Soạn bài Viết truyện kể sáng tạo (trang 30) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Viết truyện kể sáng tạo trang 30, 31, 32, 33, 34, 35 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Đề bài (trang 30 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Ở phần Viết của bài học này, em sẽ được thử sức viết một tác phẩm truyện dựa trên một truyện mà em đã đọc hoặc với cốt truyện do em sáng tạo. Em hãy phát huy khả năng tưởng tượng của mình, vận dụng những hiểu biết về đặc điểm của thể loại truyện để trải nghiệm việc sáng tác một tác phẩm mới.

* Yêu cầu:

- Sử dụng ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba).

- Giới thiệu được bối cảnh (thời gian, không gian), nhân vật và câu chuyện.

- Xây dựng nhân vật với một số yếu tố như lai lịch, ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ.

- Sắp xếp chuỗi sự kiện theo trình tự hợp lí.

- Sử dụng hiệu quả các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

* Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản “Con mèo Đại Uý

1. Giới thiệu bối cảnh (thời gian, không gian), nhân vật câu chuyện.

- Bối cảnh câu chuyện:

+ Thời gian: Buổi sáng cuối tuần.

+ Không gian: Tiệm cà phê Poa-rô (Poirot).

- Nhân vật của câu chuyện: những vị khách kì là, chị chủ quán A-du-xa (Azusa).

2. Giới thiệu sự kiện mở đầu câu chuyện

- Sự kiện mở đầu câu chuyện: Cách đây hai tuần có một chú mèo đi lạc tới tiệm cà phê của chị A-du-xa và đã giúp chị tìm được chiếc ví của một vị khách nên chị đã đặt tên cho nó là Đại Uý.

3. Xây dựng nhân vật qua hành động, lời nói.

- Tác giả đã miêu tả nhân vật Ô-xa-oa qua hành động và lời nói: lớn tiếng, không quan tâm  con mèo triệt sản hay chưa, nuôi mèo theo kiểu thả rông, vô cùng đắc chí khi con mèo nhày vào lòng hắn.

4. Sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Yếu tố miêu tả: Đại Uý ngồi khoanh chân, vẫy đuôi mừng.

- Yếu tố biểu cảm: Kì lạ thay,…

5. Chọn sự kiện kết thúc câu chuyện.

- Ông Ma-xu-cô nhận lại được chú mèo của mình, chị A-du-xa được chứng kiến một câu chuyện thú vị, Cô-nan thể hiện được tài năng của mình.

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Tìm ý tưởng cho truyện

Em tìm ý tưởng cho truyện bằng những cách sau:

- Dựa vào một truyện đã đọc:

+ Dựa vào một truyện tranh em yêu thích, chuyển thể thành truyện ngắn. Ví dụ ở bài viết tham khảo, người viết đã dựa vào hai phần trong trong tập 82 của truyện tranh Thám tử lừng danh Cô-nan để viết thành truyện ngắn Con mèo Đại Uý.

+ Trên cơ sở một “truyện chữ” đã đọc, tạo ra phiên bản mới bằng cách thay đổi nhân vật, sự kiện, chi tiết, ngôi kể,… theo ý tưởng của mình.

- Tự sáng tác một truyện mới: Em cần lựa chọn đề tài phù hợp cho tác phẩm như: tình bạn, tình cảm gia đình, tình thầy trò, lòng nhân hậu,…

b. Xây dựng khung truyện

- Khi dựa vào một truyện đã đọc, em cần:

+ Đọc kĩ truyện, tóm tắt chuỗi sự kiện, xác định chủ đề của truyện.

+ Dự kiến cách sáng tạo: điều chỉnh cốt truyện gốc (thêm hoặc bớt sự kiện, viết lại kết thúc truyện,…), thay đổi ngôi kể, bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm,…

- Tự sáng tác một truyện mới: Để xây dựng nội dung cho một tác phẩm truyện, em cần lựa chọn các yếu tố của truyện như người kể chuyện,bối cảnh, nhân vật, cốt truyện bằng cách tự đặt ra và trả lời các câu hỏi sau:

+ Ai là người kể chuyện?

Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất (theo lời một nhân vật) hoặc được kể từ ngôi thứ   ba.

+ Câu chuyện diễn ra ở đâu? Vào thời điểm nào?

Em nên miêu tả chi tiết không gian, thời gian diễn ra câu chuyện bằng cảm nhận của các giác quan (hình ảnh, âm thanh, mùi vị, cảm giác,…) để câu chuyện hiện ra cụ thể, sống động và thu hút hơn.

+ Những nhân vật nào có mặt trong câu chuyện?

Em hãy ghi lại vai trò của các nhân vật trong tác phẩm, đặc điểm về ngoại hình, tính cách,… Có thể sử dụng bảng sau để phác thảo chân dung của mỗi nhân vật dự kiến xuất hiện trong truyện:

Nhân vật

Vai trò

Ngoại hình

Tính cách

 

 

 

 

 

 

+ Câu chuyện diễn ra như thế nào?

Các sự kiện chính trong truyện cần được sắp xếp theo trật tự có chủ ý: có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Em nên chia sẻ ý tưởng xây dựng cốt truyện với các bạn trong nhóm và ghi lại những đề xuất hoặc phản hồi của các bạn để điểu chỉnh.

c. Lập dàn ý

Sắp xếp các ý tưởng ở trên thành một dàn ý. Dàn ý có thể được xây dựng theo các phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.

2. Viết bài

Khi viết kể chuyện sáng tạo, các em cần lưu ý:

- Xây dựng hội thoại để khắc hoạ nhân vật và phát triển mạch sự kiện.

- Sử dụng linh hoạt các yếu tố miêu tả, biểu cảm để câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

- Nếu viết một tác phẩm truyện chuyển thể từ truyện tranh, cần dựa vào hình ảnh trong truyện tranh để bổ sung các chi tiết miêu tả thời gian, không gian, nhân vật. Nếu viết một tác phẩm truyện dựa trên một “truyện chữ”, cần sáng tạo dựa trên cốt truyện đã có; tránh việc chỉ tóm tắt lại truyện một cách đơn giản. Chú ý ghi rõ truyện được được mô phỏng từ tác phẩm nào để đảm bảo yêu cầu về vấn đề sở hữu trí tuệ,

Bài viết tham khảo

Chuyến phiêu lưu của chú bé Rồng

Mùa hè năm ấy, khi những bông hoa phượng nở rộ rực rỡ, tôi được ba mẹ cho đi du lịch Đà Lạt. Nơi đây không chỉ có khí hậu mát mẻ, cảnh quan thơ mộng mà còn là nơi lưu giữ một truyền thuyết kỳ bí về chú bé Rồng.

Theo lời kể của người dân địa phương, vào thuở xa xưa, có một chú bé Rồng sống trong hang động bí mật trên đỉnh núi Langbiang. Chú bé Rồng có thân hình màu xanh ngọc bích, đôi mắt long lanh toả sáng và khả năng bay lượn trên bầu trời. Chú bé Rồng rất hiền lành, tốt bụng và luôn âm thầm giúp đỡ người dân trong những lúc khó khăn.

Một ngày nọ, một con quỷ dữ xuất hiện gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân Đà Lạt. Quỷ dữ to lớn, hung hãn, phun ra lửa và tàn phá mọi thứ. Người dân vô cùng sợ hãi, không biết phải làm gì để chống lại con quỷ dữ. Lúc này, chú bé Rồng dũng cảm quyết tâm tiêu diệt con quỷ dữ để bảo vệ người dân.

Trận chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Chú bé Rồng dùng sức mạnh phi thường của mình để chống lại con quỷ dữ. Cuối cùng, sau bao nỗ lực, chú bé Rồng đã chiến thắng và tiêu diệt con quỷ dữ. Người dân Đà Lạt vô cùng biết ơn và ca ngợi chú bé Rồng như một vị anh hùng.

Để tưởng nhớ công ơn của chú bé Rồng, người dân đã lập đền thờ trên đỉnh núi Langbiang. Ngôi đền uy nghi, tráng lệ và là điểm đến thu hút du khách khi đến Đà Lạt.

Đứng trước đền thờ chú bé Rồng, tôi cảm thấy vô cùng xúc động và lòng tràn đầy niềm tự hào. Hình ảnh chú bé Rồng dũng cảm, tốt bụng đã trở thành biểu tượng cho tinh thần quật cường và ý chí chiến thắng của người dân Đà Lạt.

Chuyến du lịch Đà Lạt đã cho tôi biết thêm về một truyền thuyết kỳ bí và ý nghĩa. Hình ảnh chú bé Rồng sẽ mãi là một kỷ niệm đẹp đẽ trong tâm trí tôi.

3. Chỉnh sửa

Đọc lại truyện đã viết, đối chiếu với yêu cầu để thực hiện việc chỉnh sửa, hoàn thiện. Lưu ý:

- Kiểm tra bối cảnh của câu chuyện: bổ sung chi tiết miêu tả không gian, thời gian trong câu chuyện (nếu chưa  thấy rõ ràng, cụ thể).

- Bổ sung các chi tiết về ngoại hình, hành động, cảm xúc, suy nghĩ, lời thoại của nhân vật nếu nhân vật được khắc hoạ mờ nhạt.

- Đánh số vào các ự kiện. Nếu trình tự các sự kiện chưa hợp lí, hãy sắp xếp lại. Có thể bổ sung từ ngữ thể hiện mối liên kết giữa các sự kiện.

- Nêu viết dựa trên một truyện đã đọc, cần kiểm tra các sự kiện, chi tiết người viết đã sáng tạo và chỉnh sửa (nêu thấy chưa hợp lí).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác