Soạn bài (Nói và nghe trang 97) Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Nói và nghe: Nghe và nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó trang 97, 98 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Đề bài (trang 97 sgk Ngữ văn 8 tập 2): Em được thay mặt lớn tham gia trao đổi thảo luận về một vấn đề lịch sử, xã hội (ví dụ: ý nghĩa của việc hiểu biết tri thức lịch sử, địa lí địa phương; cách bồi dưỡng tình yêu lịch sử và truyền thống dân tộc; cách ứng xử với những công trình văn hóa, lịch sử,...); sau đó, trình bày nội dung chính của buổi thảo luận cho cả lớp nghe.

Bước 1: Chuẩn bị nghe.

Bước 2: Lắng nghe và nắm bắt nội dung chính

Xem lại Những bí ẩn của thế giới tự nhiên (Ngữ văn 8, tập 1).

Bước 3: Trình bày nội dung chính đã nghe

• Vận dụng kĩ năng đã học để trình bày lại những nội dung chính đã nghe và ghi chép. Cần lưu ý:

Xem lại bản ghi chép; các ý kiến chính và lập luận của người nói, các điểm nhấn trong cuộc trao đổi, thảo luận mà em đã dự.

Sắp xếp nội dung ghi chép theo một trật tự mạch lạc, thuận tiện cho việc trình bày bài nói.

Ví dụ: Có thể tham khảo bảng sau để ghi chép các loại ý kiến đồng tình, phản đối và xu hướng chung của cuộc trao đổi, thảo luận về đề tài: Ý nghĩa của việc hiểu những tri thức về lịch sử, địa lí địa phương đối với mỗi người.

Ý kiến đồng tình

Ý kiến phản đối

Xu hứng chung của cuộc trao đổi, thảo luận

...................................... ...................................... ..................................................................................

• Tiếp theo, dùng Bảng kiểm kĩ năng nghe, nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó ở bài Những bí ẩn của thế giới tự nhiên (Ngữ văn 8, tập một) để tự đánh giá kĩ năng.

• Đối chiếu những gì đạt/ chưa đạt mà em đã đánh dấu trong bảng kiểm ở bài Những bí ẩn của thế giới tự nhiên (Ngữ văn 8, tập một) và bảng kiểm ở bài học này để thấy được những tiến bộ và những điều cần hoàn thiện của em.

* Đoạn văn tham khảo:

Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói của Bác là một lời nhắc nhở dân ta là phải biết trân trọng những giá trị lịch sử mà ông cha ta đã để lại.Giá trị lịch sử là cội nguồn của dân tộc, là những yếu tố hình thành nên nền văn hóa, truyền thống do thế hệ đi trước gây dựng, giữ gìn, lưu truyền và được kế thừa, phát huy. Lịch sử Việt Nam có những giai đoạn phong phú và đa dạng, từ thời kỳ tiền sử cho đến các triều đại phong kiến, thời kỳ đấu tranh giành độc lập và thời kỳ đổi mới hiện đại. Từng giai đoạn lịch sử đều có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước và dân tộc Việt Nam. Trân trọng lịch sử là thái độ, hành vi cần phải có (học hỏi, giữ gìn, bảo vệ, kế thừa, phát huy,...) của con người với những truyền thống, văn hóa lịch sử của dân tộc. Khi ta biết trân trọng giá trị lịch sử, chúng ta có thể học hỏi những kinh nghiệm, bài học từ quá khứ để áp dụng vào hiện tại và tương lai. Ngoài ra, việc trân trọng giá trị lịch sử Việt Nam cũng giúp chúng ta biết thêm về các di sản văn hóa, danh nhân lịch sử của Việt Nam, đẩy mạnh vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của chúng. Việc trân trọng giá trị lịch sử cũng giúp tăng cường lòng tự hào dân tộc, củng cố và thắt chặt tình đoàn kết của người Việt Nam trong quá trình xây dựng một đất nước hùng mạnh, giàu có và văn minh.Câu chuyện về Giáo sư Trần Văn Khê tham dự một hội nghị văn học tại Pháp chính là minh chứng cho tinh thần tự tôn lịch sử dân tộc. Hôm ấy, chỉ có mình ông là người Việt. Một cựu Thủy sư Đề đốc người Pháp đã nói rằng: “Tôi sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể”. Lời nói ấy đã chạm đến lòng yêu nước của Giáo sư Trần Văn Khê. Khi đến phần giao lưu, ông xin phép được bày tỏ: “Chẳng biết khi ngài qua Việt Nam, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của nước Việt? Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách…”. Khi nghe những lời ấy, vị người Pháp kia đỏ mặt. Kết thúc hội nghị, ông ta đến xin lỗi và ngỏ ý mời Giáo sư Khê đến nhà dùng cơm nhưng Giáo sư đã từ chối. Ông nói rằng: “Tôi tha thứ nhưng tôi chưa thể quên”. Trân trọng giá trị lịch sử mang ý nghĩa vô cùng lớn với mỗi dân tộc. Điều đó thể hiện sự biết ơn với công lao của bao thế hệ đi trước đã gây dựng và là sức mạnh nội tại để cá nhân và cộng đồng chung tay góp phần đẩy lùi sự xói mòn về văn hóa, tư tưởng trong thời điểm giao thoa văn hóa toàn cầu. Tuy nhiên, trái lại với sự trân trọng ấy là sự vô ơn. Có những người lớn lên, được nuôi dưỡng trong nước nhà nhưng sau đó lại quay lưng nói xấu, có hành vi phản động, hạ thấp đất nước.Hôm nay, chúng ta được sống trong hòa bình, dẫu rằng cuộc sống vẫn còn bộn bề khó khăn, vất vả nhưng chúng ta phải biết ơn và trân trọng công sức của cha ông ta và cùng nhau giúp đất nước ngày một phát triển, giàu mạnh.

* Các ý chính của phần thảo luận:

Vấn đề: Ý nghĩa của việc trân trọng các giá trị lịch sử

- Giải thích: giá trị lịch sử là cội nguồn của dân tộc, là những yếu tố hình thành nên nền văn hóa, truyền thống do thế hệ đi trước gây dựng, giữ gìn, lưu truyền và được

kế thừa, phát huy.

=> Giá trị lịch sử làm nên giá trị riêng của mỗi đất nước, dân tộc.

- Trân trọng giá trị lịch sử là thái độ, hành vi của con người đối với những truyền thống, văn hóa lịch sử của dân tộc: học hỏi, giữ gìn, bảo vệ, kế thừa, phát huy, ...

- Ý nghĩa của việc trân trọng những giá trị lịch sử trong đời sống dân tộc:

+ Thể hiện sự biết ơn với công lao của bao thế hệ đi trước đã gây dựng.

+ Là sức mạnh nội tại để cá nhân và cộng đồng chung tay, góp phần đẩy lùi sự "xói mòn" về văn hóa, tư tưởng trong thời điểm giao lưu văn hóa toàn cầu.

+ Giúp con người chủ động tìm hiểu, từ đó có nhận thức sâu rộng hơn về cội nguồn, quê hương, đất nước.

=> Có ý thức, trách nhiệm về vai trò của bản thân; góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của dân tộc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Chân trời sáng tạo khác