có ước mơ không ? Cậu có thể chia sẻ cho mình ước mơ của cậu.

Ước mơ của cậu là gì ?

Hỏi bài tập khó

Nhờ cậu giúp mình bài này được không ?

Bài này khó quá, không làm được, cậu biết làm không bày tớ với !

- Giải thích cách lựa chọn từ ngữ và kiểu câu :

+ Với bạn mới quen, em thường sử dụng các câu có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ, các từ ngữ cũng mang tính trang trọng, phổ thông. Vì mối quan hệ còn xa cách nên các câu thường không có yếu tố cảm xúc mà mang tính khách quan. Thường sử dụng nhiều câu hỏi thay vì câu cầu khiến để thể hiện lịch sự và đặt mình ở vị trí dưới, vị trí nhờ vả.

+ Với bạn thân thiết, em thường sử dụng các câu đặc biệt hoặc câu rút gọn chủ ngữ, kết hợp với các từ ngữ mang tính chất gần gũi, thân thiết và thường sử dụng câu cầu khiến thay vì câu hỏi.

Bài giảng: Thực hành tiếng Việt trang 33 - Cô Yến Hoa (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác