Soạn bài Viết trang 117 (Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 lớp 10) - Cánh diều

Với Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2: Viết trang 117 Ngữ văn lớp 10 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

Câu 6 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nêu tên các kiểu văn bản nghị luận được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 10, tập hai; nhận xét điểm khác nhau của các kiểu văn bản viết được rèn luyện ở Ngữ văn 10, tập hai so với Ngữ văn 10, tập một. Ví dụ:

Kiểu bài

Tập một

Tập hai

Nghị luận xã hội

M: Bàn về một vấn đề gắn với các tác phẩm văn học

M: Bàn về một tư tưởng, hiện tượng trong cuộc sống

Trả lời:

Kiểu bài

Tập một

Tập hai

Nghị luận xã hội








Nghị luận văn học

- Bàn về một vấn đề gắn với các tác phẩm văn học

- Nghị luận về một vấn đề xã hội

- Bàn luận, thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

- Bàn về một tư tưởng, hiện tượng trong cuộc sống

- Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội




- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện


- Nhận xét điểm khác nhau của các kiểu văn bản viết được rèn luyện ở Ngữ văn 10, tập hai so với Ngữ văn 10, tập một: Ở tập một, chúng ta được rèn luyện viết chủ yếu về kiểu bài nghị luận xã hội, sang đến tập hai, ngoài nghị luận xã hội, chúng ta được đi sâu, luyện viết về nghị luận văn học.

Câu 7 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau về yêu cầu viết (mục đích và nội dung) của bài nghị luận Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn họcNghị luận về một vấn đề xã hội đã học. Hoàn thành yêu cầu của bài tập vào vở theo bảng sau:

Tên kiểu văn bản

Mục đích và nội dung

Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học


Nghị luận về một vấn đề xã hội


Trả lời:

Tên kiểu văn bản

Mục đích và nội dung

Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

- Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó. 

- Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó.

Nghị luận về một vấn đề xã hội

- Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề.

- Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó

Câu 8 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nêu một số vấn đề xã hội mà em thấy có thể viết bài nghị luận để phát biểu ý kiến của mình. Giải thích vì sao đó là vấn đề xã hội cần có ý kiến.

Trả lời:

- Một số vấn đề xã hội mà em thấy có thể viết bài nghị luận để phát biểu ý kiến của mình: 

+ Dịch bệnh COVID-19

+ Bàn về hiện tượng hàng giả, hàng nhái trên thị trường hiện nay

+ Hiện tượng nghiện Facebook

+ Về vấn đề sẻ chia và đồng cảm

+ Vai trò của nguồn nước sạch đối với đời sống con người

+ Nạn bạo hành trẻ em

+ Vấn đề lãng phí thời gian

- Trên đây đều là những vấn đề xã hội cần có ý kiến, đề cập đến những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội, gây ra nhiều ý kiến trái chiều và cần được đưa ra bàn luận, phân tích mặt tốt xấu để từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất và góc nhìn cá nhân của người viết đến vấn đề nghị luận.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác