10+ Bác bỏ quan niệm: chêm xen tiếng nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt

Hãy viết đoạn văn bác bỏ quan niệm: chêm xen tiếng nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt là cách để chứng tỏ bản thân đang tích cực hội nhập với thế giới hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Đoạn văn bác bỏ quan niệm: chêm xen tiếng nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt - mẫu 1

Trong quá trình hội nhập ngày nay, có nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chêm xen tiếng nước ngoài, đặc biệt là Tiếng Anh, vào trong giao tiếp hằng ngày, gây ra sự ít nhiều sự khó chịu cho người nghe. Khi tiếng Anh dần trở thành một công cụ quan trọng để giao tiếp với thế giới, nhiều người được tiếp cận và nắm rõ tiếng Anh, thêm cả mức độ tiện lợi vì có thể rút ngắn từ, nên tiếng Anh được nhiều người ưa chuộng. Ban đầu xuất hiện trong chữ viết, dần dần xuất hiện trong cả lời nói. Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng Anh trong quá trình giao tiếp tiếng Việt không thể hiện thái độ tích cực hội nhập thế giới. Dần dần có thể dẫn đến hiện tượng pha tạp tiếng Việt, thậm chí một số từ sẽ mất nghĩa vì ít người dùng. Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ, hội nhập thế giới là gì và không được quá lạm dụng tiếng Anh, đặc biệt trong giao tiếp. Trừ một số từ ngữ mà tiếng Việt không có như : Xa lát, sô đa, nhạc pop, nhạc rock, quán bar,….và phải vay mượn từ tiếng Anh. Tích cực hội nhập là tích cực học tập những phương pháp, công cụ, cách thức tiên tiến từ nước bạn, là sự tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế và các hoạt động mang tính toàn cầu, thân thiện tiếp đón mọi người trên khắp các quốc gia chứ không phải là sử dụng một ngôn ngữ ngoại lai vào trong giao tiếp tiếng Việt. Vì vậy các bạn trẻ cần tỉnh táo và sử dụng tiếng Anh hợp lý, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

10+ Bác bỏ quan niệm: chêm xen tiếng nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt

Đoạn văn bác bỏ quan niệm: chêm xen tiếng nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt - mẫu 2

Quan niệm chêm xen tiếng nước ngoài giao tiếp tiếng Việt là cách dùng để chứng tỏ bản thân đang tích cực hòa nhập thế giới là quan niệm hoàn toàn sai trái, cần phải bác bỏ bởi các lí do sau đây. Trước hết, trong bối cảnh thế giới hội nhập hiện nay, giao tiếp ngoại ngữ tốt là một lợi thế lớn đối với mỗi người nhưng cần phải nhớ dân tộc nào trên thế giới có truyền thống, văn hóa riêng, ngôn ngữ riêng. Chúng ta hội nhập nhưng không hòa tan vì vậy mỗi người vẫn luôn cần phải có ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống sâu sắc của dân tộc. Ngoài ra, việc chêm xen tiếng nước ngoài giao tiếp Tiếng Việt chỉ nên dùng khi nói vui, giải trí trong số ít trường hợp nhưng nếu lạm dụng việc sử dụng tiếng nước ngoài sẽ thể hiện sự tự ti, khiếm khuyết của cá nhân về ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Vì vậy, cần có ý thức trong việc chêm xen tiếng nước ngoài trong giao tiếp để bảo vệ trong sáng của Tiếng Việt.

Đoạn văn bác bỏ quan niệm: chêm xen tiếng nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt - mẫu 3

Quan niệm rằng việc chêm xen tiếng nước ngoài vào trong giao tiếp tiếng Việt là cách để chứng tỏ bản thân đang tích cực hội nhập với thế giới có thể không hoàn toàn chính xác. Hội nhập với thế giới không chỉ đơn thuần là việc sử dụng ngôn ngữ mà còn liên quan đến việc hiểu biết văn hóa, lịch sử, con người và các khía cạnh khác của một quốc gia. Việc chêm xen ngôn ngữ nước ngoài vào tiếng Việt có thể khiến người nghe khó hiểu và gây rối trong giao tiếp. Điều này có thể tạo ra khoảng cách thay vì tạo ra sự gần gũi và hiểu biết. Hơn nữa, việc này có thể coi là thiếu tôn trọng đối với ngôn ngữ mẹ đẻ và văn hóa của chúng ta. Ngôn ngữ là một phần quan trọng của văn hóa và là một phần của bản sắc quốc gia. Việc giữ gìn và phát huy giá trị của ngôn ngữ mẹ đẻ cũng là một hình thức hội nhập tích cực với thế giới, bởi vì chúng ta đang chia sẻ và truyền đạt văn hóa, lịch sử và giá trị của chúng ta đến với thế giới. Vì vậy, hãy tự tin sử dụng tiếng Việt của chúng ta, hãy tự hào về ngôn ngữ và văn hóa của mình. Đó mới thực sự là cách chúng ta hội nhập với thế giới một cách tích cực và hiệu quả nhất.

Đoạn văn bác bỏ quan niệm: chêm xen tiếng nước ngoài trong giao tiếp tiếng Việt - mẫu 4

Ngày nay, thật không khó để có thể bắt gặp những người thường xuyên chêm xen, sử dụng tiếng nước ngoài khi trò chuyện, giao tiếp với mọi người, nhưng đó không phải cách để chúng ta hội nhập với thế giới. Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú, đủ để có thể diễn tả hết được ý nghĩa và lời mà mọi người muốn biểu đạt. Hơn nữa, khi giao tiếp, việc chêm xen quá nhiều các từ tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài vào câu nói sẽ gây khó hiểu cho người tiếp nhận. Nếu đối tượng trò chuyện, giao tiếp của chúng ta là những bạn trẻ, có nền tảng, vốn hiểu biết tiếng nước ngoài thì không sao. Nhưng nếu đó là ông bà, bố mẹ, thầy cô khi nghe chúng ta nói thế thì liệu họ sẽ nghĩ như thế nào và cảm thấy ra sao? Chắc chắn là mọi người sẽ cảm thấy khó hiểu và kệch cỡm. ông cha ta từ ngàn đời vẫn luôn cố gắng giữ gìn thứ tiếng của dân tộc. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc mà tiếng nói dân tộc còn nguyên vẹn thì không có lí do nào để chúng ta không yêu, không tự hào và sử dụng tiếng mẹ đẻ. Phạm Quỳnh đã từng nói: "Tiếng ta còn, nước ta còn". Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Mong rằng, mỗi chúng ta sẽ ý thức được điều này.

Xem thêm các bài Soạn văn 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác