Soạn bài Viết thư trao đổi về công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm - ngắn nhất Kết nối tri thức
Soạn bài Viết thư trao đổi về công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm trang 80 → trang 85 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
Đề bài (trang 80 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều lí do khiến chúng ta phait viết thư. Việc viết thư thường xuất phát từ những lí do riêng tư như để bày tỏ tình cảm, cảm xúc với người thân, bạn bè,… Khi đó, thư được coi thuộc về đời sống cá nhân. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, chúng ta viết thư để giải quyết công việc hoặc trao đổi suy nghĩ về một vấn đề được nhiều người quan tâm. Thư hướng tới mục đích đó có thể được chia sẻ rộng rãi. Trong bài học này, bạn sẽ thực hành viết một bức thư ở dạng cần được công bố.
* Yêu cầu:
- Xác định rõ đối tượng nhận thư (cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức).
- Thể hiện rõ mục đích viết thư và vấn đề chính được trình bày, trao đổi, bàn luận trong thư.
- Trình bày tường minh, mạch lạc các thông tin (nếu mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin) hoặc triển khai các nội dung phù hợp để khẳng định một quan niệm hay sự cần thiết phải tiến hành công việc hay hoạt động (nếu mục đích chủ yếu là thuyết phục).
- Sử dụng ngôn ngữ (gồm cả ngôn ngữ xưng hô) phù hợp với mục đích viết thư và người nhận.
- Sử dụng yếu tố bổ trợ để đạt được mục đích viết một cách hiệu quả.
* Phân tích bài viết tham khảo
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Địa điểm và thời gian viết thư.
- Địa điểm: Phri-đéc-Mi-xtếch (Frýdek – Místek ).
- Thời gian: Ngày 22 tháng 2 năm 2009
2. Người nhận thư
- Người nhận thư: Ma-két-ta (Markéta)
3. Mở đầu thư bằng cách thăm hỏi sức khoẻ, công việc.
- Em có khoẻ không? Việc học hành năm nay ra sao rồi?
4. Dẫn dắt vào vấn đề cần trao đổi
- Đã lâu lắm rồi chị không viết thư cho em, nhưng hôm nay, với tư cách là người chị, chị quyết định “sửa chữa khuyết điểm”. Chị đã đúc kết được một kinh nghiệm vô cùng thú vị đó là “trông người mà nghĩ đến ta”. Và ngay bây giờ chị sẽ giải thích cho em hiểu nhé.
5. Kể câu chuyện có liên quan đến vấn đề trao đổi.
- Câu chuyện người chị tình cờ tìm thấy thanh kẹo sô cô la mà người em đã cho và nhớ lại những lời người em nói. Từ đó người chị đã đi tìm hiểu các thông tin về thanh kẹo.
6. Tìm hiểu vấn đề được gợi ra từ câu chuyện: tình trạng bất công với nhiều người lao động ở châu Phi.
- Từ thanh keo sô cô la mà người em đã cho, người chị tìm hiểu và biết được người làm ra thanh kẹo là người Dăm-bi-a đã nhận được lương đủ giúp cho anh ta và gia đình sống khấm khá. Nhưng sau đó người chị đã tìm hiểu được nhiều người dân châu Phi, kể cả trẻ em, đã không nhận được tiếng công xứng đáng với sức lao động họ bỏ ra.
7. Nêu bằng chứng cho vấn đề.
- Một gia đình ở Kê-ni-a sống trong căn nhà gỗ đã long rời từng mảnh, bảy người trong gia đình phải lao đông vất vả mới đủ tiền nuôi gia đình.
8. Đưa ra giải pháp góp phần giải quyết vấn đề đã nêu.
- Gia nhập thị trường thương mại bình đẳng quốc tế.
- Người chủ phải thiết lập điều kiện làm việc tốt hơn rất nhiều.
9. Khẳng định quan điểm của người viết.
- Ngôi nhà được xây mới, bọn trẻ được đến trường, có cơ hội để tạo dựng tương lai tương sáng hơn.
10. Chia sẻ tình cảm, cảm xúc.
- Người chị thấy vui khi biết rằng điều kiện làm việc thuận lợi sẽ dẫn đến một cuôcj sống tốt đẹp.
- Người chị thấy buồn vì ít người có được cơ hội ấy.
11. Thuyết phục người nhận thư đồng tình với quan điểm của mình.
- Người chị chia sẻ với người em những điều học được từ thanh kẹo và khẳng định trên trái đất vẫn còn nhiều người tốt luôn giúp đỡ người khác giúp họ cải thiện được cuộc sống.
- Khẳng định người em cũng hiểu được điều đó khi tặng người chị thanh kẹo.
12. Người viết thư.
- Đô-mi-ni-ca (Dominika)
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Giữa người viết thư và người nhận thư có mối quan hệ gì? Quan hệ đó thể hiện như thế nào qua ngôn ngữ được dùng trong thư? Người nhận thư có đặc điểm gì đáng chú ý?
Trả lời:
Mối quan hệ giữa người viết thư và người nhận thư:
- Mối quan hệ: Chị em gái.
- Thể hiện qua ngôn ngữ:
+ Sử dụng đại từ "em" thể hiện sự thân mật, gần gũi.
+ Giọng văn nhẹ nhàng, chia sẻ.
+ Sử dụng các từ ngữ thể hiện sự quan tâm với em gái.
- Đặc điểm của người nhận thư: Là em gái của người viết.
Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bức thư này được viết nhằm mục đích gì? Thư trao đổi, bàn luận về vấn đề gì?
Trả lời:
- Mục đích: Hỏi thăm người em đồng thời chia sẻ câu chuyện đằng sau chiếc sô cô la cô em tặng.
- Nội dung:
+ Hỏi thăm về người em, bày tỏ cảm xúc của mình với em.
+ Bức tranh về câu chuyện “Mua sản phẩm thương mại tự do- một nghĩa cử cao đẹp” có thể giúp điều kiện lao động của nhiều người trở nên tốt hơn. Từ đó chất lượng cuộc sống con người trở nên tốt hơn.
Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phần mở đầu thư có gì đáng chú ý? Nội dung tiếp theo của bức thư triển khai theo trình tự nào? Trình tự đó có liên quan như thế nào với mục đích viết thư?
Trả lời:
- Phần mở đầu:
+ Bắt đầu bằng những lời hỏi thăm.
+ Nêu câu hỏi tu từ để thu hút sự chú ý của người nhận.
- Trình tự triển khai:
+ Giải thích về món quà đặc biệt: thanh kẹo sô cô la.
+ Dẫn chứng về câu chuyện “mua sản phẩm thương mại tự do – một nghĩa cử cao đẹp” ẩn sau thanh sô cô la.
+ Nói lên tầm quan trọng của việc gia nhập thị trường thương mại bình đẳng quốc tế. Từ ấy cho thấy điều kiện lao động tốt có thể dẫn tới cuộc sống tốt.
+ Hi vọng nhiều người có được cơ hội như vậy.
- Liên quan giữa trình tự và mục đích:
+ Trình tự logic, chặt chẽ, dẫn dắt người đọc từ nhận thức vấn đề đến hành động giải quyết.
+ Giúp người đọc hiểu rõ sự quan trọng của việc nâng cao điều kiện lao động.
Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Người viết dùng những yếu tố bổ trợ nào để thuyết phục người đọc về vấn đề được bàn đến trong thư?
Trả lời:
- Yếu tố bổ trợ: Những dẫn chứng thực tế, những câu chuyện có thật mà người chị biết.
Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Qua bức thư, bạn rút ra được kinh nghiệm gì khi viết thư?
Trả lời:
- Kinh nghiệm viết thư:
+ Xác định rõ mục đích viết thư.
+ Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với người nhận.
+ Trình bày nội dung theo trình tự logic, chặt chẽ.
+ Sử dụng các yếu tố bổ trợ để tăng tính thuyết phục.
+ Kết thúc thư với lời kêu gọi hành động.
* Thực hành viết
1. Chuẩn bị viết
Trao đổi về công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm là mục đích chhung của văn bản thư mà bạn sẽ thực hành viết. Do mục đích cụ thể đa dạng nên đề tài viết cũng phong phú. Bạn có thể viết thư gửi người thân hoặc bạn bè để trao đổi, mong người nhận đồng tình với mình về một vấn đề nào đó trong công việc, cuộc sống; gửi một nhà thơ, nhà văn chia sẻ điều bạn nghĩ về sáng tác của họ hoặc một vấn đề văn học. Bạn cũng có thể viết thư gửi đến một công ti để xin tài trợ trang thiết bị học tập cho học sinh vùng khó khăn hoặc đến một cơ quan chức năng để kiến nghị một việc có liên quan đến đời sống của cộng đồng.
2. Tìm ý và lập dàn ý
a. Tìm ý
Tuỳ vào mục đích viết cụ thể mà bạn có thể đặt ra những câu hỏi khác nhau để tìm ý. Tuy nhiên. Dựa trên yêu cầu của kiểu bài, có thể hình dung một số gợi ý áp dụng cho nhiều bức thư khác nhau.
- Người nhận thư là ai và có quan hệ như thế nào với người viết thư? Người nhận thư có những đặc điểm gì?
Thư có đối tượng tiếp nhận cụ thể; đó có thể là cá nhân (người thân, bạn bè, nhà thơ, nhà văn,…) với những đặc điểm riêng biệt về tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, vốn sống, tâm lí, niềm tin, giá trị sống, vị thế, quan hệ với người viết,…; hoặc đại diện của một cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động liên quan đến công việc cần trao đổi. Trong bức thư tham khảo, người viết the và người nhận thư có mối quan hệ gia đình, thân thuộc (chị - em). Qua chi tiết được tác giả bức thư kể lại, có thể thấy người nhận thư cũng là người có ý thức về nguồn gốc của một sản phẩm và vấn đề đời sống của con người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm đó.
- Thư trao đổi công việc hay vấn đề gì và nhằm mục đích gì?
Nội dung thư và mục đích viết có liên quan mật thiết với nhau. Trong bức thư tham khảo, tất cả các nội dung được người viết kể ra đều hướng đến việc mong người nhận chia sẻ, đồng cảm với quan điểm của mình về sự cần thiết phải khuyến khích những hình thức kinh doanh chân chính để giúp người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm được nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống.
- Nội dung của bức thư triển khai theo trình tự nào? Trình tự đó có liên quan như thế nào với mục đích viết thư.
Thư có bố cục rất linh hoạt, đặc biệt có thể thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào tính chất của nó. Nếu có tính chất chân mật thì thư có thể bắt đầu bằng những lời thăm hỏi. Nếu có tính chất trang trọng thì thường bắt đầu ngay vào nội dung công việc hay vấn đề cần trao đổi.
- Để phục vụ cho mục đích chủ yếu, người viết dùng những yếu tố bổ trợ nào?
Dù mục đích viết thư là gì thị bạn cũng cần chú ý sử dụng các yếu tố bổ trợ một cách hiệu quả.
b. Lập dàn ý
Từ những ý tìm được ở trên, bạn sắp xếp thành một dàn ý hợp lí. Bố cục của văn bản thư không thành khuôn mẫu, nhất là một bức thư có tính chất thân mật nhưng vẫn thường có ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Mở bài: Nêu được công việc hay vấn đề cần trao đổi. Với một văn bản thư không đòi hỏi tính chất nghi thức, có thể bắt đầu bằng một vài ý thăm hỏi thân tình.
- Thân bài:
+ Triển khai các nội dung phù hợp với mục đích viết thư.
+ Sử dụng các yếu tố bổ trợ tuỳ thuộc vào tính chất của bức thư: thân mật hay trang trọng.
- Kết bài: Nêu lại công việc hoặc vấn đề cần trao đổi dưới hình thức tóm tắt và thể hiện mong muốn được người nhận thư chia sẻ, đồng tình, ủng hộ.
2. Viết
Ngôn ngữ sử dụng trong thư phụ thuộc nhiều vào mục đích viết thư và mối quan hệ giữa người gửi và người nhận. Vì vậy, cần xem xét các yếu tố đó một cách thoả đáng để có ngôn ngữ phù hợp.
Dù viết thư cho một đối tượng gần gũi hay chưa quen biết, nhằm trao đổi công việc hay một vấn đề đáng quan tâm thì văn bản thư cũng cần thể hiện tâm huyết, sự chân thành và những suy nghĩ có chiều sâu của người viết.
Tuỳ vào hình thức thư được lựa chọn (thư thông thường hay thư điện tử) mà thông tin ở đầu thư và cuối thư được trình bày theo đúng thể thức chung.
Bài viết tham khảo
Hà Nội, ngày … tháng … năm
Bạn của tôi!
Tôi rất vui được tham gia cuộc trò chuyện về một vấn đề quan trọng mà học sinh lớp 12 thường quan tâm. Một trong những vấn đề quan trọng nhất đó chính là việc lựa chọn ngành nghề và hướng sự nghiệp sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Việc chọn ngành nghề là một quyết định quan trọng và đôi khi khá áp đặt đối với nhiều học sinh. Đây không chỉ đánh dấu bước quan trọng trong sự nghiệp cá nhân mà còn ảnh hưởng đến tương lai và hạnh phúc của từng người.
Mình hiểu rằng việc lựa chọn ngành nghề không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều học sinh, có rất nhiều yếu tố cần xem xét như sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, cũng như triển vọng tương lai của ngành nghề đó. Việc tham khảo ý kiến từ người thầy cô, gia đình, và những người đã có kinh nghiệm trong ngành cũng rất quan trọng.
Đầu tiên, hãy bắt đầu với việc tự tìm hiểu về chính mình. Hỏi bản thân mình về sở thích, niềm đam mê và điều mình thực sự muốn làm trong tương lai. Sau đó, hãy nghiên cứu về các ngành nghề khác nhau, điều kiện để theo học, cũng như triển vọng tương lai của từng ngành. Hỏi ý kiến từ người thầy cô, gia đình và những người đã có kinh nghiệm trong ngành cũng là điều rất quan trọng.
Một khía cạnh không thể bỏ qua là trải nghiệm thực tế. Tham gia các hoạt động thực tế như thực tập, hoặc làm tình nguyện, cũng như tham gia các khóa học ngoại khóa có thể giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành nghề mà bạn hướng đến.
Để làm được điều đó, cần phải có một kế hoạch cụ thể. Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, làm sao để đạt được chúng, và hãy chuẩn bị tinh thần cho những thách thức mà bạn sẽ gặp phải trên đường đi.
Cuối cùng, đừng quên rằng ngành nghề không phải là tất cả. Chọn ngành nghề mà bạn yêu thích và sẵn lòng dành thời gian và công sức để phát triển sẽ là chìa khóa quan trọng cho một sự nghiệp thành công và hạnh phúc.
Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Bạn đã có kế hoạch cụ thể cho tương lai sau khi tốt nghiệp chưa? Hãy chia sẻ với tôi ý kiến của bạn về vấn đề này nhé. Rất mong được trò chuyện cùng bạn.
Trân trọng,
[Kí tên]
3. Chỉnh sửa, hoàn thiện
Đọc lại bức thư, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện. Cụ thể:
- Rà soát bố cục và nội dung; đảm bảo mỗi phần của bức thư đều được triển khai đáp ứng yêu cầu nêu trong dàn ý.
- Xem xét phong cách ngôn ngữ của văn bản, đặc biệt là cách sử dụng từ xưng hô. Để đảm bảo tính thân mật hay trang trọng nhất quán với mục đích viết và quan hệ giữa ngời viết với người nhận.
- Rà soát lỗi chính tả, dùng từ ngữ, đặt câu hỏi; lỗi về mạch lạc và liên kết trong mỗi đoạn văn và giữa các đoạn văn.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:
- Tranh biện về một vấn đề đời sống
- Củng cố, mở rộng trang 87
- Thực hành đọc: Sách thay đổi lịch sử loài người
- Tri thức ngữ văn trang 91
- Vội vàng
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT