Soạn bài Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn - cải biến - sáng tạo trong một tác phẩm văn học - ngắn nhất Kết nối tri thức
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn - cải biến - sáng tạo trong một tác phẩm văn học trang 115 → trang 122 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
* Yêu cầu:
- Giới thiệu chung về tác phẩm được lựa chọn; mối quan hệ giữa tác phẩm đó với tác phẩm mà nó đã chịu ảnh hưởng.
- Chỉ ra và phân tích được các phương diện, khía cạnh chủ yếu của sự tiếp nhận, chịu ảnh hưởng,... trong tác phẩm.
- Chỉ ra và phân tích được những điểm cách tân, sáng tạo của tác giả khi tiếp nhận ảnh hưởng từ tác phẩm khác.
- Đánh giá giá trị của tác phẩm xét trên phương diện tiếp nhận và sáng tạo dựa vào các dẫn chứng cụ thể.
* Phân tích bài viết tham khảo:
Văn bản: Mẫu gốc Sơn Tinh, Thủy Tinh và sáng tạo của Hòa Vang trong truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời
1. Giới thiệu về tác phẩm, mối quan hệ giữa hai tác phẩm thuộc hai kiểu loại văn bản.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh là thần thoại đã được truyền thuyết hóa, thời Hùng Vương.
- Tình huống hấp dẫn, hình tượng độc đáo, ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống.
2. Chủ đề và cốt truyện của hai tác phẩm: sự biến đổi, tính hợp lí của sự biến đổi.
- Sự biến đổi:
+ chủ đề hoàn toàn mới, vẻ đẹp bí ẩn, kì diệu của tình yêu, sự phong phú, phức tạp của tâm hồn con người.
+ xung đột mới: xung đột giữa Thủy Tinh và vua Hùng, xung đột giữa Thủy Tinh và đám thủy thần thuộc hạ, xung đột giữa bổn phận và khát vọng tình yêu trong tâm hồn Mị Nương.
+ Mâu thuẫn giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh đã hoàn toàn bị lược bỏ.
3. Nhân vật Thủy Tinh và những biến đổi so với mẫu gốc
Bị nỗi đau khố, nhớ thương giày vò, hành hạ, nếu có một phút giây chàng không kiềm chế được nỗi đau và điên cuồng triển hết sức mình động biển, thì cơn hồng thuỷ ấy sẽ tức khắc biến núi Tản, Phong Châu,... thành nghìn trùng sóng vô mãi mãi. Nhưng chưa bao giờ Thủy Tinh có mặt trong những cuộc báo thù của muôn loài thủy tộc vì nỗi sợ này: Tôi sẽ mất em, nỗi nhớ em, lòng mong muốn hướng về em, mất hết, mất vĩnh viễn...: Chỉ cần được nhớ thương, thậm chí đau khổ vì nỗi thương nhớ ấy, đối với chàng, cũng đã là hạnh phúc. Ngay trong cuộc trùng phùng mà Thủy Tinh ngày đêm mong ước, thậm chí coi đó là niềm hi vọng để sống, chàng vẫn một niềm gìn giữ, trân trọng hạnh phúc của người con gái mình yêu thương. Vì sự thanh thản của tâm hồn nàng, chàng có thể hi sinh mọi khát khao của riêng mình. Theo lời Mị Nương, chàng quay về biển cả, để nuôi giữ ngọn Hỏa Tâm nồng ấm cho đại dương mãi trong sạch, phóng khoáng, quyến rũ, tràn đầy tình yêu.
4. Sáng tạo mới về nhân vật của Hòa Vang so với truyền thuyết.
- Sơn Tinh: được miêu tả chi tiết, sinh động hơn, thể hiện rõ phẩm chất anh hùng: mạnh mẽ, quyết đoán, tài năng.
- Thủy Tinh: không còn là vị thần hung bạo, chỉ biết dùng vũ lực mà trở thành một người tình si, yêu say đắm Mị Nương.
- Mị Nương: được khắc họa nội tâm phức tạp, thể hiện sự thương cảm cho Thủy Tinh.
5. Dùng luận điểm bàn về ngôn ngữ nghệ thuật để kết luận
Truyện mang lại ánh sáng lung linh cho câu chuyện bằng lời kể giàu chất thơ, cảm hứng, lãng mạn. Lối nói du dương, câu văn nhiều vần điệu, đoạn văn ngân nga, giọng điệu trầm tĩnh, ấm áp,...
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (trang 120 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Theo tác giả bài viết, trong truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời, Hòa Vang đã kế thừa và làm biến đổi những phương diện cơ bản nào của “mẫu gốc”?
Trả lời:
Theo bài viết Mẫu gốc Sơn Tinh Thủy Tinh và sáng tạo của Hòa Vang trong truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời, tác giả Hòa Vang đã kế thừa và làm biến đổi những phương diện cơ bản sau của mẫu gốc:
* Kế thừa: cốt truyện, nhân vật, mô típ
* Biến đổi:
- Nhân vật:
+ Sơn Tinh: được miêu tả chi tiết, mạnh mẽ, quyết đoán, tài năng.
+ Thủy Tinh: một người tình si, yêu say đắm Mỵ Nương.
+ Mỵ Nương: được khắc họa nội tâm phức tạp, thể hiện sự thương cảm cho Thủy Tinh.
- Cốt truyện: bổ sung các chi tiết mới:
+ Lý do Mỵ Nương chọn Sơn Tinh: vì yêu mến phẩm chất của chàng.
+ Nỗi đau khổ của Thủy Tinh sau khi thua cuộc.
+ Hành động của Mỵ Nương để hàn gắn mối quan hệ giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
+ Thay đổi kết thúc: Không còn là cuộc chiến triền miên giữa hai vị thần mà hướng đến sự hòa giải, dung hòa.
Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Khi bàn về sự “biến đổi” của nhân vật ở truyện ngắn so với nhân vật ở “mẫu gốc”. theo bạn, tác giả bài viết đã có những phát hiện mới mẻ nào?
Trả lời:
Khi bàn về sự “biến đổi” của nhân vật ở truyện ngắn so với nhân vật ở “mẫu gốc”, tác giả bài viết đã có những phát hiện mới mẻ:
- Thủy Tinh: Từ vị thần hung bạo, độc ác trở thành một người tình si; sau khi thua cuộc, Thủy Tinh không chỉ ghen tuông, tức giận mà còn chìm trong nỗi buồn, sự thất vọng và tuyệt vọng.
- Mỵ Nương: Từ một công chúa chỉ biết tuân theo mệnh lệnh vua cha trở thành một người phụ nữ có nội tâm phức tạp.
- Sơn Tinh: mạnh mẽ, quyết đoán, tài năng, là người anh hùng bảo vệ bờ cõi.
Câu 3 (trang 120 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu nhận xét ngắn gọn về cách đánh giá của tác giả bài viết đối với những điểm sáng tạo của Hòa Vang trong việc biến đổi các yếu tố kì ảo.
Trả lời:
- Tác giả đã nhận định những điểm sáng tạo này như sau:
+ Tác giả bài viết đánh giá cao sự sáng tạo của Hòa Vang trong việc biến đổi các yếu tố kì ảo.
+ Những biến đổi này đã góp phần tạo nên một tác phẩm mới mẻ, độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả.
+ Cách đánh giá của tác giả bài khách quan, thuyết phục và có sức gợi mở cho người đọc.
Câu 4 (trang 120 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Qua việc tìm hiểu bài viết tham khảo, hãy chia sẻ thu hoạch của bạn trong việc rèn kĩ năng viết bài nghị luận về vấn đề vay mượn - tiếp thu - cải biến - sáng tạo trong một tác phẩm văn học.
Trả lời:
- Sau khi tìm hiểu bài viết tham khảo về vấn đề tiếp thu, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học, tôi có những thu hoạch sau đây để rèn luyện kỹ năng viết bài nghị luận về vấn đề này:
+ Phân tích được những yếu tố được tiếp thu, cải biến và sáng tạo trong tác phẩm.
+ Phân tích được tác dụng của những yếu tố đó đối với nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
+ So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa các tác phẩm về cách tiếp thu, cải biến, sáng tạo.
+ So sánh tác phẩm với mẫu gốc (nếu có) để làm rõ sự sáng tạo của tác giả.
* Thực hành viết:
a. Chuẩn bị viết
- Chọn một tác phẩm (thơ, truyện ngắn, truyện thơ, tiểu thuyết,...) có biểu hiện tương đối rõ sự vay mượn - biến đổi (hãy tiếp nhận - sáng tạo),... so với tác phẩm có trước.
- Chú ý chỉ ra được những phương diện vay mượn - biến đổi trong tác phẩm. Sắp xếp các dẫn chứng thông qua lập biểu khảo sát.
- Xác định phạm vi nội dung và trọng tâm bài viết (vấn đề nghị luận); đặt nhan đề cho bài viết của mình.
Một số gợi ý:
- Trong số các tác phẩm văn học viết mà bạn đã biết, có thể có những tác phẩm vay mượn cốt truyện, nhân vật, sự kiện, hình tượng,... từ một tác phẩm văn học dân gian.
Hãy nêu một vài ví dụ tiêu biểu.
- Nhiều tác phẩm văn học Việt Nam đã vay mượn cốt truyện, chịu ảnh hưởng ở các mức độ và phương diện khác nhau của tác phẩm văn học nước ngoài. Lựa chọn để trình bày về một trường hợp như vậy.
- Sử dụng điển cố là một trong những biểu hiện của hiện tượng vay mượn và cải biến trong tác phẩm văn học. Hãy trình bày về một trường hợp sử dụng điền cổ mà bạn cho là độc đáo.
b. Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý
Có thể tự đặt ra các câu hỏi xếp theo nhóm như sau để tìm ý:
- Có những thông tin nổi bật gì cần giới thiệu liên quan đến nhan đề, thế loại, tác giả, ý nghĩa của tác phẩm nguồn và tác phẩm chịu ảnh hưởng?
- Sự tiếp nhận có ý thức được thể hiện rõ trên những phương diện nào (thể loại, cốt truyện, điển cố,.. hay cảm hứng, quan điểm, phong cách,...)? Trong đó, phương diện nào cần được đặc biệt nhấn mạnh?
- Bạn nhận diện sự tiếp nhận (chịu ảnh hưởng, vay mượn) dựa trên những yếu tố hoặc cơ sở nào?
- Tác dụng, ý nghĩa của sự cải biến, cách tân là gì?
- Nên đánh giá về mức độ, phạm vi, tính chất,... của sự vay mượn và biến đổi như thế nào cho thỏa đáng?
* Lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn các thông tin về tác giả, tác phẩm, trọng tâm vấn đề (khía cạnh nào của sự vay mượn - biến đổi) mà bài viết bàn luận.
- Thân bài: Cần triển khai các ý chính sau đây:
+ Nhận diện về phạm vi, tính chất của việc tiếp nhận, chịu ảnh hưởng.
+ Phân tích, đánh giá sự vay mượn, tiếp nhận, chịu ảnh hưởng trên các phương diện cụ thế.
+ Phân tích, đánh giá những điểm biến đổi, sáng tạo của tác giả trong quá trình vay mượn.
Lưu ý: Việc sắp xếp hệ thống ý chính cần linh hoạt, phụ thuộc vào ý tưởng triển khai mạch nghị luận. Ví dụ, có thể sắp xếp theo cấu trúc: các phương diện chỉ vay mượn mà không biến đối, vay mượn nhưng biến đổi một phần, vay mượn về mặt hình thức nhưng biến đổi hoàn toàn về nội dung,...
- Kết bài: Ý nghĩa của việc tìm hiểu về sự vay mượn và biến đổi trong tác phẩm. Nêu đánh giá chung và hướng khám phá, tìm tòi tiếp theo.
c. Viết
- Triển khai các ý thành một hoặc một vài đoạn văn. Chú ý sự phù hợp về dung lượng (độ dài) của ý chính (vay mượn - biến đổi) và các ý phụ.
- Hệ thống các dẫn chứng (trích dẫn, số liệu thống kê,..) gắn với từng luận điểm cần rõ ràng, xác đáng. Biết trích dẫn ý kiến từ các tài liệu tham khảo một cách hợp lí, trình bày theo đúng quy định.
- Tổ chức liên kết hệ thống ý một cách chặt chẽ.
- Lựa chọn từ ngữ thích hợp, nhất là hệ thống các từ ngữ thể hiện sự so sánh, đánh giá.
Bài viết tham khảo
“Mỗi nghệ sĩ ngôn từ chân chính đều góp vào kho tàng văn hoá nhân loại cái độc đáo của riêng mình. Nhưng cái độc đáo thể hiện trong các tác phẩm của bậc thầy này hay bậc thầy khác đó, lại có mối liên hệ năng động với những cái do các nhà văn khác sáng tạo”. Đây là câu nói quen thuộc về mối liên hệ mang tính tất yếu trong sáng tác văn học. Truyện Kiều của Nguyễn Du được sáng tạo dựa trên Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt.
Bản thân chủ đề tư tưởng của Kim Vân Kiều truyện bộc lộ minh bạch ngay từ lời thuyết minh của tác giả ở đầu mỗi chương truyện. Tư tưởng của Kim Vân Kiều truyện là đề cao phẩm chất đạo đức của nhân vật Kiều theo khuôn khổ đạo đức Nho giáo, câu chuyện Tài mệnh tương đố là phương tiện để tác giả tài tử - giai nhân chuyển tải mục đích tối cao đó: Qua rất nhiều bất hạnh và những xung đột mâu thuẫn phức tạp xen kẽ nhau dó, tác giả xây dựng từ nhiều mặt nghiêng, nhiều góc độ tính cách bi kịch của Vương Thúy Kiều, tỏ bày nhiều phương diện phẩm chất tốt đẹp trong tính cách của nàng, giành được sự đồng tình sâu sắc của mọi người. Nói về tư tưởng của Nguyễn Du, về chủ ý của ông khi kể Đoạn trường tân thanh trước hết là nói về các triết lí chủ yếu mà ông tâm đắc và thấy câu chuyện về nàng Kiều trong Kim Vân Kiều truyện là một minh chứng, ông thể hiện nó ở quan điểm đánh giá đối với các sự kiện, nhân vật khi kể chuyện. Trong Đoạn trường tân thanh, tư tưởng của Nguyễn Du trước hết thể hiện ở triết luận chữ tài — xuyên suốt tác phẩm và là nội dung quan trọng nhất. Đăng lên một triết luận chua chát ở đầu và cuối tác phẩm, đặt nhân vật Thúy Vân trong thế đối sánh với nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du bày tỏ thái độ không thừa nhận tư tưởng tài mệnh tương đố và gợi người đọc băn khoăn về một nghĩa khác của chữ tài. Tài mà Nguyễn Du dùng để nói về Kiều (Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau) nếu hiểu là tài năng thì không thể lí giải nguyên nhân nỗi khổ của đời Kiều, nếu hiểu tài là tình thì chưa đủ thuyết phục vì Tam Hợp đạo cô đã từng nói Kiều khổ vì sắc sảo khôn ngoan cộng thêm với một chữ tình. Khi lí giải bằng tư tưởng triết học Trung Quốc đời Tống vể chữ tài cùng với quan niệm của người xưa về tài trong Từ điển Từ Hải (tài: tài năng/ thảo mộc chi sơ/lực), có thể hiểu rằng: Tài mà Nguyễn Du muốn nói là nguyên nhân nỗi khổ của Kiều (khi xung khắc với Mệnh) chính là năng lực sống (theo triết học đời Tống: Tính ví như mặt nước phẳng/ Tình là mặt nước nổi sóng, va động/ Tài là lực làm cho mặt nước nổi sóng). Chính vì ham muốn sống mà những nhân dục” trong Kiều không phù hợp với “thiên lí” đương thời nên xã hội ấy vùi dập nàng là điều đương nhiên. Bản thân Nguyễn Du cũng nhận thấy ở con người thời đại một sức sống nồng nhiệt, say mê mà phần lớn là không được cuộc đời đáp ứng, cất tiếng kêu mới về khúc đoạn trường của Kiều cũng là cất lên tiếng nói thời đại...Tất nhiên cách hiểu này cũng chỉ là tương đối và cũng là một cảm nhận của người viết mà thôi.
Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học Việt Nam, là bông hoa rực rỡ trong vườn hoa văn học thế giới. Sự vay mượn, cải biến và sáng tạo của Nguyễn Du đã góp phần tạo nên giá trị trường tồn của tác phẩm.
d. Chỉnh sửa, hoàn thiện
- Đọc lại và kiểm tra bài viết cẩn thận, từ chỉnh thể văn bản đến chi tiết là câu văn; chú ý các yêu cầu cụ thể của kiểu bài.
- Kiểm tra tính logic của mạch ý đã triển khai; tính hợp lí của dẫn chứng; sự khách quan trong bàn luận, so sánh, đánh giá,... về mức độ vay mượn, tiếp thu, sáng tạo của tác giả.
- Rà soát, chỉnh sửa các lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp; kiểm tra sự liên kết giữa các câu trong đoạn và giữa các đoạn trong bài viết.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:
- Trình bày về việc vay mượn - cải biến - sáng tạo trong một tác phẩm văn học
- Củng cố, mở rộng trang 123
- Thực hành đọc: Bến trần gian
- Tri thức ngữ văn trang 130
- Nhân vật quan trọng
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT