Top 10 Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước
Tổng hợp trên 10 đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (mẫu 1)
- Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (mẫu 2)
- Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (mẫu 3)
- Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (mẫu 4)
- Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (mẫu 5)
- Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (mẫu 6)
- Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (mẫu 7)
- Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (mẫu 8)
- Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (mẫu 9)
- Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (các mẫu khác)
Đề bài: Viết đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi), trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước - mẫu 1
Từ việc cảm nhận bài thơ Đất nước, ta thấy được nhiều nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. Tác giả lựa chọn thể thơ tự do, phóng khoáng không bị bó buộc về số chữ trong một câu, số câu trong một bài vừa tạo ra nét độc đáo về hình thức cho bài thơ, vừa là cơ hội để dòng chảy của cảm xúc được phát triển một cách tự nhiên. Bằng việc sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian với đa dạng các thể loại: từ phong tục – tập quán sinh hoạt của nhân dân đến các thể loại của văn học dân gian như ca dao – dân ca, truyện cổ tích, truyền thuyết, sự tích, …Điều đặc biệt là tác giả sử dụng một cách sáng tạo, không trích dẫn nguyên văn mà chỉ trích một vài từ nhưng người đọc cũng có thể hiểu về thi liệu dân gian ấy. Giọng thơ trữ tình – chính luận, là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người. Bài thơ như một lời ca, lời hát chạm đến trái tim người đọc.
- Biện pháp tu từ so sánh trong bài: Bài thơ như một lời ca, lời hát chạm đến trái tim người đọc.
Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước - mẫu 2
Đất nước là một đề tài quen thuộc từ xưa đến nay của các nhà thơ nhà văn. Nguyễn Đình Thi chính là một gương mặt tiêu biểu cho đề tài này, Đất nước Nguyễn Đình Thi không giống với bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Các câu thơ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi là các câu dài, ngắn xen kẽ nhau, nhịp điệu biến đổi linh hoạt. Hình ảnh sinh động, biểu cảm, có những đoạn hình ảnh tương phản, có sức khái quát cao. Nhà thơ chú ý diễn tả sâu sắc, tinh tế tiếng nói nội tâm của nhân vật. Trong đó có sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tưởng.
Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước - mẫu 3
Trong bài thơ "Đất nước", tác giả Nguyễn Đình Thi đã có nhiều sáng tạo về hình thức nghệ thuật. Đầu tiên, đó là việc sử dụng hình ảnh thơ giàu sức gợi. Khi nói tới mùa thu Hà Nội, nhà thơ dùng những chi tiết tiêu biểu gắn liền với địa danh này như "sáng chớm lạnh", "hương cốm", "phố dài", "hơi may". Hay viết về đất nước trong chiến tranh, ông khéo léo dựng lên các hình ảnh "cánh đồng quê chảy đầy máu", "bữa cơm chan đầy nước mắt". Ngôn ngữ mộc mạc cũng là yếu tố góp phần tạo nên ấn tượng cho độc giả. Nhờ vậy, mỗi khi đọc tác phẩm, em lại trào dâng nỗi niềm yêu mến, tự hào về Tổ quốc, về truyền thống anh hùng, bất khuất. Những tình cảm cao đẹp ấy giống như dòng suối trong trẻo, mát lành, tưới mát tâm hồn con người.
->Câu sử dụng biện pháp so sánh: Những tình cảm cao đẹp ấy giống như dòng suối trong trẻo, mát lành, tưới mát tâm hồn con người.
Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước - mẫu 4
Nguyễn Đình Thi giống như một người họa sĩ đại tài khi vẽ nên bức tranh sắc nét về đất nước qua sáng tác "Đất nước". Bằng thể thơ tự do, ngôn ngữ dễ hiểu cùng các biện pháp tu từ điệp ngữ "đây là", liệt kê "trời xanh", "núi rừng", "những cánh đồng",.. nhà thơ đã khắc họa sinh động về hình tượng đất nước. Đất nước hiện lên chân thực trong bức tranh mùa thu cổ kính của Hà Nội, trong không gian rộng lớn của đất trời và trong những năm chiến tranh đau thương, quật cường.
-> Câu sử dụng biện pháp so sánh: Nguyễn Đình Thi giống như một người họa sĩ đại tài khi đã vẽ nên bức tranh sắc nét về đất nước qua sáng tác "Đất nước".
Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước - mẫu 5
Đến với bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, ta dễ dàng thấy được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật. Nhà thơ vô cùng khéo léo, uyển chuyển khi thay đổi nhịp thơ và giọng điệu, lúc thì da diết, sâu lắng; lúc thì tràn đầy căm phẫn, uất hận. Ngoài ra, việc sử dụng thành công biện pháp so sánh "Sáng mát trong như sáng tháng năm", điệp từ "đây là" đã góp phần làm nổi bật bức tranh mùa thu và đất nước. Từ đây, tác phẩm giống như lời ca tha thiết yêu thương, dễ dàng chạm đến trái tim con người. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi quả là một con người tài hoa.
-> Câu sử dụng biện pháp so sánh: Từ đây, tác phẩm giống như lời ca tha thiết yêu thương, dễ dàng chạm đến trái tim con người.
Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước - mẫu 6
Nhắc tới các tác phẩm viết về đề tài quê hương, đất nước, chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua một sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Đình Thi mang tên "Đất nước". Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa giọng điệu trữ tình và chính luận. Bên cạnh đó, hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc cùng ngôn ngữ giàu sức gợi cũng giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được hình tượng đất nước trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Qua đây, em càng thêm yêu quý, tự hào về mảnh đất hình chữ S. Đồng thời, trân trọng, biết ơn công lao to lớn như trời bể của thế hệ đi trước.
-> Câu sử dụng biện pháp so sánh: Đồng thời, trân trọng biết ơn công lao to lớn như trời bể của thế hệ đi trước.
Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước - mẫu 7
Bên cạnh nét đặc sắc về chủ đề, những độc đáo trong hình thức nghệ thuật cũng là yếu tố làm nên thành công cho tác phẩm "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi. Trước hết, nhà thơ sử dụng thể thơ tự do, không bó buộc số lượng chữ. Nhờ đó, dòng chảy cảm xúc của nhân vật trữ tình được phát triển, thăng hoa một cách tự nhiên nhất. Tiếp đến, sự kết hợp hài hòa giữa giọng điệu trữ tình - chính luận cũng góp phần thể hiện cảm xúc yêu mến cùng suy tư sâu lắng về Tổ quốc và con người Việt Nam. Có thể thấy, bằng ngòi bút tài hoa, tâm hồn tinh tế, Nguyễn Đình Thi đã mang đến cho người đọc một sáng tác hay về chủ đề quê hương, đất nước. Theo thời gian, những giá trị, ý nghĩa tốt đẹp của "Đất nước" sẽ mãi sáng ngời giống như ánh nắng mặt trời trường tồn, bất diệt.
-> Câu sử dụng biện pháp so sánh: Theo thời gian, những giá trị, ý nghĩa tốt đẹp của "Đất nước" sẽ mãi sáng ngời giống như ánh nắng mặt trời trường tồn, bất diệt.
Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước - mẫu 8
"Đất Nước" là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Đình Thi. Tác phẩm được viết theo thể thơ tự do với những câu thơ dài, ngắn khác nhau. Vậy nên, nhà thơ có thể thỏa sức sáng tạo và bày tỏ những xúc cảm của mình về đất nước. Không chỉ vậy, với những hình ảnh thơ giàu sức gợi, tác giả đã mang đến cho người đọc những hình dung về mùa thu Hà Nội và hình ảnh quê hương. Mùa thu với "hương cốm", "gió heo may", "nắng lá rơi đầy" đầy thi vị. Viết về đất nước đau thương nhưng anh hùng, tác giả dùng những hình ảnh như "cánh đồng quê chảy máu", "Dây thép gai đâm nát trời chiều", "Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất". Chúng đã góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Nhờ tài năng trong việc sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Đình Thi đã mang đến cho người đọc một bài thơ ý nghĩa viết về Tổ quốc thân yêu. Qua đây, người đọc thêm yêu, thêm tự hào về một đất nước anh hùng, bất khuất.
Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước - mẫu 9
Đọc bài thơ "Đất Nước" của Nguyễn Đình Thi, độc giả có thể thấy được những đặc sắc về nghệ thuật. Với giọng điệu thơ giàu cảm xúc khiến cho bài thơ vang lên đầy thiết tha, tự hào. Không chỉ vậy, bằng việc sử dụng biện pháp tu từ liệt kê "cánh đồng, ngả rừng, dòng sông", tác giả đã góp phần khắc họa đất nước bình dị, gần gũi. Ngoài ra, tác giả còn mang đến cho người đọc những hình ảnh thơ đặc sắc, giàu sức gợi. Khi nói về đất nước đau thương, Nguyễn Đình Thi nhắc đến "cánh đồng quê chảy máu", "dây thép gai đâm nát trời chiều". Điều đó giúp người đọc có thể hình dung ra những gian khổ mà cả dân tộc phải gánh chịu. Bài thơ còn mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Tác giả đã xây dựng hình ảnh những người lính anh hùng, bất khuất chiến đấu. Với nhà thơ, đất nước là một phần máu thịt trong kí ức của mỗi người. Đặc biệt cách ngắt nhịp độc đáo, ấn tượng khiến cho bài thơ vang lên như một lời khẳng định về đất nước anh hùng, bất khuất.
Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước - mẫu 10
Đề tài đất nước từ lâu đã trở thành một chủ đề quen thuộc trong văn học và thơ ca. Các nhà văn, nhà thơ đã đã sáng tác ra rất nhiều những tác phẩm hay về đề tài này. Một trong số đó phải kể tới bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm. Nguyễn Đình Thi sử dụng các câu thơ theo một cấu trúc linh hoạt, xen kẽ giữa câu dài và câu ngắn, tạo nên một nhịp điệu đa dạng cho bài thơ. Hình ảnh trong bài thơ sống động, tràn đầy biểu cảm, đôi khi tương phản sắc nét, và chúng mang tính tổng quan cao. Nhà thơ chú trọng vào việc diễn tả sâu sắc, tinh tế giọng điệu nội tâm của nhân vật, cùng với sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tưởng. Bài thơ giống như một lời ca ngợi, như tiếng lòng yêu nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.
Đoạn văn bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước - mẫu 11
Nguyễn Đình Thi là gương mặt tiêu biển trong đề tài "đất nước". Và tác phẩm gây được tiếng vang và thể hiện tình yêu nước của ông chính là bài thơ "Đất nước". Bài thơ thể hiện được sự thay đổi của đất nước trong mỗi thời kì thông qua hình ảnh thu Hà Nội. Các câu thơ trong bài có độ dài, ngắn xen kẽ nhau cùng nhịp điệu biến đổi linh hoạt. Ngoài ra, bài có sự kết hợp với những hình ảnh sinh động, biểu cảm, có những đoạn hình ảnh tương phản, có sức khái quát cao tạo cho bài thơ như một áng văn hay ca ngợi về tình yêu quê hương, đất nước. Đồng thời, nhà thơ cũng chú ý diễn tả sâu sắc, tinh tế tiếng nói nội tâm của nhân vật trữ tình. Trong đó có sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tưởng.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:
- Hãy viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ “Mùa hoa mận” của Chu Thuỳ Liên.
- Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ:“Sáng mát trong như sáng năm xưa/Gió thổi mùa thu hương cốm mới/Tôi nhớ những ngày thu đã xa/Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/Những phố dài xao xác hơi may/Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
- Hãy giới thiệu và nêu ý kiến đánh giá của em về một bài thơ thuộc đề tài quê hương đất nước.
- Từ hai dòng thơ: "Gương mặt em, bạn bè tôi không biết / Nên mỗi người có gương mặt em riêng", hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) thể hiện cảm nhận về nhân vật “em” trong bài thơ.
- Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) triển khai ý từ câu chủ đề sau đây: Đừng để người thân bị tổn thương vì sự vô tâm của bạn
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều