Soạn bài Đọc hiểu văn bản trang 116, 117 (Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 lớp 10) - Cánh diều

Với soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2: Đọc hiểu văn bản trang 116, 117 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Hãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản đã học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Tham khảo và hoàn thành bảng sau:

Loại văn bản đã học

Thể loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản

Văn bản văn học



Văn bản nghị luận



Trả lời:

Loại văn bản đã học

Thể loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản

Văn bản văn học

- Tiểu thuyết lịch sử

- Truyện ngắn

- Tiểu thuyết lịch sử

- Thơ

- Thơ

- Thơ

- Thể cáo

- Thơ nôm

- Kiêu binh nổi loạn

- Người ở bến sông Châu

- Hồi trống Cổ Thành

- Thu hứng – Bài 1

- Tự tình – Bài 2

- Thu điếu

- Bình Ngô đại cáo

- Bảo kính cảnh giới

Văn bản nghị luận

- Nghị luận


- Nghị luận


- Nghị luận

- Nghị luận

- Con phải hơn cha để nhà có phúc

- Gió thanh lay động cành cô trúc

- Đừng gây tổn thương

- Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc

Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nêu tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong sách Ngữ văn 10, tập hai và chỉ ra đặc điểm cơ bản cần chú ý khi đọc mỗi thể loại đó.

Trả lời:

- Tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong sách Ngữ văn 10, tập hai và đặc điểm cơ bản cần chú ý khi đọc mỗi thể loại:

+ Kiêu binh nổi loạn: Truyện tiểu thuyết chương hồi. 

+ Hồi trống Cổ Thành: Tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử

Đặc điểm: Tiểu thuyết chương hồi là sự phân chia tác phẩm thành những hồi khác nhau. Mỗi hồi đều có tiêu đề khái quát nội dung được trình bày trong hồi.

+ Người ở bến sông Châu: Truyện ngắn

Đặc điểm: ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. 

Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích ý nghĩa của những nội dung chủ đề đặt ra trong các bài thơ được học. Xác định những điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này.

Trả lời:

- Đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai:

+ Nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai đáp ứng được những chức năng chủ yếu của văn học: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giao tiếp... 

+ Có sự hoà hợp giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mỹ

- Phân tích ý nghĩa của những nội dung chủ đề đặt ra trong các bài thơ được học. 

+ Bài “Thu hứng” – Bài 1: bài thơ không chỉ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu mà còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.

+ Bài “Tự tình” – Bài 2: thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, đồng thời bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ.

+ Bài “Thu điếu”: là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế.

- Những điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này.

+ Đọc trước câu hỏi trước khi đi vào đọc thơ

+ Chú ý hình thức bên ngoài của thơ: thể thơ, âm, vần, thanh, cách ngắt nhịp, …

+ Chú ý đọc kĩ những câu thơ mang tư tưởng tác giả, hoặc câu có nội dung quan trọng

+ Đọc và cảm nhận hình ảnh, nội dung trong thơ.

Câu 4 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nhận xét về đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.

Trả lời:

- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là:

+ Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.

+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.

+ Chú ý những nội dung quan trọng trong văn bản để trả lời câu hỏi.

Khi đọc hiểu các văn bản nghị luận văn học và trả lời câu hỏi sẽ giúp em có thêm nhiều kiến thức hơn về những vấn đề trong văn học.

Câu 5 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trình bày cấu trúc của bài Thơ văn Nguyễn Trãi bằng một sơ đồ? Nêu các nội dung chính của văn bản Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp. Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này.

Trả lời:

Soạn bài Đọc hiểu văn bản trang 116, 117 (Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 lớp 10) | Hay nhất Soạn văn 10 Cánh diều

- Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này.

+ Về Bình Ngô đại cáo: ghi đậm giá trị văn chương ở sự sáng tạo hình tượng và hình ảnh trong tác phẩm, chính nhờ yếu tố này mà chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn sâu sắc trong văn bản có sức lay động mạnh mẽ, sự trường tồn bất diệt theo thời gian và trong lòng người.

+ Về Bảo kính cảnh giới – Bài 43: Bài thơ không chỉ vẽ nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè mà còn là tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. Về nghệ thuật, bài thơ có từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. Đồng thời, bài thơ sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác