Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 62 - ngắn nhất Kết nối tri thức
Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 62, 63 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.
1. Lập luận trong văn bản nghị luận
- Lập luận là sử dụng lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc về một vấn đề. Giá trị của văn bản nghị luận được quyết định bởi ý nghĩa của vấn đề đặt ra (luận đề) và nghệ thuật lập luận (cách dùng lí lẽ và bằng chứng) của người viết.
2. Các thao tác được sử dụng trong văn bản nghị luận
- Văn bản nghị luận thường dùng các thao tác như chứng minh, bình luận, bác bỏ để phục vụ trực tiếp cho mục đích thuyết phục. Chứng minh là dùng lí lẽ và bằng chứng giúp người đọc thấy rằng ý kiến được nêu là hoàn toàn có cơ sở, đáng tin cậy. Tuỳ đề tài cụ thể, người viết chọn bằng chứng từ thực tế cuộc sống hoặc từ tài liệu khoa học, báo chí, tác phẩm văn học, nghệ thuật... Bình luận là đánh giá về sự đúng - sai, hay - dở, tốt - xấu, tích cực - tiêu cực của một quan điểm, ý kiến, sự việc, hành động ... nhằm thể hiện rõ chủ kiến của người viết. Bác bỏ là chỉ ra sự sai lầm, phiến diện hoặc thiếu chính xác của một quan điểm, ý kiến, từ đó củng cố điều được người viết xem là lẽ phải, chân lí.
- Bên cạnh đó, văn bản nghị luận cũng có thể dùng những thao tác như giải thích, phân tích, so sánh giúp làm rõ các khía cạnh của vấn đề nghị luận.
+ Giải thích là cắt nghĩa về đối tượng (sự vật, hiện tượng, khái niệm...) một cách chi tiết, tỉ mỉ, tạo điều kiện cho người đọc hiểu rõ vấn đề được bàn luận trong văn bản.
+ Phân tích là chia tách đối tượng thành nhiều bộ phận, giúp người đọc nhìn thấy rõ hơn các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố tạo nên nó.
+ So sánh là đặt đối tượng này bên cạnh đối tượng khác để nhận ra điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng, qua đó, làm nổi bật nét đặc thù của đối tượng được bàn luận.
Trong bài văn nghị luận, các thao tác trên đây thường được phối hợp với nhau một cách linh hoạt nhằm đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất.
3. Lỗi logic của câu
- Câu mắc lỗi logic là câu có sự mâu thuẫn trong nội dung biểu đạt hoặc vênh lệch giữa các vế câu xét trên phương diện hình thức. Ví dụ: Hội chợ quốc tế lần này có sự tham gia của các công ti đến từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po (Singapore) và nhiều nước châu Âu khác. Câu này đã vô tình mặc định rằng: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po là những nước châu Âu. Điều này khiến cho câu hỏng về logic.
4. Lỗi câu mơ hồ
- Câu mơ hồ là câu khiến người đọc có thể hiểu theo những cách khác nhau. Ví dụ: Tôi đồng ý với những đánh giá về truyện ngắn của ông ấy. Khó xác định câu này muốn đề cập những ý kiến của ông ấy đánh giá về truyện ngắn hay có những ý kiến của người khác đánh giá về truyện ngắn do ông ấy sáng tác.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:
- Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
- Năng lực sáng tạo
- Mấy ý nghĩ về thơ
- Thực hành tiếng Việt trang 78
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ)
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT