Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước trang 122, 123 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Đề bài (trang 122 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

* Yêu cầu:

- Nêu được vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.

- Trình bày rõ vấn đề trên cả hai phương diện (cơ hội và thách thức), thể hiện được mối quan hệ qua lại giữa cơ hội và thách thức: trong cơ hội có thể có thách thức, trong thách thức có thể có cơ hội; sử dụng hiệu quả các lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho mỗi phương diện.

- Đề xuất được giải pháp để tăng cường cơ hội, vượt qua thách thức, góp phần đưa đất nước phát triển.

- Rút ra được ý nghĩa của việc thuyết trình: nâng cao nhận thức của mỗi người về những vấn đề có liên quan đến sự phát triển của đất nước

1. Chuẩn bị nói

a. Lựa chọn đề tài

Bạn cần lựa chọn một vấn đề thực sự có ý nghĩa đối với đất nước hiện nay, chẳng hạn: Vấn đề sản xuất nông sản sạch; Phát triển du lịch bền vững; Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào một số lĩnh vực đời sống; Tác động của quá trình đô thị hoá;…

b. Tìm ý và sắp xếp ý

Sau khi xác định được vấn đề, cần tìm ý và xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình. Để có hướng tìm ý, hãy nêu một số câu hỏi đi sâu và các mặt của vấn đề:

- Bản chất của vấn đề là gì?

- Vấn đề mang lại cơ hội hay đặt ra thách thức cho đất nước hoặc có tác động trên cả hai phương diện?

- Hai phương diện đó (cơ hội và thách thức) cần được trình bày như thế nào? Những lí lẽ, bằng chứng nào có thể dùng để chứng minh?

- Cần làm gì để phát huy cơ hội và vượt qua thách thức mà vấn đề đặt ra?

Sau khi tìm được đầy đủ các ý, hãy sắp xếp những ý tìm được một cách hợp lí thành dàn ý của bài thuyết trình, gồm đủ các phần Mở đầu, Triển khai, Kết luận.

2. Thực hành nói

- Mở đầu: Nêu vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước. Việc giới thiệu vấn đề để thuyết trình có thể thực hiện bẳng nhiều cách: kể một câu chuyện nhỏ, tóm lược một bản tin thời sự, đưa ra một kết quả nghiên cứu kèm theo số liệu thống kê, đưa ra một bức tranh hoặc bắc ảnh có tính chất gợi dẫn về vấn đề,…

- Triển khai:

+ Nêu khái quát bản chất của vấn đề và nhận xét cung về ý nghĩa của vấn đề đối với đất nước.

+ Phân tích cả tác động tích cực và tiêu cực của vấn đề. Tuỳ thuộc vào từng vấn đề cụ thể mà các ý nói về tác động tích cực hay tiêu cực được nhấn mạnh hơn. Trên thực tế, ít có vấn đề chỉ mang lại cơ hội hoặc chỉ đặt ra thách thức: trong cơ hội có thách thức, trong thách thức có cơ hội.

+ Dùng ngôn ngữ và các phương tiện hỗ trợ giúp người nghe nắm được một cách chính xác, chi tiết, đầy đủ về vấn đề

- Kết luận: Nêu ý nghĩa của việc thuyết trình về vấn đề

* Bài nói tham khảo:

Chào tất cả các bạn. Mình tên là…. Học lớp….. trường….. Hôm nay, mình xin trình bày về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào một số lĩnh vực đời sống.

AI là viết tắt của Artificial Intelligence có nghĩa là trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo. Đây là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.

Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính.

Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi,…

Tuy rằng trí thông minh nhân tạo có nghĩa rộng như là trí thông minh trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, nó là một trong những ngành trọng yếu của tin học. Trí thông minh nhân tạo liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng thông minh của máy móc.

Công nghệ AI lần đầu tiên xuất hiện bởi ông John McCarthy (một nhà khoa học máy tính Mỹ) vào năm 1956 tại hội nghị The Dartmouth. Ngày nay, công nghệ AI là một thuật ngữ gồm mọi thứ từ quá trình tự động hoá robot đến người máy thực tế. Công nghệ AI được chia làm 4 loại chính:

Loại 1: Công nghệ AI phản ứng

Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế

Loại 3: Lý thuyết trí tuệ nhân tạo

Loại 4: Tự nhận thức

Vậy, AI được ứng dụng thế nào trong cuộc sống hiện tại và tương lai

Trong ngành vận tải

Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trên những phương tiện vận tải tự lái, điển hình là ô tô. Sự ứng dụng này góp phần mang lại lợi ích kinh tế cao hơn nhờ khả năng cắt giảm chi phí cũng như hạn chế những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.

Vào năm 2016, Otto, hãng phát triển xe tự lái thuộc Uber đã vận chuyển thành công 50.000 lon bia Budweisers bằng xe tự lái trên quãng đường dài 193 km. Theo dự đoán của công ty tư vấn công nghệ thông tin Gartner, trong tương lai, những chiếc xe có thể kết nối với nhau thông qua Wifi để đưa ra những lộ trình vận tải tốt nhất.

Trong sản xuất

Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng để xây dựng những quy trình sản xuất tối ưu hơn. Công nghệ AI có khả năng phân tích cao, làm cơ sở định hướng cho việc ra quyết định trong sản xuất.

Trong y tế

Ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế là máy bay thiết bị bay không người lái được sử dụng trong những trường hợp cứu hộ khẩn cấp. Thiết bị bay không người lái có tốc độ nhanh hơn xe chuyên dụng đến 40% và vô cùng thích hợp để sử dụng ở những nơi có địa hình hiểm trở.

Trong giáo dục

Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo giúp tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực giáo dục. Các hoạt động giáo dục như chấm điểm hay dạy kèm học sinh có thể được tự động hóa nhờ công nghệ AI. Nhiều trò chơi, phần mềm giáo dục ra đời đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng học sinh, giúp học sinh cải thiện tình hình học tập theo tốc độ riêng của mình.

Trí tuệ nhân tạo còn có thể chỉ ra những vấn đề mà các khóa học cần phải cải thiện. Chẳng hạn như khi nhiều học sinh được phát hiện là gửi đáp án sai cho bài tập, hệ thống sẽ thông báo cho giáo viên đồng thời gửi thông điệp đến học sinh để chỉnh sửa đáp án phù hợp. Công nghệ AI còn có khả năng theo dõi sự tiến bộ của học sinh và thông báo đến giáo viên khi phát hiện ra vấn đề đối với kết quả học tập của học sinh.

Hơn nữa, sinh viên còn có thể học hỏi từ bất cứ nơi nào trên thế giới thông qua việc sử dụng những phần mềm có hỗ trợ AI. Công nghệ AI cũng cung cấp dữ liệu nhằm giúp sinh viên lựa chọn được những khóa học tốt nhất cho mình.

Trong truyền thông

Đối với lĩnh vực truyền thông, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo góp phần làm thay đổi cách thức tiếp cận đối với khách hàng mục tiêu. Nhờ những ưu điểm của công nghệ AI, các công ty có thể cung cấp quảng cáo vào đúng thời điểm, đúng khách hàng tiềm năng, dựa trên việc phân tích các đặc điểm về nhân khẩu học, thói quen hoạt động trực tuyến và những nội dung mà khách hàng thường xem trên quảng cáo.

Trong ngành dịch vụ

Công nghệ AI giúp ngành dịch vụ hoạt động tối ưu hơn và góp phần mang đến những trải nghiệm mới mẻ hơn và tốt hơn cho khách hàng. Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu, công nghệ AI có thể nắm bắt thông tin về hành vi sử dụng dịch vụ của khách hàng, từ đó mang lại những giải pháp phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.

Như vậy, xu hướng của sáng tạo công nghệ trên thế giới luôn chú tâm đến phát triển trí tuệ nhân tạo. Trong khoảng 5 đến 10 năm nữa, ngành công nghệ này sẽ thật sự đạt đến đỉnh cao. Hãy cùng chờ đợi những sáng tạo mới nhất của loài người về lĩnh vực này nhé.

Trên đây là ý kiến của tôi về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào một số lĩnh vực đời sống. Xin chân thành cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe.

3. Trao đổi, đánh giá

- Người nghe có thể nhận xét về sự cần thiết của vấn đề thuyết trình, độ chính xác của các thông tin; tính thuyết phục của các lí lẽ, bằng chứng; cách sử dụng ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ của ngiowif nói. Nếu có nội dung nào chưa rõ, có thể yêu cầu người nói giải thích thêm.

- Người nói cần làm rõ một số chi tiết trong bài nói theo yêu cầu của người nghe, trao đổi lại các ý kiến đánh giá về nội dung và cách thực hiện bài thuyết trình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác