Soạn bài Người ở bến sông Châu - Cánh diều
Với soạn bài Người ở bến sông Châu trang 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.
1. Chuẩn bị
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Văn bản “Người ở bến sông Châu” là góc nhìn con người với những thân phận đầy ám ảnh, trong đó đặc biệt là nhân vật dì Mây, cô vừa trải qua chiến tranh khắc nghiệt, lỡ chuyến đò, lỡ người mình yêu, mất đi người chị, nhưng dì vẫn sống đầy nhân ái, yêu thương và bao dung. Hình ảnh dì Mây nhận nuôi và ru bé Cún ở cuối tác phẩm để lại sự day dứt, thương xót cho người đọc.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tóm tắt sự việc chính của phần này.
Trả lời:
- Sự việc 1: Chú San đi lấy vợ. Chú San đi học nghề ở nước ngoài về mấy tháng nay, chưa có việc lấy vợ là cô Thanh giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông
- Sự việc 2: Dì Mây trở về: Dì Mây đi bộ đội đã rất lâu mọi người tưởng rằng dì không còn nữa, dì về làm ông, làm cho Mai và mọi người ai cũng vui mừng, phấn khởi vì dì được bình an.
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện.
Trả lời:
- Lời đối thoại của chú San: Ân hận, hối lỗi, muốn được làm lại với dì.
- Lời đối thoại của dì Mây: Hụt hẫng, tiếc nuối, tủi thân nhưng rất cương quyết
- Lời bình luận của người kể: Tiếc nuối cho mối tình dang dở giữa chú San và dì Mây.
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý tác dụng của biện pháp điệp từ trong đoạn này.
Trả lời:
- Biện pháp điệp ngữ nhằm khắc họa không gian thơ mộng, chan chứa tình yêu thường giữa đôi trai gái.
Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hình dung tâm trạng của các nhân vật
Trả lời:
- Lúc này tâm trạng của dì Mây và chú San cả hai đều nhớ tới những kỉ niệm xưa cũ, kỉ niệm một thời yêu nhau nồng nhiệt. Cả hai đều mang cảm xúc tiếc nuối, vô vọng.
Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về quyết định của nhân vật dì Mây
Trả lời:
- Thái độ của dì Mây rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ.
Câu 6 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý thái độ của các nhân vật
Trả lời:
- Những người dân xóm Trại ai biết tin dì Mây về cũng đến thăm nom, hỏi han chia sẻ, cảm thông với dì.
- Mai – cháu dì cũng suốt ngày bên cạnh dì an ủi, động viên dì
→ Mọi người ai ai cũng quý mến và yêu thương dì Mây.
Câu 7 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Mái tóc dì Mây trước kia: Dì Mây thường sai Mai lấy ghế đẩu cho dì chải tóc. Tóc dì đen óng mượt
- Mái tóc dì bây giờ: Rụng đi nhiều, xơ và thưa hơn
→ Ý nghĩa: Hình ảnh mái tóc dì đã phơi bày những hiện thực đau đơn của cuộc chiến tranh tàn ác, nơi rừng thiêng, nước độc, hoang vu, sướng muối những trận đổ bệnh vì sốt rét…Đã khiến cho dung nhan, vẻ đẹp của những người con gái bị hủy hoại. Không chỉ dì Mây mà rất nhiều những nữ thanh niên xung phong họ cũng đã hi sinh tuổi trẻ, vẻ đẹp thiếu nữ của mình để đất nước được bình yên, hạnh phúc
Câu 8 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý tâm trạng của nhân vật dì Mây
Trả lời:
- Khi lũ trẻ trên thuyền nói đến chuyện dì lấy chồng. Dì Mây thoáng buồn, chắc hẳn dì thấy nuối tiếc cho cuộc đời dang dỡ của mình. Dì cũng như bao người con gái khác mơ về một hạnh phúc trọn vẹn với người mình yêu những có lẽ với dì điều đó giờ đây thật quá đỗi xa xỉ.
Câu 9 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tình huống nào đã làm nhân vật bộc lộ phẩm chất và tính cách
Trả lời:
- Tình huống dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn, khi cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ.
- Ở tình huống này, ta thấy được phẩm chất tốt bụng, tính cách thương người, luôn nghĩ tới người khác của dì Mây. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.
Câu 10 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo em, vì sao lúc này dì Mây lại khóc?
Trả lời:
- Tiếng khóc lúc này của dì Mây chứa biết bao sự xót xa, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước, chờ mong và vui buồn lẫn lộn. Dì tiếc nuối cho cuộc đời mình, cho mối tình dang dở và hạnh phúc mà đáng ra dì xứng đáng nhận được. Nhưng chỉ vì hoàn cảnh nghiệt ngã mà dì không thể có được.
Câu 11 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi suy nghĩ gì về hậu quả chiến tranh.?
Trả lời:
- Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún đã gợi ra những hậu quả đáng thương của chiến tranh, bom đạn chiến tranh đã cướp đi những người mẹ khi con mình con thơ ngay dại dột.
Câu 12 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đoạn này cho biết những thông tin quan trọng nào?
Trả lời:
- Đoạn này cho biết những thông tin gì quan trọng là:
+ “Dì Mây chắn cửa hầm che chở cho thương binh. Bom nổ người lính công binh sốt rét tóc rụng trọc đầu vẫn lành lặn, còn cô y sĩ Trường Sơn bị mảnh đạn phạt một chân”
+ “Chú Quang đi suốt dọc sông Châu tìm cô y sĩ Trường Sơn đã cứu mình thoát nạn”
Câu 13 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây.
Trả lời:
- Tiếng ru lúc đầu trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa, sau đó thì êm ái, trong sáng, mênh mang, ngân nga sâu lắng tận sâu thẳm con tim những người lính. Tiếng ru hòa lẫn vào hơi thở sông nước trong đêm, hòa vào hương thơm của cây cỏ, đất trời.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?
Trả lời:
- Phần 1: Từ đầu đến “di lên vách bếp”
+ Chú San đi lấy vợ
+ Dì Mây trở về xóm Trại
- Phần 2: Tiếp đến “Sóng nước lao xao”
+ Cuộc sống giản dị của dì Mây ở quê nhà
- Phần 3: Tiếp đến “ở phía cuối con đường về bến”
+ Dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn
- Đoạn 4: Còn lại
+ Những phẩm chất cao đẹp của dì Mây
→ Tác giả đã xây dựng cốt truyện với rất nhiều những sự việc, tình huống bất ngờ, cao trào, hấp dẫn. Để câu chuyện hấp dẫn và thu hút được người đọc.
Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này? Hãy vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện
Trả lời:
- Dì Mây là nhân vật trung tâm trong câu chuyện này.
Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích, làm sáng tỏ tính cách và phẩm chất của nhân vật dì Mây trong truyện qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu. Nêu nhận xét về cuộc đời và tính cách của nhân vật dì Mây
Trả lời:
- Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạn gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.
Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu.
Trả lời:
* Hoàn cảnh
- Trước khi đi xung phong
+ Có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San.
+ Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn.
→ Mỗi người mỗi ngả
- Khi từ chiến trường bom đạn chờ về
+ Dì bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh.
+ Chú San thì đã lấy vợ đúng vào ngày dì trở về
→ Tình cảnh đáng thương, trớ trêu, tủi thân của dì.
* Ngoại hình
- Trước khi đi xung phong
+ Tóc dì đen dài, óng mượt
+ "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”
- Khi từ chiến trường bom đạn chờ về
+ Mái tóc dì xơ và thưa hơn nhiều
→ Bom đạn chiến tranh đã lấy đi tuổi thanh xuân, tươi đẹp của những người con gái đôi mươi.
* Phẩm chất tính cách
- Dứt khoát, cương quyết
+ Thái độ của dì Mây rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San.
+Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ.
- Vượt lên hoàn cảnh
+ Mặc dù phải dùng chân giả nhưng dì vẫn giúp ông chèo đò
+ Vẫn sống tiếp sau cú sốc đau đớn về tinh thần.
- Yêu thương con người và tốt bụng
+ Không khi nào dì Mây lấy tiền đò của những lứa học sinh đi học cấp 3 trường huyện.
- Khi dì Mây giúp cô Thanh (vợ chú San) vượt cạn, khi cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ à phẩm chất tốt bụng, tính cách thương người, luôn nghĩ tới người khác của dì Mây. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.
→ Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái bước ra từ chiến tranh, mạnh mẽ kiên cường, nhưng đầy tình yêu thương, vị tha sâu sắc,
Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
Trả lời:
- Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian là:
+ Không gian: Dòng sông, con đò, cây cầu
+ Thời gian: Ngày dì Mây trở về, chập tối, đêm, sáng, chiều chiều, đêm mưa, tháng ba lại về, cuối thu, đêm sông Châu.
- Ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.
+ Hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu như chứng nhân quan trọng chứng kiến mọi thăng trầm, biến cố đổi thay của những người dân nơi đây.
+ Hơn hết đó còn là những sự vật âm thầm chứng kiến những thăng trầm cuộc đời nhân vật chính, dòng sông Châu là nơi chứng kiến tình yêu đẹp đẽ, trong trẻo, thơ mộng của chú San và dì Mây, bến đò là nơi dì Mây chèo đò đưa chú San đi học. Bến đò cũng là nơi đón dì Mây từ chiến trường bom đạn trở về, dòng sông là nơi chứng kiến, cảm thương trước hoàn cảnh nghiệt ngã, đau thương của dì Mây, khi chứng kiến chú San đi lấy vợ đúng ngày mình trở về.
Câu 6 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về điểm nhìn và người kể chuyện trong văn bản.
Trả lời:
- Truyện ngắn Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh) người kể chuyện toàn tri mượn quan điểm, thái độ, cảm giác của nhân vật Mai để kể chuyện. Bằng cách này , điểm nhìn nghệ thuật có sự đan xen, chuyển đổi từ điểm nhìn bên ngoài (tác giả) sang điểm nhìn bên trong (nhân vật Mai) và ngược lại.
Câu 7 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trả lời:
Truyện ngắn Người ở bến sông Châu để lại những bài học thấm đượm giá trị nhân văn sâu sắc. Truyện ngắn như phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh khi con người không những phải chịu đựng những mất mát về thể xác mà còn phải chịu những nỗi đau về tinh thần. Như dì Mây trong câu chuyện, hoàn cảnh chiến tranh đã cướp đi tuổi thanh xuân, mối tình đẹp đẽ dang dở của dì. Từ câu chuyện đó như một bài học với những người trẻ chúng ta, chúng ta thật may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình độc lập, không còn bom đạn, chia li. Chính vì vậy chúng ta cần biết trân trọng những gì mình đang có và biết ơn những người đi trước họ đã hi sinh cuộc đời mình để đất nước được hòa bình, hạnh phúc.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều